Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

NGHĨ VỀ PHƯƠNG TIỆN VÀ CỨU CÁNH

  Cứu cánh biện minh cho phương tiện là mệnh đề được lập đi lập lại như một châm ngôn hành động . Nếu cứu cánh biện minh được cho phương tiện thì hóa ra tất cả mọi phương tiện đều tốt ( Tous les moyen sont bon )?!

   Phương tiện ví như con đường đưa ta đến cùng đích . Cũng như đạo là con đường dẫn đến thánh triết . Cứu cánh của việc tu trì , hành đạo là giải thoát . Hành giả muốn đạt đến trạng thái NIẾT BÀN TỊCH DIỆT thì phải đi trên tám con đường CHÁNH  ( bát chánh đạo ) . Vậy giữa phương tiện và cứu cánh có một tương quan mật thiết . Phương tiện tốt mới đạt mốc tốt . Đôi đũa là phương tiện gắp thức ăn đưa vào miệng ; nếu đũa bẩn thì mục đích cuối cùng của việc ăn uống sẽ không tốt . Bàn tay là phương tiện để làm biết bao nhiêu việc ; nhưng nếu với BÀN TAY BẨN ( main sale) thì chỉ tạo ra ác nghiệp .
   Suy rộng ra trong cuộc nhân sinh , để được tồn tại , duy trì sự sống ai ai cũng phải có một nghề để sinh nhai . Nghề nghiệp được coi như phương tiện để độ nhật mưu sinh . Tự thân của nghề không xấu chỉ có con người hành nghề xấu ! Nghề nào cũng có cái ĐẠO  của nó - xưa gọi là ĐẠO NGHỆ . Làm nghề mà không giữ đạo của nghề thì dù có tồn tại cũng không trở thành người đúng nghĩa !
Nghề làm chính trị   vốn dĩ là nghề cao quý vì nó ảnh hưởng đến vận mạng ủa quốc gia , dân tộc . Làm chính trị mà sai lầm sẽ đưa cả dân tộc xuống vực thẳm !Sai lầm lớn nhất trong chính trị là dùng phương tiện bẩn : LỪA MỊ , DỐI TRÁ  với dân , ĐÀN ÁP , KHỦNG BỐ , THỦ TIÊU ... các thành phần đối kháng !

    Làm khoa học , nghiên cứu phát minh , sáng chế những tiện ích cho đời sống . Đạo đức lương tâm của nhà khoa học là làm sao bảo đảm được yếu tố an toàn - khi phát hiện sản phẩm có lỗi kỹ thuật hoặc sai sót có nguy cơ gây tai nạn  cho người tiêu dùng thì phải tức tốc thu hồi ngay !
  Nghề làm thầy thuốc mà không có y đức thì dễ trở thành kẻ sát nhân có bằng cấp !
 Làm kinh tế mà không có tài vạch ra kế sách phát triển bền vững thì chỉ làm xâm hại môi trường , làm ô nhiễm môi sinh ; đã không kinh bang tế thế mà còn đưa đất nước trở thành yếu kém nghèo đói!

      Vậy thì , luận điệu cho rằng  mọi phương tiện đều tốt  cho một cứu cánh  nào đó , là hồ đồ , lấp liếm , bao che cho hành động thiếu lương thức . Với bàn tay bẩn , phương tiện bẩn ...sẽ không bao giờ có kết cục sạch . Không thể đem cứu cánh để biện minh cho phương tiện ; vì cứu cánh nào cũng mang dấu tích của phương tiện ! Vả lai , cứu cánh hay mục đích tối thượng còn ở phía trước ...

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

KHỔ NHI TRI


               "Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió 
             Cũng chỉ trong vòng bể thảm thôi "
      Chúng ta xuôi ngược trong cuộc đời chẳng khác nào chiếc thuyền đơn độc ngược xuôi trong bể khơi .Trừ những bậc thấu thị , đạo gia ..tất cả chúng ta khôn dễ gì ngộ ra rằng :" đời là bể khổ " . Không ít ai đó một lần đối mặt với một nỗi khổ đau cùng cực , khốn khó ê chề - tử biệt sinh ly , sa cơ thất thế , bức bối cùng đường ,...
 Do khốn khổ mà ngộ ra lẽ đời , lẽ đạo thì hẳn đó là khổ nhi tri .

   TRI không có nghĩa đơn thuần là BIẾT mà còn có nghĩa là NGỘ , là GIÁC , là THỰC CHỨNG . khốn nhi tri hay khổ nhi tri là khốn khổ cùng cực mà ngộ ra chân lý cuộc đời :" đoạn trường ai có qua cầu mới hay " ( Nguyễn Du ). Sinh nhi tri là cái biết nhờ thiên bẩm - sinh ra đã biết - của bậc thượng trí . Học nhi tri là cái biết của hạng bình thường - học mà biết -  Còn khổ nhi tri là cái biết do khốn cùng khổ sở mà ngộ ra chân lý thứ nhất trong 4 chân lý : KHỔ, TẬP , DIỆT , ĐẠO .
 Thấy , biết được sự thật khổ đau ( khổ đế ) mới tìm hiểu nguyên nhân gây ra khổ đau ( tập đế) và từ đó tìm kiếm con đường tu tập để hóa giải nguyên nhân gây ra khổ đau ( đạo đế ) và cuối cùng đạt thành tựu an lạc ( diệt đế ) . Nói "ĐỜI LÀ BỂ KHỔ " vì có muôn vàn nỗi khổ trong cuộc sống thường nhật : khổ do sinh , lão , bệnh , tử ; khổ do cầu mà không được , khổ do yêu mà phải xa , khổ do ghét mà phải gần ,..vv.. Tất cả những khổ đau đều giống nhau ở chỗ gây ra phiền não . Cảnh ngộ khổ đau giống nhau khi người trong cuộc buông xuôi để cho buồn đau , phiền não tha hồ gặm nhấm , tàn hại thân tâm . Vì không hiểu quả đời này là nhân của đời trước nên để khổ đau đè trên thân phận ; lại đâm ra hờn cha oán mẹ , than trời trách đất .
     Đã mang lấy nghiệp vào thân 
  Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa "
Đã là định nghiệp thì không thể thay đổi được số phận nhưng có thể chuyển hóa bằng thái độ của người trong cuộc . Thái độ tích cực nhất là chấp nhận thực tại khổ đau một cách kham nhẫn và chịu đựng . Nhờ khổ mà giác ngộ được lẽ vô thường và vì thấy được vô thường mà chấp nhận vô ngã . Vô ngã tức là mọi sự vật trên đời vốn không có tự tính , nhờ duyên vào nhau mà hiện hữu : Cái này có thì cái kia có ; cái này không thì cái kia không . Từ khổ đi đến vô thường , vô ngã là một tiến trình tâm : Thấy , biết , sáng , đạt . Nói gọn lại là KHỔ NHI TRI !
   Tu trong đạo Phật chính là rèn luyện trong đau khổ ( khổ tu ) . Chính vì vậy mà các Thích tử ( con Phật ) tự xưng là bần tăng . Thân bần chứ đạo không bần . Khổ đau , khốn đốn là nghịch cảnh của người tu . Tu trong nghịch cảnh chẳng khác nào trong nồi lửa bỏng mà chuyển thành kim cang bất hoại . Hoa mai kia phải chịu cái rét buốt của những đêm đông giá mới tỏa được hương thơm ngát vào mùa xuân .
   "Chẳng trải một phen xương lạnh buốt 
  Hoa mai đâu dễ ngát hương đưa "

   Khổ nhi tri là cách giáp mặt cuộc đời , chấp nhận khổ đau để nhận ra chân lý . 
  Để xây dựng nghiệp đế cho nhà Trần , Trần Thủ Độ bất chấp mọi thủ đoạn , làm những việc thương luân bại lý như ép Trần Thái Tông ( Trần Cảnh ) cháu ruột của mình lấy chị dâu là vợ của Trần Liễu - đang mang thai . Trần Cảnh đau khổ , chán ngán nên bỏ cung điện ngôi báu , đang đêm vượt sông Bình Than lên chùa Hoa Yên  trên núi Yên Tử xin thiền sư Phù Vân cho xuất gia . 
Thiền sư hỏi : Bệ hạ đến đây làm gì ? 
Nhà vua nói : Ta đến đây để chỉ cầu làm Phật , không làm gì khác  ( duy cầu tác Phật , bất cầu tha Phật ) .
  Thiền sư khuyên vua : Bệ hạ nên trở về cung để thực hiện ĐẠO trong ĐỜI . Trong núi không có Phật . Phật ở trong tâm . Tâm yên tỉnh mà giác ngộ ấy là chân Phật . 
Nhà vua ngộ ra và trở về cung tích cực chăm lo việc nước !
Xem ra trong cảnh đau khổ mà bị bức ép nên nhà vua đã giác ngộ được điều thứ nhứt trong 8 điều giác ngộ của bậc đại giác . 
   
    Lý Huệ Tông bị Trần Thủ Độ ép nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng  ( Vợ Trần Cảnh ) nên cũng  vào chùa xuống tóc đi tu . Thủ Độ thấy Huệ Tông đang nhổ cỏ ở sân chùa buông lời bóng gió " nhổ cỏ phải nhổ tận gốc " . Lý Huệ Tông  ra sau chùa treo cổ tự tử . Tiếc cho Lý Huệ Tông đã vào chùa , đã xuất gia đầu Phật mà chưa " đắc thành ư nhẫn " cho nên khổ mà vẫn chưa ngộ ra lẽ đời lẽ đạo !

  Trong truyện Kiều của Nguyễn Du , Thúy Kiều đã trải qua " Mười lăm năm ấy biết bao là tình " , biết bao điều tủi nhục ,...cuối cùng đã ngộ ra : " tu là cội phúc , tình là dây oan " . Trong buổi Kim Kiều tái hợp , cả nhà đều khuyên Kiều chắp nối mối tình dang dở với chàng Kim nhưng Kiều một mực chối từ và xin lập một am tranh sau vườn để tu cho hết kiếp phong trần . 
    
      Nhờ quá khổ đau mà nàng Kiều mới ngộ ra được " tình là dây oan " và " tu là cội phúc "!

     Như vậy , khổ đau nghịch cảnh mới là bậc thang cho người trí dũng nhưng là vực thẳm cho kẻ yếu mềm . Đối mặt với khổ đau cuộc đời để giác ngộ được chân lý chính là khổ nhi tri !  
Cùng một ý trên , thi sĩ Pháp Alfred De Musset cũng đã nói :
"Rien ne nous rend si grand qu'une grande douleur "
(Không có gì làm cho ta trở nên cao đại bằng một nỗi khổ đau khôn cùng ! ) .


  

