Vào những năm 1978, một thi sĩ đất Quảng đã viết một bài thơ trong đó có một câu đầy ý nghĩa :
Tôi yêu Trung hoa vì một lẽ sau cùng
Đất nước có thơ Đường và liễu rũ
Thơ Đường và liễu rũ là những nét đáng yêu của đất nước Trung Hoa mà không nơi nào có được .Có một áng thơ Đường được nhiều người ưa thích xin được trích và dịch để cùng thưởng thức :
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Trương Kế
Dịch xuôi :
Chiều tối trăng lên cùng với tiếng quạ kêu trong màn sương dày đặc .
Ngư phủ đốt lửa bên bờ sông gió lạnh ngủ vùi trong giấc sầu cô quạnh
Từ ngoại thành Cô Tô có ngôi chùa Hàn San .
Nửa đêm tiếng chuông chùa gióng lên đánh thức ngư phủ quay thuyền trăng trở về .
Dịch thơ : (*)
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài, cập bến , sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nủa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Nguyễn Hàm Ninh
Một bản dịch khác của Tản Đà :
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài ,cây bải, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Cả hai bản dịch trên đều rất tuyệt và rất hoàn chỉnh về ý và vần . Song đáng tiếc là thi sĩ đã bỏ sót hình ảnh khách giang hồ quay thuyền về lúc nửa đêm về sáng khi được tỉnh thức bởi tiếng thu không chùa Hàn San
Tiếng chuông chùa đã thức tỉnh giấc mộng giang hồ ( thay trời hành đạo ) của chủ thể trữ tình trong bài thơ .Hình ảnh khách giang hồ quay thuyền về lúc nửa đêm (hay là hư ảo nửa đêm )là một động thái tỉnh thức .Cao Bá Quát trong một bài hát nói cũng có những ý thơ tương tự :
"...Yên ba thâm xứ hữu ngư châu
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu
Đem mộng sự đọ với châu thân thời cũng hệt ..."
Bài thơ của Trương Kế diễn tả tâm trạng của một lữ khách giang hồ đang dong rủi trong chốn phong ba , mang hoài bảo giúp đời , chợt nghe tiếng chuông chùa đánh thức ,cõi lòng cảm thấy thảnh thơi , thanh tịnh .
Xin phép các cụ cho kẻ hậu bối được trải lòng mình :
Quạ kêu ,trăng rụng ,sương đầy
Ngư ông đốt lửa ngủ vùi gió sông
Cô Tô thành ngoại cửa Không
Chuông khuya đánh thức thuyền trăng khách về (**)
*****
(*) Bài thơ nầy có nhiều người nhầm là của cụ Tản Đà
(**)Khi ngư phủ cập bến đốt lửa trên bờ sông thì trăng vừa lên . Nhưng khi khách rời bến , quay về thì trăng đã ở đỉnh đầu và tỏa sáng cả một vùng sông nước mênh mông .Nên trên đường về thuyền chở đầy trăng . Trong nhà thiền có câu " Ngàn sông có nước ngàn trăng hiện . Muôn dặm không mây muôn dặm trời "
.
Anh dịch bài thơ và bình rât tuyệt vời.Tiếc một điều là anh bỏ sót xuât xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ PKDB của TK.
Trả lờiXóaHv thân .Anh nghĩ xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ thì wikipedia đã có ghi rất kỹ . Ở đây anh chỉ muốn giới thiệu một cách dịch khác , một cảm nhận khác , một cái nhìn khác về bài thơ " Phong kiều dạ nguyệt ". Bài thơ nầy đã có nhiều người dịch nhưng phần lớn đều bỏ quên chữ "đáo "trong câu cuối .Trong khi đông tác quay thuyền về cộng với âm thanh tiếng chuông bộc lộ tâm trạng thảnh thơi thích thảng sau một nỗi buồn cô quạnh .
Trả lờiXóa