Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

TRÁI TIM NGƯỜI MẸ

   
Trái tim người Mẹ - một cõi huyền vi , một suối nguồn yêu thương vô tận , vô biên ...
    Một thi sĩ người Pháp đã viết một câu thơ rất đẹp , rất hay về trái tim  của người mẹ : " Ôi! Trái tim người mẹ ! Mỗi đứa con có một phần trong đó và tất cả bọn chúng đều có cả trái tim người Mẹ !" . Thật vậy , mỗi đứa con trong gia đình đều có một phần trong trái tim người Mẹ , và mỗi đứa đều sỡ hữu cả trái tim của Mẹ ! Một phần nhưng là tất cả , một phần nhưng vẫn trọn vẹn đủ đầy cho từng phần . Đấy là chỗ diệu kỳ trong trái tim của mẹ ! Chính vì không hiểu cõi huyền vi sâu thẳm nơi trái tim của Mẹ nên mới có chuyện phân bì , cà nanh , ... giữa các con (và người mẹ phải chịu tiếng " con yêu con ghét ").
    Mẹ thương con bằng cả trái tim mình nhưng mỗi đứa được thọ nhận một tình yêu khác nhau . Bởi vì tuy cùng một bọc sinh ra song mỗi đứa có riêng một định nghiệp , một căn trí khác nhau , một số phận khác nhau . Đứa thì gỏi giang tài trí , đứa thì kém cỏi chậm lụt . Đứa thì giàu sang may mắn , đứa thì nghèo khó bất hạnh . Tùy vào quả báo hoặc y báo phước báo mà mỗi đứa con của mẹ có một hoàn cảnh khác nhau . Và tùy theo hoàn cảnh của từng đứa con mà mẹ có cách thương yêu khác nhau ; nhưng dù cách nào cũng toàn tâm toàn ý . Suối nguồn yêu thương từ trái tim mẹ có nhiều sắc màu song vẫn có cùng một điểm chung trong cách thể hiện :
    - Lúc con còn thơ dại Mẹ dành mọi ưu tiên cho con
    - Lúc con đau ốm Mẹ thức trắng đêm để chăm sóc con
   - Lúc con đi xa , chưa về Mẹ tựa cửa ngóng trông con
   - Mẹ trăm tuổi vẫn thương con 80
   - Mẹ sẵn sàng hy sinh hạnh phúc riêng tư để cho con được hạnh phúc

  Trái tim người Mẹ là một biểu tượng cho một tình yêu thương không giới hạn , vô điều kiện và không có lần nào là lần cuối !
  Có lẽ vì vậy mà các tôn giáo lớn đều tôn thờ nguyên lý Mẫu :
   - Đức Mẹ Maria trong Ky Tô giáo
   - Đức Quan Thế Âm trong Phật giáo

   Và cũng có lẽ vì vậy mà trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc trên thế giới đã gặp nhau trong tiếng gọi MẸ :
   - Mẫu , Mama ( Hán )
   - Mère , Maman ( Pháp )
   - Mother, Mom, ( Mỹ )
   - Mế ( dân tộc thiểu số)
   -...
   Tình yêu gia đình , thân tộc , quê hương , tổ quốc , đồng loại ,...bắt nguồn từ tình yêu thương của Mẹ , (của Cha ) .

“Thượng đế không thể ở khắp mọi nơi nên người mới sinh ra người mẹ”.

 Kẻ nào không có lòng thương kính Mẹ - Cha thì kẻ đó không xứng đáng làm người !


Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

ĐỨC QUỐC XÃ THỨ 2

     