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

LÃNH ĐẠO QUỐC GIA PHẢI LÀ MỘT HIỀN TRIẾT


      Platon - triết gia Hy lạp - cho rằng một LÃNH ĐẠO QUỐC GIA PHẢI LÀ MỘT HIỀN TRIẾT . Platon cách chúng ta gần 3 ngàn năm song tư tưởng của ông có lẽ vẫn không hề cũ trong thời đại của chúng ta .
      Theo quan niệm của Platon , một hiền triết lãnh đạo phải hội đủ 3 điều kiện tâm lý :
1/ Lòng nhân đức công chính ( Justice )
2/Sự khôn ngoan ( Sagesse)
3/ Lòng can trường dũng lược ( courage )
Quan niệm trên gần giống với quan niệm " Nội thánh ngoại vương " của đông phương cổ đại . Cổ thời , một người thánh thiện hoàn hão đòi hỏi phải có 3 tác dụng tinh thần : lý trí , tình cảm , ý chí . Lý trí là sự khôn ngoan hiểu biết ; tình cảm là lòng yêu thương con người , yêu thiên nhiên ...; còn ý chí là hành động do lương thức mách bảo khác với hành động mù quáng kiểu duy ý chí .
Lịch sử của những thời đại hoàng kim đã xuất hiện những nhà lãnh đạo hiền triết đã đưa đất nước và dân tộc họ đi đến bến bờ văn minh thịnh vượng . Ấn Độ có Thánh Gandhi , Singapore có Lý Quang Diệu , Nhật bản có Minh Trị Thiên Hoàng , Anh Quốc có Churchill , Hoa kỳ có Jefferson , Donald Trump , ....
Việt Nam thời Lý Trần đặc biệt các vị vua đầu nhà Lý trong số đó có vua Lý Thánh Tông . Trong con người của vua Lý Thánh Tông có đầy đủ 3 tác dụng tinh thần là Ý , TÌNH ,CHÍ . Theo nhận định của nhà bác học Hoàng Xuân Hãn thì vua Lý Thánh Tông là " Vua ta đầu tiên có óc lập một đế quốc với danh hiệu ngang với một nước thiên tử , đặt quốc hiệu là Đại Việt ..." . Theo Việt sử lược , Vua Lý Thánh Tông từ thuở thiếu thời đã thông kinh truyện , sành âm luật , sở trường về vũ lược . Vốn sẵn tư chất thông minh lại mẫn cảm với thời thế , nhà vua biết chọn một mô thức xã hội , một định chế chính trị đáp ứng nhu cầu về CÁI TOÀN DIỆN phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân . Nhu cầu thiết yếu của dân tộc ta lúc bấy giờ là THỐNG NHẤT Ý CHÍ ĐỂ HÀNH ĐỘNG trong hoàn cảnh khắc nghiệt : Bắc đánh Tống , Nam bình Chiêm . Nhà lãnh đạo quốc gia thời ấy vừa tích cực hành động vừa thiết lập cái toàn thể nhất quán để hướng dẫn hành động . Muốn có được cái toàn thể nhất quán không thể chọn một bỏ một mà phải dung thông dung nhiếp mọi luồng tư tưởng khác biệt . Tinh thần Tam giáo đồng nguyên là giải pháp tối ưu cho sự sinh tồn và phát triển của đất nước . Các khoa thi tam giáo đã tuyển chọn được biết bao hiền tài , làm phong nhiêu cho nguyên khí quốc gia . Bản thân của nhà vua vừa làu thông kinh truyện của Nho gia , vưa am tường tư tưởng uyên thâm của Lão giáo ,vừa thấm nhuần giáo pháp của nhà Phật . Đặc biệt là nhà vua không độc tôn một loại tư tưởng nào . Mọi tư tưởng trái chiều đều được quy về một chỗ , trăm cách nghĩ khác nhau đều thống nhất cùng nhau ( Đồng quy nhi thù đồ , nhất trí nhi bách lự ) . Đó là nền chình trị đa nguyên đầu tiên xuất hiện sớm nhất trong lịch sử tư tưởng Việt Nam . Nhà vua vốn là con nhà Phật song vẫn đề cao tư tưởng tu - tề - trị - bình của Nho gia . Xem ra tam giáo đồng nguyên , vạn pháp nhất lý là căn nguyên ý thức hệ dân tộc thời Lý . Ý thức hệ này bén rễ từ THIỀN HÀNH ĐỘNG của thiền sư Vạn Hạnh . Theo tôn chỉ của thiền hành động , Vạn Hạnh thiền sư nhập cuộc tích cực vừa lo đạo , vừa lo đời , vừa nhập định theo lồi thiền tông , vừa tụng chân ngôn theo lối mật tông ; vừa hành động , vừa thiết lập cái toàn thể nhất quán để hướng dẫn hành động ; vừa xuất , vừa xử , vừa đi ra thiên nhiên vừa đi vào sinh hoạt quần chúng ; vừa giúp đời vừa giữ được KHÔNG lý .
Nhờ có lòng nhân đức , công chính mà vua Lý Thánh Tông đã đề cao chính sách ÁI DÂN , HUỆ DÂN , THÂN DÂN . Thay vì dùng hình luật để trấn áp , trừng trị như các hôn quân bạo chúa ,Lý Thánh Tông đã đem lòng yêu thương để giáo hóa con dân . Sách sử đã ghi lại một câu chuyện : Nhân một năm rét đậm , Vua Lý Thánh Tông bảo các quan hầu cận rằng:" Trẩm ở trong cung ngự, sưởi than thú , mặc áo hồ cừu mà còn rét thế này huống chi những tù phạm giam trong ngục phải chịu trói buộc , cơm không có đủ ăn , áo không có đủ mặc ; vả lại có người xét hỏi chưa xong , gian ngay chưa rõ , nhỡ rét quá mà chết thì thật là thương lắm". Nói rồi vua truyền lấy chăn chiếu phát cho tù nằm và mỗi ngày cho 2 bữa ăn . Nhà vua từng bảo các quan tòa rằng " Lòng trẫm yêu dân như yêu con trẫm vậy . Hiềm vì trăm họ ngu dại làm càn phải tội , trẫm lấy làm thương lắm . Từ này về sau tội nào cũng phải giảm nhẹ bớt đi ".
Và sau cùng là lòng can trường dũng lược . Vua Lý Thánh Tông đã từng thân chinh đi đánh dẹp giặc Chiêm quấy nhiễu ở bờ cõi phương Nam . Cuộc chiến dai dẳng , gian khổ và đầy hiểm nguy nhưng nhà vua vẫn kiên trì để đạt thắng lợi cuối cùng .
Tất cả những thuộc tính kể trên của một hiền triết lãnh đạo suy cho cùng đều xuất phát từ lý tưởng cao đẹp - từ tấm lòng yêu nước thương dân! ,

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Hồ Ngọc Đại , một nhân vật hiển dị hoặc chúng

   
    Giáo sư Hồ ngọc Đại đã từng gắn chặt đời mình với GD. Ông đã bỏ cả tuổi xuân để sang học ở Liên Xô ( cũ ) rồi đến Trung Quốc làm nghiên cứu sinh , học tập nghiên cứu khoa công nghệ GD ( công nghệ GD thực nghiệm ). Sau 1975 , ông về nước tổng kết công trình nghiên cứu và mở trường tư thục thực nghiệm công nghệ GD - mà cái chính là dạy đánh vần kiểu mới . Bốn mươi năm sau , chương trình thử nghiệm mới được thẩm định và chính thức gia nhập chương trình hiện hành ( đã được cải cách từ năm 2000).
    Non 40 năm âm thầm lách luật , nay vừa công khai bạch hóa với bộ sách Tiếng Việt 1 , bỗng bị dư luận phản ứng dữ dội . Phản ứng về nội dung sách và phản ứng về những câu phát ngôn kỳ lạ chưa từng nghe trong lịch sử GD !

   Trong thiên hạ có những cuồng sĩ nói ra những điều kỳ lạ , quái gỡ, cố tình tạo ra cái mới gọi là cách tân ( thật ra là chỉ làm mới cái cũ ) gọi là lập dị để mê hoặc người đời . Trong nhà Phật cũng có loại sư " hiển dị hoặc chúng " . Nay trong giáo dục cũng có một ông giáo sư Hồ Ngọc Đại cũng nói ra như thế !
Trong nhiều phát ngôn có sắc thái sấm ngôn , huyền bí , giáo sư Hồ Ngọc Đại đã làm dư luận choáng ngợp , kinh hoàng .

 -  Hồ Ngọc Đại nói :" Trẻ con phải học những thứ chưa ai được học . Giáo dục hiện đại là làm sao trở thành chính nó , không noi gương ai ". Thật là tù mù khó hiểu ! Những thứ CHƯA TỪNG CÓ  là thứ mà NHÂN LOẠI CHƯA HỀ CÓ  chăng ? Cái ham muốn TRỞ THÀNH CHÍNH NÓ  cũng là không tưởng . Hữu thể ( con người cũng như vạn vật ) vốn dĩ không có tự tính . Tính thể vốn là không . Hiện thực vừa trở thành  tính thể lập tức tự hủy diệt ngay để một thể tính khác tựu thành . Liên lỷ và miên tục . Cho nên trở thành chính nó hay gì gì thì cũng sẽ tiếp tục trở thành . Hạt mầm phải được phá vỡ thì cây mới ra cây .

- Hồ Ngọc Đại nói :" Nhiều người hiện nay thường dạy con theo kiểu noi gương các bậc thánh hiền , còn tôi thì không . Bởi nó là NỀN GD ĐẦY ẢO TƯỞNG " ( Ông còn nói không được đem quá khứ để dạy lớp trẻ ). Cách nói này mặc nhiên phủ nhận truyền thống , hủy hoại văn hóa . Trong khi GD là một trong nhiều nội hàm của văn hóa và có nhiệm vụ kép với văn hóa . Văn hóa lại là phần hồn của một nước . Văn hóa cũng là văn minh và cũng là GD . Đối với văn hóa GD có nhiệm vụ kép :" GD vừa xây dựng văn hóa cho ngày mai thụ hưởng , vừa vun bồi kế thừa truyền thống văn hóa của ngày hôm qua . Nói gọn là xây dựng cái mới và vun bồi , kế thừa cái cũ .
   Ý mới rút từ kinh nghiệm cũ
   Mai tàn lưu lại chút hương xưa
( "Nhậm vận tự sinh kim nhật ý
  Hàn hoa chi tác khứ mai hương" )

  Thánh hiền , tiền bối , biểu trưng cho thiện lành , biểu tượng chân , thiện , mỹ . Không noi gương họ thì noi gương ai? Miếu Khổng Tử nào cũng có thờ " thất thập nhị hiền ". Một nền GD đoạn tuyệt quá khứ mới là ảo tưởng !

- Hồ Ngọc Đại nói :"Phụ huynh KHÔNG ĐƯỢC CAN THIỆP  vào việc học của con cái ". Phát ngôn này xóa bỏ nguyên lý GD kết hợp với gia đình và xã hội . Thật ra vai trò của phụ huynh quan trọng không kém vai trò của Thầy Cô trong việc dạy trẻ . Đặc biệt là vai trò của người mẹ . Tiếng Mẹ đẻ là tiếng nói từ thuở nằm nôi . Mẹ còn di dưỡng tâm hồn của trẻ từ lúc còn thơ ...

   Hồ Ngọc Đại còn nói rằng 4 thời kỳ khoa học tiến bộ là : 1.0 hơi nước ; 2.0 máy nổ ; 3.0 máy tính ; 4.0 máy NGHĨ .
 Như ông nói thì vô tình ông ta đã xem con người là một cỗ máy !
Nói đến dạy học là nói đến cách nói làm sao cho người cho con người ta hiểu . Dạy mà nói nhiều quá , nghĩ xa vời quá , ... sẽ biến trẻ thành cụ non - cũng như già mà còn ấu trĩ !

  Công bằng mà nói , gs Hồ Ngọc Đại nặng lòng với lý tưởng GD , đã từ chối quan quyền nguyện làm thầy giáo dạy lớp 1 . Ông muốn đem lại niềm vui hạnh phúc cho trẻ bởi kiến thức là tri thức vui ( Savoir gai - Nietzsche ). Nhưng nhược điểm của ông là nói nhiều hơn làm . Những phát ngôn của ông cọng với phong cách trịch thượng của ông đã không phù hợp chút nào với một nhà giáo dục !
  Nguy hiểm nhất là não trạng tự cho mình vĩ đại , tự cho mình là vĩ nhân . Trong cấu tự chữ Hán có chữ XÚ  được cấu tự bằng chữ TỰ  và chữ ĐẠI .
 Đây cũng là bài học cho những trí thức khoa bảng mang thói HỌC PHIỆT !
 

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2018

THẢM HỌA HỌC PHIỆT trong CẢI CÁCH GIÁO DỤC !

 
   Trong nhiều năm nay , những cải cách chỉnh lý trong giáo dục cũng chỉ quanh quẩn việc thay đổi chương trình , thay sách giáo khoa , thay đổi quy chế thi , ..v..v ..
Đặc biệt năm học này ( 2018- 2019 ), việc cải cách GD mang tính công nghiệp rõ nét hơn với bộ sách giáo khoa Tiếng Việt 1 ( công nghệ giáo dục ) khiến dư luận xôn xao , phụ huynh hoang mang về cách đánh vần , dạy âm , dạy chữ . Giáo sư Hồ Ngọc Đại phân tích chi li nào là âm vị , âm tố , âm tiết ... Ông nói đã nghiên cứu thử nghiệm công trình này suốt 40 năm nay . Ông cho đây là một thành tựu to lớn về khoa ngôn ngữ học " CHƯA HỀ CÓ TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI " . Lịch sử nhân loại chưa hề có thì tổ tiên , ông bà , cha mẹ chúng ta làm gì có được ! Cho nên theo ông thì chỉ có ông và giáo viên dạy lớp 1 mới thực hiện được chương trình này ! Phụ huynh không được can dự vào việc học của con cái . Học sinh chỉ phải nghe theo lời cô giáo ; và cô giáo thì phải làm theo ý của giáo sư Đại !
  Ông Hồ ngọc Đại khẳng định rằng cách đánh vần cũ xưa nay tất cả đều trật ; " BỌN HỌC HÀM HỌC VỊ CŨNG TRẬT ". Ông tự hào là có bằng cấp học hàm học vị cao nhất - không những trong nước mà có tầm cở thế giới !
 Đích thị là thái độ ngạo mạn của một HỌC PHIỆT !

Quân phiệt là dùng sức mạnh quân đội để khuynh loát chính trường . Tài phiệt là dùng tiền bạc để khuynh loát thị trường ! Học phiệt là dùng bằng cấp , sở học để khuynh loát , áp đảo các trí thức khác !
Thảm họa học phiệt trong những lần cải cách giáo dục đã đưa nền GD VN vào con đường khủng hoảng không có đường ra . Sở dĩ ra nông nỗi này là do  các trí thức khoa bảng cấu kết với quan chức GD dựng lên các dự án cải cách GD để bán sách , thu lợi nhuận . Chủ dự án là các giáo sư , tiến sĩ ,...tự xưng là thánh , phán gì cũng đúng và không ai được quyền phản biện . Nhưng , càng cải cách càng trở nên lúng túng , rối rắm như gà mắc tóc . Nguyên nhân chính là chỗ chỉ chú trọng cải cách kỹ thuật , công nghiệp mà KHÔNG  cải cách TRIẾT LÝ , ĐƯỜNG HƯỚNG GD . Khởi điểm sai dẫn đến lầm đường lạc lối !

   Giữa đường hướng , triết lý GD và kỹ thuật GD có sự khác biệt rất lớn . Đường hướng , triết lý GD là tinh thần , là tư tưởng định hướng cho việc cụ thể hóa chính sách GD , hoạt động GD ; tổ chức học chánh , sử dụng phương tiện , thiết bị ,... Tâm lý học thực nghiệm , tâm lý sư phạm , tâm lý ngôn ngữ học ,..v..v.. phải được chi viện để phục vụ cho phương pháp GD . Còn kỹ thuật GD là cách thức tổ chức học chánh , học vụ , thí vụ , chế tác thiết bị , học cụ , học liệu ,..

   Cải cách có nghĩa là thay đổi , cải tiến . Nền GD Việt Nam rất cần thay đổi đường hướng GD dựa vào một TRIẾT LÝ GD ! Nền GD Việt Nam hiện hành dựa vào học thuyết xã hội học của Emil Durkheim ( 1856- 1917) . Tư tưởng của nhà xã hội học này đặt GD trên nền tảng xã hội , tách rời GD ra khỏi con người , ra khỏi tính cách đặc thù , ý thức cá nhân của mỗi con người . Vấn đề xã hội đặt lên hàng đầu . Vấn đề GD con người xem như một sự kiện xã hội . Theo Durkheim giáo dục đạo đức con người là tạo ra khuôn mẫu để uốn nắn , nhào nặn con người nhằm mục đích xã hội hóa cá nhân . Nhà trường là nơi cưỡng chế , áp đặt hs đi theo con đường vạch sẵn . " SẢN PHẨM CỦA NỀN GD NÀY LÀ MẪU NGƯỜI RẬP KHUÔN , THÍCH AN TOÀN , HAM CẠNH TRANH , MÊ GIẢI TRÍ , LƯỜI SUY NGHĨ " ( Krishnamurti ).
    Triết lý GD phổ biến nhất trên thế giới là triết lý nhân bản - lấy con người làm gốc . Mục tiêu GD là đào tạo ra một con người đúng với ý nghĩa đích thực của một con người . Trước hết phải là con người đúng nghĩa rồi mới tính đến nghề nghiệp , địa vị , chức danh ...
 Một nền GD chỉ đào tạo công cụ , chuyên viên , bỏ quên yếu tố con người , là nền GD phi nhân tính ! Thiếu nhân tính , thiếu lương tâm thì một bác sĩ có khi chỉ là kẻ giết người hợp pháp ; một luật sư là kẻ thay trắng đổi đen ; một chính khách là kẻ cơ hội , xôi thịt . Tách GD ra khỏi con người , ra khỏi tính đặc thù trong mỗi cá nhân sẽ dẫn đến triệt tiêu ý nghĩa của đời sống ! Đời sống thiếu ý nghĩa là đời sống không hạnh phúc . Neitzsche , một triết gia người Đức cho rằng :" Ý nghĩa của đời sống không ở trong sự duy trì hay tiến bộ của các chế độ mà ở trong các cá nhân " .
    Đường hướng , triết lý GD không thể thiếu trong bất kỳ cuộc cải cách GD nào . Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong cải cách GD là không tôn trọng nguyên tắc trên trong cải cách .

    Với tư tưởng chủ quan , nhà học phiệt Hồ Ngọc Đại đương nhiên cho mình có đủ tư cách để đưa chương trình cải cách vào Tiếng Việt 1 . Cùng quan điểm với Hồ Ngọc Đại có một ông khác cũng tự xưng là tiến sĩ và cũng có thái độ học phiệt không kém ông Đại . Ông tiến sĩ này cũng chưỉ ráo trọi tất cả " đám dân quê vô học " đến " đám trí thức trẻ trâu" . Ông mỉa mai " cuộc sống 4 ngàn năm của trâu " . Ông cho rằng " đặc điểm của nông dân VN là tư duy theo kiểu trâu ". Tất cả những ai phản biện , thắc mắc về phát kiến của ông Hồ Ngọc Đại cũng bị ông ta cho là " đồ ngu " . Ông tuyên bố không thèm tranh luận đối thoại với " đồ ngu " vì không muốn đem " đàn khảy tai trâu " !
   Thật đau lòng khi thấy trên diễn đàn văn chương , chữ nghĩa , lại râm ran toàn những lời sỉ vả thô tháo , bỗ bã như vậy ! Vì nguyên động lực nào mà các nhà học phiệt tỏ ra ngạo nghễ , thô lỗ như vậy . Không thể nói rằng vì lý do bảo vệ chân lý khoa học ! Bởi khoa học chỉ có thể tiệm cận với chân lý chứ không thể trùng khít với chân lý ! Cũng như có khi người ta nói "con kiến bò trên đất  " ; hoặc có khi người ta nói " con kiến bò dưới đất " ; cả 2 cách nói đều đúng vậy !

     Sống trong môi trường mà phần lớn con người ta đều tôn thờ chủ nghĩa duy lợi , đề cao giá trị vật chất , danh vọng , quyền lực ,... mà xem nhẹ giá trị tinh thần , đạo đức , lễ nghĩa ; nên xem ra ai cũng có thể tùy tiện vô lễ , tùy tiện hỗn láo , tùy tiện chửi thề , nói tục ,...

    Đó là sản phẩm của một nền giáo dục lạc lối ...quá xa !

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

TRÁI TIM NGƯỜI MẸ

   
Trái tim người Mẹ - một cõi huyền vi , một suối nguồn yêu thương vô tận , vô biên ...
    Một thi sĩ người Pháp đã viết một câu thơ rất đẹp , rất hay về trái tim  của người mẹ : " Ôi! Trái tim người mẹ ! Mỗi đứa con có một phần trong đó và tất cả bọn chúng đều có cả trái tim người Mẹ !" . Thật vậy , mỗi đứa con trong gia đình đều có một phần trong trái tim người Mẹ , và mỗi đứa đều sỡ hữu cả trái tim của Mẹ ! Một phần nhưng là tất cả , một phần nhưng vẫn trọn vẹn đủ đầy cho từng phần . Đấy là chỗ diệu kỳ trong trái tim của mẹ ! Chính vì không hiểu cõi huyền vi sâu thẳm nơi trái tim của Mẹ nên mới có chuyện phân bì , cà nanh , ... giữa các con (và người mẹ phải chịu tiếng " con yêu con ghét ").
    Mẹ thương con bằng cả trái tim mình nhưng mỗi đứa được thọ nhận một tình yêu khác nhau . Bởi vì tuy cùng một bọc sinh ra song mỗi đứa có riêng một định nghiệp , một căn trí khác nhau , một số phận khác nhau . Đứa thì gỏi giang tài trí , đứa thì kém cỏi chậm lụt . Đứa thì giàu sang may mắn , đứa thì nghèo khó bất hạnh . Tùy vào quả báo hoặc y báo phước báo mà mỗi đứa con của mẹ có một hoàn cảnh khác nhau . Và tùy theo hoàn cảnh của từng đứa con mà mẹ có cách thương yêu khác nhau ; nhưng dù cách nào cũng toàn tâm toàn ý . Suối nguồn yêu thương từ trái tim mẹ có nhiều sắc màu song vẫn có cùng một điểm chung trong cách thể hiện :
    - Lúc con còn thơ dại Mẹ dành mọi ưu tiên cho con
    - Lúc con đau ốm Mẹ thức trắng đêm để chăm sóc con
   - Lúc con đi xa , chưa về Mẹ tựa cửa ngóng trông con
   - Mẹ trăm tuổi vẫn thương con 80
   - Mẹ sẵn sàng hy sinh hạnh phúc riêng tư để cho con được hạnh phúc

  Trái tim người Mẹ là một biểu tượng cho một tình yêu thương không giới hạn , vô điều kiện và không có lần nào là lần cuối !
  Có lẽ vì vậy mà các tôn giáo lớn đều tôn thờ nguyên lý Mẫu :
   - Đức Mẹ Maria trong Ky Tô giáo
   - Đức Quan Thế Âm trong Phật giáo

   Và cũng có lẽ vì vậy mà trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc trên thế giới đã gặp nhau trong tiếng gọi MẸ :
   - Mẫu , Mama ( Hán )
   - Mère , Maman ( Pháp )
   - Mother, Mom, ( Mỹ )
   - Mế ( dân tộc thiểu số)
   -...
   Tình yêu gia đình , thân tộc , quê hương , tổ quốc , đồng loại ,...bắt nguồn từ tình yêu thương của Mẹ , (của Cha ) .

“Thượng đế không thể ở khắp mọi nơi nên người mới sinh ra người mẹ”.

 Kẻ nào không có lòng thương kính Mẹ - Cha thì kẻ đó không xứng đáng làm người !


Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

ĐỨC QUỐC XÃ THỨ 2

     


     Hành trạng của Tập Cận Bình trong mấy năm gần đây chứng tỏ ông ta đang dẫn dắt dân tộc Trung Hoa đi theo con đường đen tối của của Hitler hồi thập niên 30 . Đó là con đường kích động tinh thần dân tộc cực đoan để thực hiện giấc mộng bá quyền , thực hiện tham vọng lập lại trật tự thế giới , chia lại thị trường , soán đoạt ngôi vị lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ .
           Trong tiến trình đầy tham vọng đó , biển Đông là xuất phát điểm của một chuỗi hành động đầy mưu mô toan tính . Khả năng TQ là ĐQX thứ hai là thật hay không thật ?
          Lịch sử luôn luôn có những nếp gấp , lặp lại , cho nên nguy cơ và khả năng trên là có thật và không hề nhỏ . Lý do là có rất nhiều điểm tương đồng giữa chủ nghĩa ĐQX và chủ nghĩa CS .Mẫu số chung của hai chủ nghĩa nầy là thế chế toàn trị ( duy nhất chỉ có một đảng cầm quyền ) . Ở Đức vào những năm 1930 , đệ tam đế chế đặt dưới một chế độ độc tài , chịu sự kiểm soát của Hitler thì ở Nga đệ tam quốc tế của Lénin rồi Stalin đi theo chủ nghĩa toàn trị . Đảng Công nhân quốc gia Xã hội chủ nghĩa của Đức và đảng Công nhân quốc tế Xã hội chủ nghĩa của Nga chỉ khác nhau hai từ quốc gia và quốc tế . Con đường của nhà độc tài là con đường nhất thể hóa : Hitler sau khi được tổng thống Đức Paul Von Dinderburg bổ nhiệm chức thủ tướng , hắn ta bắt đầu loại trừ các đối thủ chính trị , củng cố và thâu tóm quyền lực , sáp nhập quyền hạn của tổng thống và thủ tướng làm một  . Còn Tập Cận Bình sau khi giữ chức Tổng bí thư cũng đã sáp nhập làm một chức tổng bí thư với chức chủ tịch nước ; và nhiệm kỳ đến hết đời  . Lời nói và hành động của nhà độc tài nào cũng xếp trên luật lệ , ngồi trên luật pháp . Ít có người biết chủ nghĩa quốc xã thoát thai từ chủ nghĩa Marx , dựa vào tư tưởng của Marx. Chính Hitler cũng từng thú nhận rằng ông đã học được nhiều điều , khi đọc chủ nghĩa Marx và thừa nhận rằng chủ nghĩa xã hội quốc gia hoàn toàn dựa trên lý thuyết của chủ nghĩa Marx . . Chính Goebbels - bộ trưởng tuyên truyền của ĐQX cũng công nhận :" Có rất ít khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản với các tuyên bố của Hitler ". Nói như cách nói của Shumacher -lãnh tụ dân chủ Xã hội Đức - rằng : " Người CS là ĐQX sơn đỏ và cả hai phong trào làm cho nhau tồn tại ".Sẽ có người thắc mắc vì sao có những điểm tương đồng như trên mà trong chiến tranh thế giới thứ 2 Liên Xô lại đứng về phe đồng minh chống ĐQX ? Ấy là vì sau nầy giới cử tri Đức đa phần không thích CS nên chủ nghĩa phát xít không còn nhấn mạnh đến sự tương đồng đó nữa , nhất là giữa hai quốc gia có sự bất đồng về quyền lợi kinh tế .
Ngoài những tương đồng về mặt tư tưởng , thể chế toàn trị ĐQX và Liên Bang Xô Viết rất giống nhau về bạo lực tập thể , bạo lực cách mạng để trấn áp những thành phần mà đảng cho là xấu xa , nguy hiểm . Phương tiện trấn áp cũng rất giống nhau : tổ chức các trại tập trung hủy diệt , thủ tiêu triệt để những tàn tích của xã hội cũ , đồng thời tạo ra " con người mới " với ý thức hệ mới . Trong cưỡng chế giáo dục , đối tượng mà cũng là nạn nhân chính là giới trẻ . Những tư tưởng tự do , dân chủ bị liệt vào loại " văn hóa đồi trụy " lạc hậu , phản động và thù địch . Có điểm khác biệt nhỏ là mục đích diệt chủng của ĐQX là để thanh lọc nòi giống ở châu Âu . Nhưng của cộng sản là nhằm mục đích tiêu diệt tư sản , giải phóng giai cấp vô sản . Riêng đối với Trung cộng là nhằm mục đích tôn sùng Hán tộc và hán hóa các dị tộc .Tuy tiểu dị mà đa đồng . Cả phát xít và cộng sản đều coi diệt chủng là phương tiện đe dọa , trấn áp hữu hiệu .

Goerge Matson cho rằng : " Marx là cha đẻ của nạn diệt chủng chính trị ". Hitler diệt chủng giống dân Do Thái . Lenin - người sáng lập đảng CS Liên Xô thực thi ý hệ Marxism thành Leninism đã là một sát thủ trong đấu tranh giai cấp .Lenin ra lệnh :"Treo cổ ít nhất 100 tên Cu -Lắc ( phú nông ). Bắn bỏ hết bọn con tin . Hãy để cho những người đứng cách xa hàng trăm dặm đều thấy rõ và run sợ " . Đến thời Stalin thành lập chủ nghĩa Stalin ( Stalinism) chủ trương bạo lực tập thể . Trại tập trung thực chất là trại giam tập thể được điều hành bởi cảnh sát mật . Stalin có thành tích giết hại hàng triệu người . Dân chúng Liên Xô rất vui mừng khi ông chết . Hitler , Lenin, Stalin, Mao trạch Đông ,...đều là môn đồ của Engels và Marx . Hai vị nầy đã cổ xúy cho cương lĩnh diệt chủng . Engels khẳng định :" Ba Lan không có lý do để tồn tại . Họ sẽ phải bị tiêu diệt vì họ đang tụt hậu quá xa nên không thể đưa họ đến cùng thời với cuộc cách mạng được ". Còn Karl Marx lý giải lý do diệt chủng :" Các chủng tộc và các giai cấp quá yếu để thích nghi với điều kiện sống mới nên họ phải nhường bước ..., họ phải bị tiêu diệt trong cuộc thảm sát của cách mạng " .

   Thế nhưng , có một điều khó hiểu và gây nhiều ngạc nhiên , thắc mắc là vì sao trước đại họa diệt chủng người dân vẫn giữ thái độ dững dưng thờ ơ , vô cảm trước các cuộc bạo hành tập thể , những trại tập trung hủy diệt ?Vì sao trong quan hệ giữa con người và con người như xóm giềng thân thiêt, bạn bè thâm tình , máu mủ ruột rà ,..lại có thể trở mặt với nhau dễ dàng như vậy ?Vì sao cả một dân tộc nhẫn nhục chấp nhận sự tàn độc , sự mất tự do , sự mất quyền con người ; luôn bị đàn áp , bị kiểm soát , bị khủng bố ,...? Đấy là vấn nạn thảm khốc nhất !Phải chăng vì trước tội lỗi của kẻ thủ ác đã không có một ai dám lên tiếng ! Albert Einstein cho rằng :" thế giới không bị hủy diệt bởi những kẻ làm điều ác mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả " .ĐQX nói riêng và chủ nghĩa toàn trị nói chung sở dĩ tồn tại là nhờ sức mạnh . Ở đây là sức mạnh cao trào của làn sóng thứ ba . Trong cơn sóng dồi , làn sóng thứ nhất còn yếu , làn sóng thứ hai mạnh vừa , làn sóng thứ ba mới là cực mạnh . Chẳng phải ngẫu nhiên mà ĐQX gọi tên đế chế của mình là "đệ tam đế chế "; còn CS LX thì dựa vào "đệ tam quốc tế " . Có 4 yếu tố về sức mạnh sau đây giúp phát - xít và Mac-xit tồn tại ;
  - Sức mạnh từ kỷ luật sắt
  - Sức mạnh từ cộng đồng ( đồng chí đồng hành gắn kết ...)
  - Sức mạnh từ chủ nghĩa hành động
  - Sức mạnh từ lòng kiêu hãnh
  Vũ khí sắc bén nhất là tuyên truyền và dối trá . Nói dối phải đúng kỹ thuật . Bộ trưởng tuyên truyền Goebbels cho rằng nói láo phải đúng thời điểm ( vào buổi tối ) và phải lập đi lập lại . Phải nói láo chuyện tày trời . Nói láo có kỹ thuật là những viên đạn thần thông của kỹ thuật tuyên truyền . Về kỹ thuật nầy TQ tỏ ra thâm độc và tinh xảo hơn LX. Về lòng kiêu hãnh và tự tôn dân tộc TQ cũng nổi trội hơn bất kỳ quốc gia nào . Ngay tên nước Trung Hoa cũng đã nói lên tính tự cao tự đại của dân tộc ( trung tâm tinh hoa thế giới ) . Mao Trạch Đông mượn chủ nghĩa quốc tế vô sản như một phương tiện để làm cuộc cách mạng vô sản lật đổ chế độ tư sản Tưởng Giới Thạch .Quốc tế vô sản chỉ là nhãn hiệu cầu chứng , bản chất vẫn là chủ nghĩa bành trướng , mở rộng đế chế Trung Hoa , biến các nước lân bang thành chư hầu . Từ ngàn năm trước , dân tộc VN đã từng là nạn nhân của chủ nghĩa bành trướng của họ . Những người kế vị Mao đều đi theo con đường vạch sẵn của Mao , con đường dân tộc cực đoan , kiêu hãnh về chủ nghĩa Đại Hán . Mấy năm gần đây TQ trổi dậy , hung hăng và ngang ngược tung hoành trên biển Đông bất chấp quốc tế công pháp . TQ muốn mặc nhiên cướp đoạt quyền hải hành , hải lộ của nhiều quốc gia . Steve Bannon có lý khi cảnh báo rằng " nếu Mỹ không kiềm chế sự trổi dậy của TQ , nước nầy sẽ đi theo con đường đen tối của Đ QX ". Và do đó chiến tranh thế giới có nguy cơ bùng nồ . Máu Đại Hán là máu xâm lăng và trộm cướp ! Hệ thống truyền thông của nhà cầm quyền TQ luôn tuyên truyền kích động lòng kiêu hãnh , máu tự tôn dân tộc trong dân chúng . Chiến tranh thế giới thứ 2 xuất phát từ lòng kiêu hãnh siêu nhân - chủng tộc siêu đẳng Aryan , dân tộc German . Biết đâu lòng kiêu hãnh tự tôn của Đại Hán có thể sẽ là ngòi nổ của đệ tam thế chiến .
       Tóm lại , TQ sẽ là ĐQX thứ 2 là khả năng thực hữu .Và nguy cơ chiến tranh thế giới thứ 3 là nguy cơ có thật . Nếu vậy thì thân phận đất nước VN , dân tộc VN sẽ ra sao . Đó cũng là câu hỏi vô cùng nghiêm khốc mà bất cứ người Việt nào còn lương tri , lương năng cũng phải dằn vặt , ray rứt .
Lịch sử đấu tranh với giặc phương Bắc một ngàn năm trước , cuối cùng ông cha ta luôn giành phần thắng . Nhưng một ngàn năm Bắc thuộc có vẻ như không nguy hiểm bằng 60 năm thuộc Hán . Đó phải chăng vì mối quan hệ nghiệt ngã :vừa là anh em , vừa là đồng chí , vừa là đồng tôn đồng tộc ( mà lại là kẻ cựu thù )
Nhưng nhờ vào HỒN THIÊNG SÔNG NÚI , nhờ vào CHÍ KHÍ QUẬT CƯỜNG chúng ta có quyền hy vọng dân tộc ta , nòi giống ta sẽ TRƯỜNG TỒN BẤT DIỆT !

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

QUỐC SỰ VÀ MỘNG SỰ


 
   
         Vừa rồi tôi được nghe nhà báo Nguyễn Xuân Nam giới thiệu về quyển sách " CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG ''dày 800 trang do một học giả lão thành 80 tuổi biên soạn . Lời kết của nhà báo có câu :" Không biết " Ai đem quốc sự làm rầy chiêm bao ""; cọng với con số 800 ( độ dày quyển sách ) và con số 80 ( niên kỷ của tác giả quyển sách ) đã cũng " làm rầy chiêm bao của tôi về QUỐC SỰ & MỘNG SỰ !
   
    Qua lời giới thiệu của nhà báo NXN  cuốn sách CQBĐ là một công trình dài hơi , hết sức công phu . Tác giả đã ghi chép những tài liệu xác tín về chủ quyền biển Đông và khẳng định rằng Việt Nam là quốc gia có chủ quyền lớn nhất ! Có lẽ vì vậy mà chuyện biển Đông cũng là chuyện của quốc gia VN . Câu kết luận của nhà báo " Ai đem quốc sự làm rầy chiêm bao " có hàm ý tán thán công đức của tác giả cuốn sách , đã vì chuyện nước non mà quên ăn quên ngủ , lao tâm khổ trí dù đã già nua tuổi tác .
  Từ Ai trong câu " Ai đem quốc sự làm rầy chiêm bao có dáng dấp ca dao với mô típ chữ Ai ở đầu câu  ( Ai đem con sáo sang sông ; Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang ; Ai đi bờ đắp một mình ,...) vừa tạo câu nghi vấn vừa tạo câu khẳng định !
  Mộng sự là mộng mị là chiêm bao trong giấc ngủ vùi !
  Quốc sự là việc nước ; chuyện nước non mình là chuyện tự nhiên như vốn có vậy . Làm người không ai không gắn bó với quê hương đất nước , với quê cha đất tổ . Nguyễn Trãi sau khi từ bỏ quan trường , về ẩn dật ở Côn Sơn , trong bài Tự Thán ông viết :
       Chắc chi thiên hạ đời nay 
     Mà đem non nước làm rầy chiêm bao "

    Dẫu biết răng thiên hạ người đời lòng dạ khôn lường ; cho dù không tin cậy lòng trung tín của thế nhân song ông vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm với nước cùng non .
Người quan tâm lo lắng quốc sự thường hay mất ngủ .Tỷ như Hưng Đạo Vương trong " Hịch tướng sĩ văn " đã bộc bạch tấm lòng thao thức của một chủ tướng :" Ta thường tới bữa quên ăn , nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt ,..." . Như vậy giữa QUỐC SỰ & MỘNG SỰ đối nghịch nhau trời vực . Thức và ngủ ngoài ý nghĩa sinh học còn có ý nghĩa về xã hội học . Người bàng quan với thời cuộc , hờ hững vô tình với việc nước , không quan tâm đến các sự kiện của đất nước là người không tỉnh thức - người luôn mê ngủ . Mê ngủ một phần do bản năng , một phần do bị ru ngủ dưới nhiều hình thức . Có nhiều hình thức ru ngủ thật tinh vi . Ngoài bả danh vọng còn có những trò giải trí , những thú vui ăn nhậu , những mode thời trang , ...Cụ Phan Bội Châu khi bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế , học sinh Quốc Học Huế đến mừng thọ Cụ 60 tuổi bằng một bài ca ; Cụ đáp lại bằng bài ca CHÚC TẾT THANH NIÊN  . Mở đầu bài thơ là ba từ Dậy , dậy , dậy ... Đó là tiếng chuông cảnh tỉnh thanh niên hãy tỉnh thức , hãy " đừng ham chơi , đừng ham mặc , đừng ham ăn , ..." hãy bỏ lối sống tầm thường quyết tâm tu dưỡng để theo con đường cứu nước , giải phóng dân tộc !

       Quốc sự hay việc nước luôn phải được đặt lên trên tất cả , bởi " Phép công là trọng , niềm tây sá nào " . Đất nước còn , còn tất cả ; đất nước mất , mất tất cả ! Mộng sự chẳng qua là giấc ngủ mộng mị . Con người ta quý ở miếng ăn giấc ngủ nhưng không thiêng liêng khẩn thiết bằng chuyện nước non mình ! Nhân gian có câu " Ham ăn thì lú , ham ngủ thì mê ! "

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

TRÍ THỨC NGÀY NAY

       
Giới trí thức ngày nay chung số phận bi đát cùng giới bình dân . Tiểu thương , nông dân , công nhân ,...muốn làm người tử tế , sống đời hiền lương cũng không dễ dàng gì nói chi đến trí thức . hai chữ trí thức tự nó vốn dĩ cao quý ; từ xưa được xếp hàng đầu trong tứ dân ( sĩ , nông , công , thương ) . Vì sao tình trạng trí thúc ngày nay khốn đốn như vậy ? Phải chăng trong một xã hội điên đảo , nhiễu nhương ,...thì mọi thứ đều không chính danh ; và vì bởi không chính danh mới ra nông nỗi !
   
      Ngày xưa những người có may mắn được học hành , hiểu nhiều , biết rộng ,...được gọi là KẺ SĨ  ( chữ kẻ không hề có ý gì khinh rẻ cả ) . Còn người tầm thường dốt nát , hèn kém thì người ta gọi là THẤT PHU. Cái học ngày xưa là Nho học . Cái học  này hàm chứa đạo học nên còn gọi là Nho giáo . Người thâm Nho gọi là Nho gia . Nho học không đơn thuần là tri thức mà còn là đạo đức và cả chính trị - chính trị diễn dịch từ đạo đức . Dạy đạo đức chính trị là dạy cách làm người  (cả cách làm Vua , cách làm quan , ...). Muốn đạt mục tiêu này thì từ thiên tử cho đến thứ dân phải qua cửa Khổng , sân Trình .
  Một khi đã hiển đạt , thành danh rồi thì kẻ sĩ có hai con đường để lựa chọn : xuất và xử . Nếu gặp minh quân thì "xuất ", gặp hôn quân thì "xử"- lui về ẩn cư mở trường dạy học , bảo tồn sĩ tiết . Dù xuất hay xử thì kẻ sĩ bao giờ cũng chánh tâm thành ý , cương thường , hiếu nghị . Giữa Vua và kẻ sĩ  có sự tương tác hài hòa . Vua có quyền , kẻ sĩ có học . cả hai cùng có CHUNG TRÁCH NHIỆM hợp tác để định quốc an dân . Có ba điều mà kẻ sĩ cấm kỵ :
    - Nghèo khó không thay đổi ( bần tiện bất năng di )
    - Giàu có không xa xỉ ( phú quý bất năng dâm )
    - Đứng trước bạo quyền không khuất phục ( uy vũ bất năng khuất )
  Kẻ sĩ được đa số dân chúng tin cậy , ca ngợi với nhiều mỹ từ SĨ KHÍ , SĨ HẠNH , SĨ TIẾT ,..
       Nho học đến thời Pháp thuộc được thay thế bởi tây học , chẳng còn ai mặn mà với " cái học nhà Nho " , bởi " mười người đi học chín người thôi " . Sau khi hòa bình lập lại , dưới thời VNCH những tinh hoa cổ học nói chung được kế thừa , bảo tồn và bồi đắp ...
  Ngày nay , Nho học cáo chung , kẻ sĩ không còn , sĩ khí sĩ hạnh cùng chung số phận .
     Trí thức ngày nay khác kẻ sĩ ngày xưa ở CÁI HỌC  ( nội dung giáo dục). Cái học ngày xưa không tách rời TRI THỨC với ĐẠO ĐỨC . Cái học ngày nay thì khoa học và đạo đức tách thành hai bộ môn . Bộ môn đạo đức diễn dịch từ chính trị ; lên đến đại học trở thành giáo trình " tư tưởng HCM". Về phương pháp học tập của Nho sĩ xưa cũng không cưỡng chế , áp đặt : học đi liền với vấn . Trong chữ học có bộ môn ngoài và chữ khẩu trong . Vào cửa Khổng sân Trình là phải hỏi ; hỏi thì phải hỏi cho ra lẽ ( thẩm vấn ) . Suy nghĩ thì suy nghĩ cẩn thận ( thận tư ) . Biện luận thì phải cho rõ ràng (minh biện ). Phương pháp giáo dục này hoàn toàn khác với phương pháp áp đặt , cưỡng chế , nhồi nhét buộc người học phải nghĩ một chiều , nhìn một hướng , nói cùng một kiểu , làm cùng một cách ,...Phương pháp GD này làm thui chột tính sáng tạo , độc lập , ...của người học .
    Số phận của kẻ sĩ xưa và trí thức nay đều thăng trầm theo từng giai đoạn lịch sử . Dưới thời Tần Thủy Hoàng , nho sĩ đã từng bị chôn sống vì chủ trương "phần thư khanh nho " ( đốt sách chôn nho ) ; rồi sau đó được phục hưng dưới thời Hán Cao Tổ . Ở VN thời cải cách ruộng đất , giới trí thức được coi là đối tượng nguy hiểm số một , cần phải " đào tận gốc , trốc tận rễ ". Ngày nay trí thức XHCN được nhiều ân sủng để làm nhiệm vụ " gác cổng bảo vệ chế độ ".  Do vậy nảy sinh sự phân hóa trầm trọng trong giới trí thức . Khái niệm về hai chữ trí thức không còn chính danh nguyên nghĩa như nó vốn có . Trí thức hiểu đúng danh nghĩa là người VỪA SỐNG ĐỜI TỈNH THỨC , VỪA ĐÁNH THỨC MỌI NGƯỜI CÙNG THỨC . Người trí thức phải ưu thời mẫn thế , phải luôn thao thức , quan tâm đến nhân tâm thế đạo , đến sự hưng vong của đất nước . Không phải hễ có học thức , có tri thức thì là người trí thức !
     Người trí thức cũng có 3 loại :Thiện trí thức , ác trí thức và ngụy trí thức . Ranh giới phân biệt 3 loại này cũng rất mong manh . Trong thời buổi vàng thau lẫn lộn khó lòng phân định ai chân ai  ngụy ai thiện ai ác . Do môi trường GD , do bối cảnh xã hội ,...loại ngụy trí thức chiếm đa số . Người ta châm biếm gọi giới này là " trí ngủ " hoặc "trí thức trùm chăn " . Trần Tế Xương mỉa mai , chua xót : " Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả , Tội gì ta thức một mình ta ". Những trí thức này sống cầu an , bàng quan , thờ ơ , lãnh đạm trước những bất công xã hội , trước tình hình của đất nước , ... Loại này chủ trương " không quan tâm đến chính trị " . Họ không hề biết đến câu " Quốc gia hưng vong , thất phu hữu trách".
  Loại nguy hiểm nhất là loại ác trí thức . Nguy hiểm là vì loại này có tài , nhưng thiếu cái tâm .Sở học , sở đạt , sở kiến của họ không dùng để giúp ích cộng đồng , phục vụ quốc gia dân tộc , mà dùng để mưu cầu danh lợi bằng con đường a dua , xu nịnh . Họ là những cố vấn mẫn cán của quan chức và các nhà đầu tư  . Họ là những cánh tay nối dài của quyền lực . Họ là những nhà văn , nhà báo bẻ cong ngòi bút , đổi trắng thay đen . Họ là những nhà giáo không có lòng yêu thương học sinh - vì hiện tại và vì cả tương lai của các em! Giáo sư Lý Linh - người Trung Quốc đã cảnh giác về mức độ nguy hiểm của loại trí thức này . Ông cho rằng loại nảy mang trong đầu rất nhiều điều không tưởng , họ chỉ thực sự hữu dụng khi nằm ngoài quyền lực và giữ vai trò phê phán nhà cầm quyền . Khi có quyền lực trong tay họ sẽ trở nên nguy hiểm , thậm chí thảm họa cho quốc gia . Ông viết " Giới trí thức , với mắt bén , đầu sáng , có thể trở nên độc tài hơn bất cứ ai . Đặt gươm đao phủ vào tay họ , thì kẻ đầu tiên mất mạng sẽ chính là những trí thức khác" . Bọn học phiệt thường dùng học vị của mình để phế truất , bôi đen những thiện trí thức . Dân gian có câu " cả vú lấp miệng em " là vậy . Điển hình như giáo sư lão thành Vũ Khiêu đã lợi dụng chức danh , học vị của mình tiếp tay cho Đỗ Minh Xuân bôi bẩn truyện Kiều . Vừa rồi có một ông giáo sư , hiệu phó trường ĐH KHXHNV tiếp tay với công an đưa một Sv của mình vào tù ; một ông hiệu trưởng khác  làm ngơ trước cảnh GV của trường bị một phụ huynh bắt quỳ gối . Loại " trí thức " này có học mà không có hạnh , có sĩ mà không có khí , có phẩm mà không có tiết !
  Làm Thầy mà không bảo vệ cho quyền lợi chính đáng cho học trò của mình . Làm quản lý mà không bảo vệ được danh dự cho nhân viên của mình . Làm báo mà tiếp tay với nhà sản xuất đầu độc người dân như trường hợp báo tuổi trẻ ra một quảng cáo thông báo là nước C2 , rồng đỏ an toàn cho người sử dụng , trong khi C2 và rồng đỏ có lượng chì vượt ngưỡng cho phép 4 đến 9 lần ! Những trường hợp trên đây  rõ ràng là điển hình của loại ác trí thức !

      Giới trí thức dù bị phân hóa , khốn đốn cỡ nào cũng vẫn còn giá trị cố hữu của 2 chữ trí thức . Muôn đời trí thức vẫn còn giữ tinh thần của tầng lớp của mình . muôn đời trí thức vẫn là người cầm bó đuốc tinh thần của nhân loại ; nắm giữ vai trò dẫn dắt quần chúng ; lãnh trách nhiệm lãnh đạo tinh thần của dân tộc . Phải nhớ rằng " Quốc gia hưng vong , thất phu hữu trách " huống chi là sĩ phu !
   

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

GIÁ TRỊ TINH THẦN CỦA MỘT QUỐC GIA

                   

      Trong thời đại bốn biển một nhà , năm châu một chợ thì giá trị tinh thần của một quốc gia hiện ra rõ rệt . Chính giá trị này làm nên thể diện , bản sắc , tư cách của một quốc gia , một dân tộc . Giá trị tinh thần của một quốc gia không phải do tuyên truyền, quảng cáo mà có được . Nó được sở hữu nhờ dư luận quốc tế đúc kết rồi tặng dữ cho quốc gia đó .

      Dư luận các nước trên thế giới mỗi khi nói đến nước Mỹ người ta nghĩ đến giá trị THỰC DỤNG & NHÂN BẢN  . Nói đến nước Nhật người ta nghĩ đến CAN TRƯỜNG &TRUNG THỰC . Nói đến Singapore người ta nghĩ đến nghĩ đến MÔI TRƯỜNG XANH SẠCH ĐẸP , v..v... Không phải quốc gia nào cũng có giá trị tinh thần . Không nhất thiết hễ là nước lớn , đất rộng, dân đông thì có giá trị. Ngược lại một nước nhỏ , đất hẹp , dân ít vẫn có thể có giá trị tinh thần .
  Tỷ như Singapore - một làng chài bé nhỏ , một đảo quốc thưa dân - đã tạo thành điểm đến lý tưởng cho mọi người trên khắp các châu lục .
  Còn như Trung Hoa đất rộng , dân đông nhất thế giới - đứng thứ nhì về cường quốc kinh tế mà vẫn không thấy ai tặng dữ cho một giá trị tinh thần gì . Giá trị của một con người cá thể cũng vậy . Không phải hễ to con lớn xác , chức rộng quyền cao là trở nên vĩ nhân , thánh hiền ...; không phải cứ nhỏ con thấp bé , dân đen nghèo khổ thì là tiểu nhân , hèn kém ! Tiếng Pháp phân biệt rất rõ giữa cái lớn của cơ bắp và cái lớn của tinh thần . Vạm vỡ to cao thì là HOMME GRAND  ( người khổng lồ ) ; còn người làm nên việc lớn - vĩ nhân - thì là GRAND HOMME . Như vậy thì vĩ nhân hay thánh nhân khônghề lệ thuộc vào cơ bắp !
    Công bằng mà nói Trung Hoa cổ đại có một nền văn minh tối cổ , không kém gì Hy Lạp , Ấn Độ . Trung Hoa xưa tuy không có triết gia nhưng có nhiều đạo gia , pháp gia , chiến lược gia . Với bách gia chư tử - nhiều quốc gia châu Á nhờ ảnh hưởng Khổng giáo , Nho gia mà trở nên hùng mạnh . Cuộc đại cách mạng văn hóa của Trung Hoa ( tháng 5/1966 đến tháng 10/ 1976 ) đã tiêu diệt nền văn hóa cổ thay vào đó là tư tưởng Mác- Lê xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa . Khí thế hừng hực của cuộc cách mạng văn hóa này diễn ra một cách quyết liệt , cực đoan và đầy bạo lực đã thủ tiêu hoàn toàn những giá trị cũ của nền văn minh Trung Hoa xưa !
  Kể từ khi giá trị của trí thức bị hạ thấp đến mức " không bằng cục phân " thì cơ bắp và bạo lực lên ngôi . Trung Quốc từ đó trở nên hung hăng kiêu ngạo - vừa tự tôn vừa tự ti - nảy sinh hận thù giai cấp ! các cuộc chiến tranh xâm lược được tiến hành bằng con đường khai thác lòng hận thù . Năm 1979 Đặng Tiểu Bình xua quân xâm lược Việt Nam . Một nhà thơ bộ đội sau cuộc phản công chống Tàu năm đó đã sáng mắt về ông " bạn vàng 4 tốt " đã thất vọng :
   Tôi yêu Trung Hoa vì một lẽ sau cùng 
   Đất nước có thơ Đường và liễu rủ 

    Thật ra Trung Hoa xưa không chỉ có thơ Đường và liễu rủ mà còn có rất nhiều thứ còn đáng yêu nữa ! Càng yêu Trung Hoa xưa bao nhiêu ta càng ghét TQ nay bấy nhiêu . Trung Quốc - hay nói đúng hơn là nhà cầm quyền TQ - càng trỗi dậy , càng bành trướng ,...càng trở nên đáng ghét . Không những các quốc gia nạn nhân mà các quốc gia khác trên thế giới cũng chán ghét TQ. Đáng ghét  nhất của TQ là " nói một đường , làm một nẻo ". Miệng thì bô bô " trỗi dậy trong hòa bình " , " giữ gìn hòa bình ổn định " mà thực tế là dã tâm thâu tóm , thôn tính ; ỷ lớn tả xung hữu đột , đi hà hiếp các nước nhỏ lân bang .
    Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng TQ không có TƯ CÁCH LÀ MỘT QUỐC GIA ; vì danh từ quốc gia đúng nghĩa thì phải TUÂN THỦ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ . Tồn tại ngoài vòng pháp luật thì sao gọi Quốc Gia . Đã được gọi là luật pháp thì người thi hành luật và cả người làm ra luật phải tôn trong nó . TQ đã coi phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về đường lưỡi bò biển Đông là bằng 0. Ngay như luật về quyền sở hữu trí tuệ - được công pháp quốc tế công nhận - TQ cũng coi như không ! Cho nên ăn cắp công nghệ , làm hàng nhái ,...là nghề của Trung Quốc .
  TQ  có quá nhiều tham vọng đến nỗi như điên rồ - mà điên rồ nhất là muốn soán ngôi nước Mỹ đoạt quyền lãnh đạo thế giới ! Nếu GIẤC MƠ TRUNG HOA  thành tựu thì liệu Tập Cận Bình và nhà cầm quyền TQ -  một gã khổng lồ homme grand - có đủ tư cách để lãnh đạo thế giới không ?
   
   Tóm lại , giá trị của một quốc gia , một dân tộc có được là nhờ sự kết hợp , hô ứng của nhà lãnh đạo đất nước với người dân . Lãnh đạo tốt thì cán bộ tốt , cán bộ tốt thì dân chúng tốt .
  Muốn có một xã hội công chính trong một quốc gia văn minh thịnh vượng thì dân chúng cần nhà lãnh đạo phải là nhà hiền triết chứ không phải là nhà độc tài thống trị !

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG CON CHÓ RƠM

     

    Ngày xưa bên Tàu có tục lệ kết những con chó bằng rơm để làm cúng phẩm ( lễ vật ). Khi chưa được bày lên bàn thờ để cúng thì những con chó rơm này được bao bọc bằng gấm vóc rất đẹp và được trân quý cất kỹ trong rương trong tủ với tất cả sự thiêng liêng kiêng nể . Nhưng kịp khi lễ tất ( cúng xong ) thì người ta liền liệng ngay nó ra đường , mặc tình cho kẻ đi qua người đi lại đá đạp lăn lóc ( năm khi mười họa cũng có người lượm nó về làm mồi nhen lửa nhóm bếp ). Qua đây đã thấy cái thói tục bội bạc , phũ phàng của con người . Lão Tử trong chương 5 của Đạo Đức Kinh đã răn dè Vua chúa tránh thói bội bạc này :
        Thiên hạ bất nhân , dĩ vạn vật vi sô cẩu
         Thánh nhân bất nhân , dĩ bách tính vi sô cẩu

         TRỜI ĐẤT BẤT NHÂN COI VẠN VẬT NHƯ CHÓ RƠM 
         THÁNH NHÂN BẤT NHÂN COI THIÊN HẠ NHƯ CHÓ RƠM 

    Trời đất ở đây có nghĩa là tạo hóa - dân gian thường gọi là con Tạo ( thử xem con Tạo xoay vần đến đâu).Còn chữ bất nhân có nghĩa là VÔ TƯ , VÔ TÌNH ( không có tình thương như kiểu con người ) không tư vị với vật nào trong vạn vật - thản nhiên đối với vạn vật ! Người đời vì không hiểu đạo trời , luật trời nên thương hay than trời trách đất . Mỗi khi khốn cùng thì thường kêu trời ! Một học sĩ tài danh dũng lược như Cao Bá Quát , trên đường bị giải về kinh đô xử trảm , trước miếu Lê Thái Tổ cũng than rằng :
   NGÔ SINH BẤT PHỤ THỬ SƠN HÀ 
  THIÊN ĐỊA VÔ TÌNH KHẢ NẠI HÀ 
( Ta sinh ra không phụ với nước non nầy , Trời đất vô tình với ta không biết bao nhiêu nữa !)
Đúng là "thiên địa vô tình coi vạn vật như chó rơm ". Đó là quy luật tự nhiên :ƯU THẮNG , LIỆT BẠI , cạnh tranh sinh tồn , tài giả bồi chi , khuyết giả phúc chi , đương thời thì trọng , quá thời thì khinh .
  Thế còn Thánh nhân sao lại coi bách tính như chó rơm ? Thánh nhân ở đây chỉ bậc Vua Chúa , còn bách tính hiểu theo nghĩa thông thường là muôn dân trăm họ . Trong chế độ phong kiến Vua là THIÊN TỬ thay trời trị nước . Nhưng Vua Chúa cũng có hai loại : Minh quân và hôn quân . Nếu người THAY TRỜI TRỊ NƯỚC là minh quân thì ĐẠO TRỜI  của họ chỉ có MỘT TÌNH YÊU DUY NHẤT LÀ TÌNH YÊU QUỐC GIA , DÂN TỘC !  Vua không được phép dành tình yêu riêng cho một cá nhân hoặc một nhóm lợi ích nào ! Lão Tử cho rằng " Người nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên hạ thì có thể giao thiên hạ cho người đó ". Làm Vua mà vị quốc vong thân như vậy thì mới xứng danh THÁNH NHÂN . Trời đất tạo ra muôn loài , nuôi dưỡng vạn vật , chỉ lo cho cái chung của vạn vật , không quan tâm đến lợi ích riêng tư của mỗi cá nhân ! Thế nhưng tại sao Lão Tử lại bảo " Thánh nhân bất nhân coi trăm họ như chó rơm " ? Phải chăng Thánh nhân " ( Vua Chúa )  không còn xứng danh  là Thánh nhân nữa !Thời của Thánh nhân , minh quân đã qua ... Theo luật tự nhiên : đương thời thì dùng , quá thời thì bỏ ; cho nên mới nói Vua Chúa coi thiên hạ như chó rơm ! Đó mới là hành vi , thái độ bội bạc , phũ phàng " được chim quên ná , được cá quên nơm , được mồi giết chó , được thỏ bẻ cung ,.." . Khi chưa nắm được quyền lực thì quần chúng nhân dân là hậu thuẫn , là lá chắn , ...Khi còn nằm gai nếm mật thì ăn cùng dân , ở trong dân ( núp trong bóng dân , được dân che chở ). Đến khi nắm được quyền lực trong tay thì ném dân ra đường như ném con chó rơm sau khi lễ cúng hoàn tất !

     Thân phận của dân tình , thiên hạ chẳng khác nào thân phận của những con chó rơm . Lão tử dùng hình ảnh chó rơm ( sô cẩu ) để nói lên luật Trời , đạo Trời và những kẻ làm trái đạo Trời . Đức Khổng Tử cũng cảnh báo " THUẬN THIÊN GIẢ TỒN , NGHỊCH THIÊN GIẢ VONG "Riêng quan điểm chính trị của Lão Tử là bậc Thánh Nhân nên thực hiện chính sách trị dân theo ĐẠO ( đạo Trời , đạo thiên nhiên ). HÃY ĐỂ CHO DÂN TỰ NHIÊN PHÁT TRIỂN THEO THIÊ
N TÍNH . Đừng can thiệp vào đời sống riêng tư của người dân ; đừng đa ngôn , xảo ngữ . Khổng Tử - người đồng thời với Lão Tử - cũng đã từng nói :" Thiên hà ngôn tại , tứ thời hành yên ,vạn vật sinh yên , thiên hà ngôn tai " ( Trời có nói gì đâu mà bốn mùa đi qua , vạn vật sinh sôi nẩy nở, trời có nói gì đâu ) .

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI

         

     Nghĩa từ nguyên của 2 chữ THỰC DÂN là cấy người , trồng người ( thực : trồng ). Chủ nghĩa thực dân là thứ chủ nghĩa chuyên đi cướp nước nhược tiểu để đưa dân mình đến cư ngụ rồi đồng hóa dân thuộc địa . Chủ nghĩa thực dân cũ đã cáo chung từ sau thế chiến thứ 2 - với chủ trương giải thực của chính phủ Hoa Kỳ , buộc giải tán chế độ thuộc địa , trả độc lập tự do cho các nước bị trị từ thế kỷ XV . Nhưng rồi trong thế kỷ này bỗng xuất hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới mà Trung Quốc là trường hợp điển hình !

     Trung Quốc - từ khi bắt tay làm ăn buôn bán với Mỹ phất lên làm giàu ( không phải dân giàu mà là đảng giàu )- có một kho dự trữ đô la trong quốc khố để thực thi chủ nghĩa bành trướng . Sau khi có của ăn của để , TQ mơ " giấc mộng Trung Hoa " để thỏa mãn cơn đói cá , khát dầu ; đồng thời giải quyết nạn nhân mãn . Chủ nghĩa thực dân kiểu mới ra đời xuất phát từ khát vọng và nhu cầu đó.
    Điểm giống nhau của chủ nghĩa THỰC DÂN CŨ & chủ nghĩa THỰC DÂN MỚI là ở chỗ đều dùng chiêu bài "ĐẾN ĐỂ KHAI HÓA ". Còn điểm khác nhau là chủ nghĩa TDM không đi chinh phạt bằng súng đạn mà bằng hình thức thuê đất , mua đất làm khu tự trị dưới vỏ bọc là ĐẶC KHU KINH TẾ ! Thường thì các quốc gia nhược tiểu đói nghèo , yếu kém nên phải dựa vào nước lớn ; trước là giữ vững chế độ , sau là để vay mượn , xin xỏ . Đó là trường hợp của Việt Nam , Sri Lanka, Lào ,Campuchia ,...và các quốc gia châu Phi .TQ là cường quốc kinh tế , đất rộng , dân đông ; trên vai lại mang túi bạc kè kè , trên tay lay lăm le khẩu súng , khiến các nước yếu thế , lệ thuộc đều tuân phục nghe theo răm rắp . Những quốc gia yếu kém , suy trầm về kinh tế đều trở nên con nợ của TQ. Nợ vay lâu ngày chồng chất thành núi không trả xiết ; thế là TQ xiết đất cấn nợ hoặc thuê với giá rẻ mạt để làm đặc khu . Những đặc khu này bao giờ cũng nằm dọc theo tuyến đường MỘT VÀNH ĐAI phòng thủ của TQ.
    Đảng CS Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay dựa vào TQ, được TQ chống lưng với mối quan hệ 4 TỐT , 16 CHỮ VÀNG  với nhiều cái chung : cùng một thể chế , cùng theo đuổi một ý thức hệ , cùng lý tưởng thế giới đại đồng ,...Trong cuộc chiến với VNCH , đảng CSVN đã nhận sự giúp đở của CSTQ về súng đạn , khí tài với khẩu hiệu " CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC "; nhưng thực chất là đánh cho TQ giữ vững an ninh ở phía Nam . Sau chiến tranh , TQ lại " giúp " VN xây dựng những tuyến đường thông thương TRUNG - VIỆT ! TQ không những không muốn VN phát triển mà còn chỉ muốn nuôi dưỡng tình trạng yếu kém , suy trầm kinh tế của VN để dễ dàng biến VN thành con nợ . Và trên thực tế VN chẳng những đã là con nợ của TQ mà còn là con nợ của quốc tế nữa . Nợ mà không có khả năng trang trải sẽ dẫn đến bán tháo tài nguyên thiên nhiên , bán tháo đất đai để trả nợ . Các dự án khu công nghiệp trải dài từ Bắc vào Nam của nước ta đều rơi vào tay các nhà thầu TQ. Khu công nghiệp Vũng Áng Formosa , với thời hạn thuê đất 70 năm nay đã thành TÔ GIỚI  của TQ. Công nhân trong khu công nghiệp này đều là người Hoa . Ngoài ra , khách du lịch người Hoa tấp nập vào VN . Họ mua đất cất nhà , lập khu phố ,...ở những nơi hiểm yếu . Lợi nhuận ở những khu công nghiệp đều chảy về mẫu quốc - một số ít chi cho các quan tham địa phương để ra sức bảo vệ khu công nghiệp . Hiện nay dân TQ tràn ngập khắp nơi trên đất nước VN. Một khi đã đưa dân vào rồi thì tiến trình Hán hóa sẽ được xúc tiến bằng các bước sau :
    - Hủy diệt văn hóa : hủy hoại , tàn phá di sản văn hóa của dân tộc ; bôi nhọ và hạ bệ các thần tượng anh hùng dân tộc .
   - Dùng tiếng Tàu thay cho tiếng Việt , dùng đồng tiền Tàu thay cho đồng tiền Việt .
   -Đồng hóa chủng tộc
   - Mọi cơ cấu , đặc quyền kinh tế nằm trong tay người Tàu .
   -...

   Chủ nghĩa TDM do TQ hoạt hiện trên toàn thế giới không những là hiểm họa đối với VN mà cho cả nhân loại - dễ châm ngòi cho thế chiến thứ 3 bùng nổ . TQ một mặt tuyên bố với các cường quốc Tây phương rằng TRỖI DẬY TRONG HÒA BÌNH và rằng GIỮ VỮNG HÒA BÌNH & ỔN ĐỊNH khu vực và thế giới . Nhưng mặt khác TQ quân sự hóa các đảo mới cưỡng chiếm hầu thực hiện ý đồ thâu tóm biển Đông . Chính sách TDM của TQ nhằm mở rộng vòng đai an ninh ; thoát ra ngoài lục địa để vươn ra biển lớn , bá chủ Đông Nam Á ; trong đó VN chính là KHÔNG GIAN SINH TỒN  của TQ. Chiêu bài HÒA BÌNH , ỔN ĐỊNH  của VN cũng như TQ là những viên thuốc an thần trấn an thế giới và đặt các cường quốc vào " chuyện đã rồi ". Mới đây văn công Tạ Minh Tâm cũng đã dùng giọng lưỡi của tuyên giáo đã phát biểu :" Những người đi biểu tình trong ngày vừa qua là những kẻ phá hoại . Chỉ có sự yên bình thì chúng ta mới có toàn tâm toàn ý , có thời gian để chúng ta điều chỉnh , sửa đổi và phát triển ...". Cái gọi là YÊN BÌNH mà họ Tạ muốn nói là HÒA BÌNH ỔN ĐỊNH  của họ TẬP .

       So với Sri Lanka, Tây Tạng , Lào , Campuchia ,...VN ta còn chút may mắn là còn thời gian ( dù rất ít oi ) để vùng lên , thoát ra khỏi nanh vuốt của chủ nghĩa TDM . Nếu chúng ta cứ mãi cam chịu , nhẫn nhục , buông xuôi ...thì cái họa diệt vong , mất nước là không tránh khỏi .
   Đất nước VN , dân tộc VN tuy trải qua một cơn suy trầm , yếu kém song hồn thiêng sông núi vẫn còn ;
truyền thống bất khuất , ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm vẫn trường tồn bất diệt trong huyết quản của những người con VIỆT !

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

ĐẶC KHU VÀ ĐỐI TƯỢNG THUÊ ĐẤT

    Trước phản ứng dữ dội và quyết liệt của nhân dân về dự thảo mật khu , thủ tướng chính phủ đã cho lùi lại ngày thông qua dự luật . Dư luận lại xôn xao tranh biện về các vấn đề VỀ ĐẶC KHU , VỀ THỜI HẠN 99 NĂM , VỀ NHỮNG VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC , VỀ ĐỐI TƯỢNG THUÊ ĐẤT , V..V..Chính phủ hứa sẽ cho điều chỉnh lại thời hạn 99 năm ...song còn những vấn đề rối rắm CÒN LẠI thì sao ? Rối rắm lớn nhất là những đối tượng sẽ trúng thầu , thuê đất là Trung Quốc , một nước cựu thù mà đã luôn có dã tâm thôn tính nước ta từ mấy ngàn năm trước !

    Trước tiên thiết nghĩ cần trở lại chữ và nghĩa của 2 từ đặc khu . Rối rắm vẫn cứ tiếp diễn nếu tính chính danh của 2 từ nầy về mặt khái niệm không tỏ tường minh bạch . Đặc khu là cách nói tắt của cụm từ ĐƠN VỊ HÀNH CHÁNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT ( SPÉCIAL ÉCONOMIE ZONE ) được hiểu là vùng kinh tế đặc biệt ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài , là vùng thương mại tự do , rộng mở , nới lỏng kinh doanh , thuế khóa , ưu đãi tối đa , tạo hấp dẫn cho nhà đầu tư nhảy vào rót vốn .
  Điểm giống nhau giữa đặc khu và nhượng địa ( tô giới ) là cùng lấy mốc thời hạn là 99 năm . Cái mốc này mặc nhiên thành lệ trên thế giới . Điểm khác nhau giữa đặc khu và nhượng địa là một bên ( ĐK ) vẫn được nước sở tại quản lý và danh xưng chủ -  khách vẫn còn nguyên , còn một bên (NĐ) là mua đứt bán đoạn để lập khu tự trị , tạo ra một vùng lãnh thổ của một quốc gia trong một quốc gia khác . Vấn đề cốt lõi AI LÀ BÊN THUÊ ĐẤT  ( chủ đầu tư ) . Nếu chẳng may bên thuê đất lưu manh gian trá ...thì đặc khu sẽ biến thành nhượng địa . Lúc bấy giờ thời gian sẽ không còn là 99 năm mà sẽ thiên thu vĩnh viễn !
  Tại sao trong dự thảo luật không có chữ nào là TRUNG QUỐC mà mọi người đều hiểu kẻ trúng thầu chính là TQ . Nhưng ai cũng hiểu CHỈ MỘT SỐ NGƯỜI KHÔNG HIỂU ! Lâu nay trên báo trên đài , trên các văn bản hành chánh đã mặc nhiên thay từ TQ bằng các từ LẠ , NƯỚC NGOÀI ,...Cứ  nhìn vào các khu công nghiệp ( thời hạn thuê 50 năm ) các nhà trúng thầu đều là TQ . Cứ xem hàng đoàn khách du lịch TQ sang VN không visa mà mục đích chính là mua nhà , mua đất ( ở những nơi nhạy cảm về an ninh quốc phòng ) . Đó là chưa kể đến mục đích kép là tuyên truyền xuyên tạc về chủ quyền đất nước rằng chủ quyền biển đảo là của TQ ( mặc áo thun có in hình đường lưỡi bò trên biễn Đông ) . Nhà cầm quyền TQ lệnh cho nhân dân TQ ra sức tuyên truyền , thao túng , thâu tóm ...để đạt mục đích cuối cùng là thôn tính nước Việt ! Mục đích tối thượng của họ là bá chủ biển Đông , bá chủ Đông Nam Á , bá chủ thế giới để thực hiện chính sách di dân , giải quyết nạn nhân mãn , đồng thời rửa mối nhục năm xưa bị xâm lược bởi TÁM NƯỚC PHƯƠNG TÂY  và cái nhục bị người Nhật " bạt tai , đá đít ".
   TQ chọn ba vị trí chiến lược Vân Đồn , Bắc Vân Phong , Phú Quốc để làm căn cứ quân sự , trấn giữ biển Đông và các  đảo mới cưỡng chiếm , đồng thời tạo vết dầu loang để dễ dàng Hán hóa dân ta . Không cần đợi đến 99 năm , chỉ cần một vài chục năm , trong các đặc khu sẽ lúc nhúc một đàn con lai cha Tàu mẹ Việt . Tất nhiên những đứa trẻ này sẽ có quốc tịch VN vì chúng được sinh ra trên đất Việt ; chúng có quyền đi bỏ phiếu để đòi đặc khu sát nhập TQ .
Lịch sử VN là những chặng đường dài về tranh đấu sử . Trong tất cả những cuộc chiến tranh vệ quốc đánh giặc phương Bắc , ông cha ta rất đề cao cảnh giác , đánh giặc từ xa . Thời Lý , mới nghe tin quân Tống động binh sửa soạn đem quân qua Đại Việt thì Lý Thường Kiệt , Tôn Đản đã cất quân sang đánh chiếm Quảng Đông , Quảng Tây . Thời Trần , Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn khuyên tướng sĩ nên nhớ câu"đặt mồi lửa dưới đống củi khô làm nguy ". Thời Lê Nguyễn Trãi cảnh báo việc cung phụng ngọc , lụa , vàng bạc cho giặc " khác nào đem thịt ném cho hổ đói " . Quan điểm nhất quán của các anh hùng dân tộc xưa nay đều thề không đội trời chung thề không cùng sống với giặc phương Bắc ! Thế mà ngày nay với quan hệ hữu hảo giả tạo , với bốn chữ tốt và 16 chữ vàng khiên cưỡng , chính phủ ta đã lót ổ CHO CÁO VÀO ĐẺ , DẮT SÓI VÀO NHÀ , DỌN PHÒNG CHO KẺ CƯỚP VÀO Ở TRỌ !
  Chưa kể việc sắp tới đây luật an ninh mạng ra đời sẽ dập tắt những tiếng kêu than , những lời kêu cứu của dân tình điêu linh khốn khổ !
  " Oan này còn biết kêu trời nhưng xa " ( Nguyễn Du ).
 Ai đó đã nói rằng muốn trả thù đừng làm giống kẻ thù . TQ là kẻ thù truyền kiếp từ xưa đến giờ !Muốn thoát khỏi những cái vòi của bạch tuột TQ thì phải làm khác TQ . Nếu cứ rập khuôn , sao chép , bắt chước mô hình của TQ thì dần dần sẽ mất hết lực đối kháng của ta . Cần phải có định chế riêng , mô thức riêng mới có lực đối trọng với TQ. Nếu cho nhà thầu TQ thuê 3 vị trí đặc khu đã nêu thì đất nước sẽ rơi vào tay TQ và dân Việt sẽ bị diệt vong .
   Đất nước lâm nguy , sơn hà nguy biến từ kẻ thất phu cho đến kẻ trí thức , từ già đến trẻ , từ giới bình dân cho đến các đoàn thể tôn giáo đã lên tiếng , đã hành động . Riêng Phật giáo quốc doanh - một tôn giáo từng chủ trương ĐẠO PHÁP ĐỒNG HÀNH VỚI DÂN TỘC - vẫn bình chân như vại . Các ngài phải làm gì để không phụ lòng yêu nước của hàng triệu triệu tín đồ !

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

ĐẶC KHU - BẢN CHẤT VẪN LÀ TÔ GIỚI

       Câu chuyện chính phủ cho Trung Quốc thuê 99 năm 3 vùng lãnh thổ chiến lược để thành lập 3 " đặc khu" là chuyện hư hư thực thực lập lờ đánh lận con đen . Câu chuyện tưởng như đùa mà lại là sự thật vì đã thành dự luật đưa ra bàn thảo ở Quốc hội và sẽ được bấm nút thông qua vào ngày 15/6 tới đây . Bà chủ tịch QH Kim Ngân hối thúc " dù gì cũng phải làm cho ra cái luật đặc khu" . Một cái luật kỳ dị quái đản tiềm ẩn nguy cơ mất nước lại được hình thành một cách vội vàng hấp tấp như vậy phải chăng có sự KHUẤT TẤT , ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM để lừa dối nhân dân ? Cho thuê một vùng lãnh thổ cả trăm năm như thế cho kẻ đã luôn có dã tâm thôn tính nước ta  tức là đồng nghĩa với việc bán chủ quyền đất nước !
   
  TÔ GIỚI hay NHƯỢNG ĐỊA là 1 trong các điều khoản của một hiệp ước bất bình đẳng giữa một bên thắng trận và một bên thua trận được ký kết sau một cuộc chiến . Thời nhà Thanh Trung Hoa thua trận trong cuộc chiến tranh xâm lược của Bát quốc phương tây , nên bị buộc phải ký cho Anh thuê Hồng Kông 99 năm , Bồ Đào Nha thuê MaCao 99 năm làm tô giới . Tô giới là một vùng lãnh thổ bất khả xâm phạm , một khu tự trị có chính quyền riêng có luật pháp riêng , có cả cảnh sát , quân đội ...Chủ nhân của tô giới có toàn quyền quyết định thành lập các đặc khu : khu xây dựng nhà máy chế tạo vũ khí , khu kinh doanh quân trang quân dụng , khu vui chơi giải trí ( cờ bạc , mại dâm ,...), v.v... Vùng lãnh thổ tô giới chẳng khác nào một quốc gia trong một quốc gia . Theo đó thì nếu VN cho TQ thuê 3 vùng lãnh thổ ở 3 vị trí chiến lược Vân Đồn ( Quảng Ninh), Bắc Vân Phong ( Nha Trang) và Phú Quốc ( Kiên Giang) để làm khu tự trị thì đương nhiên các vùng đó xem như những nhượng địa ( Tô giới) chứ chẳng phải để thành lập đặc khu . Chủ quyền , quyền sử dụng đất đã bán cho người ta rồi thì còn quyền đâu để THÀNH LẬP , TẠO TÁC ?
Vấn đề cốt lõi mà hầu hết nhân dân đều quan ngại không phải là việc "CHO THUÊ ĐẤT" mà là việc ĐỐI TÁC THUÊ ĐẤT  là TQ - một nước kẻ thù từ mấy ngàn năm trước- luôn có dã tâm thôn tính nước ta !
Tô giới hay nhượng địa như Hồng kông do TQ cho người Anh thuê 99 như đã nói ở trên là 1 hồng phúc . Từ ngày rơi vào tay Anh , Hồng Kông đã trở nên thịnh vượng văn minh tiến bộ về mọi mặt . Đến nỗi hết thời hạn cho thuê , nhân dân HK vẫn muốn ở lại với Anh hơn là sáp nhập Hoa lục . Đúng là "con người thuộc về ai làm cho y khá hơn".
   Vậy vấn đề cốt lõi là cho AI thuê .
 Ai thuê cũng được miễn là không phải là Trung Quốc .
Bởi Trung Quốc là một nước luôn luôn có dã tâm thôn tính VN . Việt sử đã chứng minh điều đó . Do vậy cho TQ thuê đất là một vấn đề hết sức quan ngại . Cứ nhìn vào các đặc khu kinh tế có yếu tố TQ và hậu quả của chúng gây ra ta mới thấy tầm nguy hiểm của việc giao lưu với chúng !
  Đặc khu kinh tế đã có mặt từ lâu trên khắp mọi miền đất nước VN hầu hết do Trung Quốc trúng thầu các dự án .Những đặc khu kinh tế Chu Lai , Dung Quất , Boxit Tây Nguyên , Formosa , Vũng Án , v.v... đã chẳng những không góp phần phát triển kinh tế quốc dân mà còn xả thải , xả bẩn , xả các hóa chất độc hại , phá hoại môi trường , ô nhiểm môi sinh , biển chết , đất chết ,...
  Thế mà ông Nguyễn Đức Kiên - 1 trong các lãnh đạo cấp cao xướng xuất dự luật đặc khu - phát biểu :" Tại sao cứ phải sợ các ảnh hưởng TQ tại các đặc khu ? Tại sao ở Pháp , ở Mỹ , ở Úc đều có Chinatown? Ở bang California còn có Litle Saigon ; ở đó toàn người Việt nói tiếng Việt , vậy thì Mỹ có lo ngại vấn đề an ninh quốc phòng hay không ?" Sự so sánh thật là khập khiểng và thiếu hiểu biết . Đặc khu hay tô giới của TQ ở VN khác hẳn với phố Tàu , với Sài Gòn nhỏ ở Mỹ ; bởi vì người Tàu người Việt ở Mỹ đều có quốc tịch Mỹ và họ được quản trị bởi một nền dân chủ pháp trị nghiêm minh . Còn nhân dân VN chúng ta đã phải sợ hãi TQ từ mấy ngàn năm nay rồi chứ đâu phải bây giờ mới sợ ! Chỉ những ai quá dốt về quốc sử , Việt sử mới không quan ngại dã tâm của TQ trong tiến trình Hán hóa VN . Kết thúc tiến trình này đang chờ ngón tay bấm nút của gần 500 đại biểu QH chuẩn y dự luật đặc khu - bán rẻ chủ quyền quốc gia . Từ lâu TQ đã lấn chiếm vùng biên giới của nước ta , đã gặm nhấm Thác Bản Dốc , Ải Chi Lăng ,..TQ đã đánh chiếm Hoàng Sa , Trường Sa ngoài biển Đông và đã hoàn tất việc quân sự hóa ở 2 quần đảo này . TQ đã xua dân tràn qua VN mua nhà mua đất đầy dẫy ở Nha Trang , Đà Nẵng . Và sau cùng cái TQ cần là 3 tiền đồn , 3 chốt tiền tiêu , 3 căn cứ quân sự đóng tại 3 vị trí chiến lược rải đều dọc theo vùng duyên hải để thực hiện mưu đồ thâu tóm biển Đông  thôn tính nước ta . Ba vị trí chiến lược đó ( Vân Đồn , Bắc Vân Phong, Phú Quốc ) hình thức là đặc khu kinh tế mà bản chất là vùng lãnh thổ tô giới.Khi ba vị trí chiến lược đó trở thành vùng lãnh thổ tô giới , TQ sẽ chế định luật pháp riêng , chính quyền riêng , quân đội và an ninh riêng ,...Và bằng chế độ HỘ KHẨU - một ĐẶC SẢN TQ- công dân Việt Nam sẽ bị đuổi ra khỏi vùng tô giới , để nhượng đất cho người Tàu di dân , sinh con đẻ cái , sinh sôi nẩy nở  con đàn cháu đống ,...suốt 4 thế hệ ( 100 năm ). Một trăm năm sau vùng tô giới trở thành khu tự trị trực thuộc TQ trên đất Việt ! Câu chuyện này làm chúng ta nhớ lại chuyện ngụ ngôn Gà cho Cáo mượn chuồng để đẻ tạm , Cáo hứa sau khi sinh nở Cáo sẽ trả lại chuồng cho gà . Rồi sau khi đẻ xong , Cáo không trả lại chuồng viện cớ con cái của mình không chịu rời khỏi chuồng ! thế là xong đời nhà Gà . Gà mắc mưu Cáo cũng giống như VN mắc mưu Tàu - chưa đánh mà đã thua ! ( Không thua sao phải ký đất nhượng địa , biến những nơi lãnh thổ đặc biệt quan trong thành Tô giới của Tàu )?!
  Vị trí đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa chiến lược nhất là Vân Đồn ( Quảng Ninh ). Trấn Vân Đồn xưa kia là cửa ngỏ có nhiệm vụ bảo vệ  các quần đảo hiểm yếu ở vùng biển Đông Bắc . Chính nơi đây danh tướng Trần Khánh Dư ( 1288)đã đánh tan tác đoàn thuyền lương của tướng Tàu Trương văn Hổ ; tuyệt đường lương thực của địch , góp phần chiến thắng Bạch Đằng ! Vân Đồn cũng là thương cảng đầu tiên của Đại Việt , giao thương với các nước trong khu vực ( Nhật Bản , Trung Quốc , Ấn Độ , Thái Lan , Nam Dương ,...) và cực thịnh qua các triều Lý , Trần , hậu Lê ,...Vân Đồn có khoảng 600 hòn đảo lớn nhỏ , khoảng 20 đảo có người ở . Vân Đồn có nhiều loại hải sản quý , lâm sản quý , có nhiều than đá , có tiềm năng trung tâm hàng không . Ngoài ra , Bắc Vân Phong ở Nha Trang và Phú Quốc ở Kiên Giang thì về địa dư cũng là những vị trí không kém phần quan trọng về quốc phòng . TQ chọn những địa điểm trên làm tô giới để làm tiền đồn chứng tỏ TQ đã có tâm địa gian manh của loài Cáo ! Còn 10 ngày nữa là đến thời điểm quyết định sự tồn vong của đất nước , sự độc lập chủ quyền của quốc gia dân tộc . Thời khắc quan trọng này nằm trong tay của các ông các bà đại biểu QH. Có thể ví mức độ quan trong của phiên họp QH lần này na ná với Hội nghị Diên Hồng ngày xưa trước họa Nguyên Mông . HÒA hay CHIẾN , YES or NO , CHUẨN Y hay PHỦ QUYẾT ! Trách nhiệm về tương lai của nòi giống Việt nằm ở đầu ngón tay quyền lực của các vị ĐẠI DIỆN CHO DÂN . Một trăm năm sau các vị đã biến mất vào hư vô cát bụi ...song cháu chắt của các vị sẽ ngưỡng mộ ngợi ca hoặc nguyền rủa , oán hận các vị cũng đều tùy thuộc vào ngón tay của các vị trong ngày định mệnh này đây !
  Lịch sử 100 năm không đủ dài mà cũng không quá ngắn để mặc cả với nhân cách của con dân yêu nước  thương nòi với tiền tài , quyền uy , chức tước . Những phường phản quốc , cõng rắn cắn gà nhà , rước voi về dày mả tổ như Trần Ích Tắc , Lê Chiêu Thống ,...đời đời bị nguyền rủa , đời đời mang tiếng xú danh nhơ nhuốc  !

      Tóm lại , " đặc khu kinh tế ", "đặc khu du lịch " chỉ là những từ ngữ mỹ miều , những cái bánh vẽ hấp dẫn để hòng đánh lừa , đánh tráo khái niệm TÔ GiỚI ! Cho thuê đất 99 năm đồng nghĩa với bán đứng chủ quyền đất nước trăm năm ( và mãi mãi ) .Việc làm này cũng đồng nghĩa với việc đạp đổ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc , đồng nghĩa với việc phản bội công trình huyết hãn để giành độc lập của tiền nhân trong ngàn năm Bắc thuộc . Đưa đẩy đất nước Việt Nam vào vòng Bắc thuộc một lần nữa thì đây sẽ là một đại trọng tội với lịch sử , với sự trường tồn của nòi giống Việt !

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

TỪ LỤC VÂN TIÊN ĐẾN HIỆP SĨ ĐƯỜNG PHỐ

       Trong văn học cổ nước ta có 2 tác phẩm lớn : Truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu . Cả 2 đều có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến phong hóa của 2 miền Nam Bắc . Riêng ở miền Nam tinh thần nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên đã ăn sâu vào huyết quản của những lưu dân đi mở cõi . Ngày nay nhóm " hiệp sĩ đường phố " tại Sài Gòn mang dòng máu của những anh hùng trượng nghĩa xuất hiện giữa một thành phố đầy rẫy những đạo tặc , cướp bóc ...Vừa qua cái chết của 2 hiệp sĩ bắt cướp gây xôn xao dư luận trái chiều . Thương xót , tán thán cũng có ; chê bai , phê phán cũng có - thậm chí còn có người  có lời lẽ sỉ nhục " ngu như bò" , "anh hùng rơm ", vv...Vậy bản chất của vấn đề là gì ? Hiểu sao cho đúng ? Có lẽ câu hỏi này đã ám ảnh không ít người có quan tâm đến thời cuộc của đất nước !

       Lục Vân Tiên là nhân vật cùng tên với tác phẩm của cụ Đồ Chiểu . Cái tên Lục Vân Tiên từ lâu đã thành biểu tượng của tinh thần nghĩa hiệp , của đạo lý TRUNG HIẾU TIẾT NGHĨA .
            "Trai thời trung hiếu làm đầu
           Gái thời tiết hạnh là câu trau mình "
 
   Truyện thơ lục bát LVT kể về một trang nam nhi mang hoài bão học hành thành tài ra giúp dân giúp nước . Năm 16 tuổi  , LVT sau khi làu thông kinh sử , từ giả ân sư , chia tay bạn bè lên kinh ứng thí . Chàng LVT không chỉ giỏi văn mà còn giỏi cả võ . Trên đường đi thi chàng LVT tình cờ gặp "chuyện bất bình " : một người con gái ( tên Kiều Nguyệt Nga ) bị bọn cướp chận đường cướp bóc và chàng đã tả xung hữu đột ra tay nghĩa hiệp đánh bọn cướp giải cứu cho người con gái ấy được an toàn . Thật đúng với câu " Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã " - thấy việc nghĩa không làm không phải là kẻ dũng ! Dù Khổng Tử từng dạy " việc gì không can dự đến mình chớ có đương đầu "( bất can cớ sự mạc đương đầu ) , nhưng Vân Tiên đã vượt ra khỏi  khuôn khổ ước lệ của kinh điển . Phải chăng đây là phong cách của người Nam bộ , thiên về hành động không cứng nhắc lý luận .
   Cụ Đồ Chiểu mang hai dòng máu : cha Bắc , mẹ Nam . Thân sinh của cụ được triều đình đưa vào trấn nhiệm thành Gia Định . Ông lấy vợ người Nam ( Ba Tri , Bến Tre ) sinh ra Nguyễn Đình Chiểu . Nguyễn Đình Chiểu lớn lên học hành đỗ đạt làm quan .Về sau , khi thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định , NĐC từ quan và về sống ở quê của mẹ ( Ba Tri - Bến Tre ) . Thực dân Pháp từng phủ dụ ông ra hợp tác nhưng ông cương quyết chối từ . Chẳng những không hợp tác mà NĐC còn tham gia các cuộc khởi nghĩa chống Pháp .
    Mẹ mất , cụ khóc đến mù cả mắt . Dù sống trong cảnh mù lòa cụ vẫn không ngừng viết văn " tải đạo":
                       "Thà đui mà giữ đạo nhà
                     Còn hơn có mắt ông cha không thờ"

    Đạo lý TRUNG HIẾU TIẾT NGHĨA  của cụ lan tỏa , thấm nhuần khắp trong dân gian :
                     "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
                       Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà "
    Thủ thuật của Pháp là chia để trị nên khi ấy nước Việt Nam ta bị chia ra làm 3 phần : Bắc ;Trung , Nam. Nam phần theo chế độ thuộc địa nên tiếp xúc với văn minh Tây phương sớm hơn 2 miền kia . Sau năm 1954 , mặc dù miền Nam vẫn tiếp tục ảnh hưởng văn minh Âu Mỹ nhưng  dân miền nam vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc Việt , chí khí Việt - TRUNG HIẾU TIẾT NGHĨA vẫn được coi là giá trị tinh thần , là nếp phong hóa của người dân Việt . Trước năm 1975 , ở miền Nam hơn hai mươi năm khói lửa chiến tranh chưa từng ngừng nghỉ nhưng vẫn có một số đông thả hồn trong thế giới ảo của Kiếm hiệp Kim Dung . Một số người đọc vẫn thấy được trong các phẩm này có nội dung triết lý sâu xa . Nhưng sau này , một số người lại cho rằng sự ra đời của nhóm hiệp sĩ đường phố ( HSĐP) là do ảnh hưởng tiểu thuyết kiếm hiệp ( lãng mạn , thiếu thực tế ) của Kim Dung . Nhận xét này theo thiển ý của tôi vừa võ đoán vừa thiếu cơ sở . Như trên đã nói dân nam bộ ảnh hưởng Lục Vân Tiên về tính nghĩa khí , hào hiệp , phóng khoáng ... Nhưng có một sự khác biệt không nhỏ giữa LVT xưa và các HSĐP nay là về tính chất hành hiệp . Sự hành hiệp của nhân vật LVT hoàn toàn do tự phát và tình cờ; còn sự hành hiệp của các HSĐP thoạt đầu là tự phát nhưng dần dần biến thành tổ chúc ! Trong truyên LVT có câu " giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha " chúng ta cần lưu ý 2 từ " GIŨA ĐƯỜNG  " và " THẤY". Hai chữ giữa đường mang ý nghĩa bất ngờ , tình cờ bắt gặp " chuyện bất bình " chứ không đi săn tìm , lùng sục kẻ xấu kẻ cướp để " ra tay nghĩa hiệp ". Những nghĩa cử ra tay giúp đời cứu người xét như PHẢN ỨNG TỰ NHIÊN của người NGHĨA HIỆP vốn sẵn từ tâm - không toan tính mà cũng chẳng mưu cầu -
   " Làm ơn há dễ để người trả ơn "

   Thoạt đầu nhóm HSĐP chỉ là một số cá nhân tình cờ vì trượng nghĩa ra tay bắt cướp cứu người trên đường phố . Đến khi cướp bóc ngày càng gia tăng , lộng hành thì các HSĐP riêng lẻ này mới hợp lực thành nhóm ...Mỗi khi khống chế được cướp thì họ giao cho công an xử lý . Chính quyền địa phương cấp giấy khen , tặng quà tưởng thưởng . Các nhóm bắt  cướp dần dần được đội ngũ hóa với danh hiệu " Câu lạc bộ phòng chống tội phạm " .
    Trong vụ việc vừa qua , trong lúc hành hiệp thì có 2 anh tử vong và 3 người khác bị thương . Cái chết của các anh là nghĩa khí song nhiều người cảm thấy có gì đó không ổn ; nếu không muốn nói là tức tưởi , bất cập và phi lý .
  Vấn đề đặt ra là tại sao phải là Hiệp Sĩ ?! Nhiệm vụ và chức năng bảo vệ trật tự trị an thuộc về công an , hà cớ gì mà các anh làm thay cho công an ?! Công an là lực lượng bán võ trang , có khí giới mới có thể khống chế được tội phạm ;trong lúc các anh không có tấc sắt trong tay sao có thể đương đầu với tội phạm có hung khí ?!Việc này cũng giống như ngư dân được nhà nước tặng cho lá cờ rồi ra khơi giữ biển vậy .
    Có nhiều bạn ở miền Bắc trách sao dân miền Nam ( chỗ có cướp ) thiếu đoàn kết , thiếu dũng khí không biết áp lại cùng bao vây để bắt tội phạm - như dân miền Bắc đã từng có chuyện cả làng vây bắt tội phạm chó rồi tự xử tội luôn , có khi đánh tội phạm đến chết ! Dùng một cái sai này để sửa một cái sai khác thì cái sai sẽ nhân lên gấp bội .

     Tinh thần nghĩa hiệp của LVT mãi mãi vẫn được lưu giữ trong nhiều thế hệ . Cái chính là đừng để bị lợi dụng như một công cụ để rồi " ăn cơm nhà , vác tù và hàng tổng " . nếu các nhóm HSĐP được chính quyền bảo vệ , được trang bị áo giáp , được đào tạo nghiệp vụ ,...thì vô hình trung nhóm HSĐP này là một tổ chức bán quân sự chuyên lo bắt cướp để bảo vệ tài sản , tính mạng của người dân.Làm như thế khác nào HSĐP thế mạng công an -  ăn lương là công an còn săn bắt cướp , bị cướp giết là thường dân !