     Hành trạng của Tập Cận Bình trong mấy năm gần đây chứng tỏ ông ta đang dẫn dắt dân tộc Trung Hoa đi theo con đường đen tối của của Hitler hồi thập niên 30 . Đó là con đường kích động tinh thần dân tộc cực đoan để thực hiện giấc mộng bá quyền , thực hiện tham vọng lập lại trật tự thế giới , chia lại thị trường , soán đoạt ngôi vị lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ .
           Trong tiến trình đầy tham vọng đó , biển Đông là xuất phát điểm của một chuỗi hành động đầy mưu mô toan tính . Khả năng TQ là ĐQX thứ hai là thật hay không thật ?
          Lịch sử luôn luôn có những nếp gấp , lặp lại , cho nên nguy cơ và khả năng trên là có thật và không hề nhỏ . Lý do là có rất nhiều điểm tương đồng giữa chủ nghĩa ĐQX và chủ nghĩa CS .Mẫu số chung của hai chủ nghĩa nầy là thế chế toàn trị ( duy nhất chỉ có một đảng cầm quyền ) . Ở Đức vào những năm 1930 , đệ tam đế chế đặt dưới một chế độ độc tài , chịu sự kiểm soát của Hitler thì ở Nga đệ tam quốc tế của Lénin rồi Stalin đi theo chủ nghĩa toàn trị . Đảng Công nhân quốc gia Xã hội chủ nghĩa của Đức và đảng Công nhân quốc tế Xã hội chủ nghĩa của Nga chỉ khác nhau hai từ quốc gia và quốc tế . Con đường của nhà độc tài là con đường nhất thể hóa : Hitler sau khi được tổng thống Đức Paul Von Dinderburg bổ nhiệm chức thủ tướng , hắn ta bắt đầu loại trừ các đối thủ chính trị , củng cố và thâu tóm quyền lực , sáp nhập quyền hạn của tổng thống và thủ tướng làm một  . Còn Tập Cận Bình sau khi giữ chức Tổng bí thư cũng đã sáp nhập làm một chức tổng bí thư với chức chủ tịch nước ; và nhiệm kỳ đến hết đời  . Lời nói và hành động của nhà độc tài nào cũng xếp trên luật lệ , ngồi trên luật pháp . Ít có người biết chủ nghĩa quốc xã thoát thai từ chủ nghĩa Marx , dựa vào tư tưởng của Marx. Chính Hitler cũng từng thú nhận rằng ông đã học được nhiều điều , khi đọc chủ nghĩa Marx và thừa nhận rằng chủ nghĩa xã hội quốc gia hoàn toàn dựa trên lý thuyết của chủ nghĩa Marx . . Chính Goebbels - bộ trưởng tuyên truyền của ĐQX cũng công nhận :" Có rất ít khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản với các tuyên bố của Hitler ". Nói như cách nói của Shumacher -lãnh tụ dân chủ Xã hội Đức - rằng : " Người CS là ĐQX sơn đỏ và cả hai phong trào làm cho nhau tồn tại ".Sẽ có người thắc mắc vì sao có những điểm tương đồng như trên mà trong chiến tranh thế giới thứ 2 Liên Xô lại đứng về phe đồng minh chống ĐQX ? Ấy là vì sau nầy giới cử tri Đức đa phần không thích CS nên chủ nghĩa phát xít không còn nhấn mạnh đến sự tương đồng đó nữa , nhất là giữa hai quốc gia có sự bất đồng về quyền lợi kinh tế .
Ngoài những tương đồng về mặt tư tưởng , thể chế toàn trị ĐQX và Liên Bang Xô Viết rất giống nhau về bạo lực tập thể , bạo lực cách mạng để trấn áp những thành phần mà đảng cho là xấu xa , nguy hiểm . Phương tiện trấn áp cũng rất giống nhau : tổ chức các trại tập trung hủy diệt , thủ tiêu triệt để những tàn tích của xã hội cũ , đồng thời tạo ra " con người mới " với ý thức hệ mới . Trong cưỡng chế giáo dục , đối tượng mà cũng là nạn nhân chính là giới trẻ . Những tư tưởng tự do , dân chủ bị liệt vào loại " văn hóa đồi trụy " lạc hậu , phản động và thù địch . Có điểm khác biệt nhỏ là mục đích diệt chủng của ĐQX là để thanh lọc nòi giống ở châu Âu . Nhưng của cộng sản là nhằm mục đích tiêu diệt tư sản , giải phóng giai cấp vô sản . Riêng đối với Trung cộng là nhằm mục đích tôn sùng Hán tộc và hán hóa các dị tộc .Tuy tiểu dị mà đa đồng . Cả phát xít và cộng sản đều coi diệt chủng là phương tiện đe dọa , trấn áp hữu hiệu .

Goerge Matson cho rằng : " Marx là cha đẻ của nạn diệt chủng chính trị ". Hitler diệt chủng giống dân Do Thái . Lenin - người sáng lập đảng CS Liên Xô thực thi ý hệ Marxism thành Leninism đã là một sát thủ trong đấu tranh giai cấp .Lenin ra lệnh :"Treo cổ ít nhất 100 tên Cu -Lắc ( phú nông ). Bắn bỏ hết bọn con tin . Hãy để cho những người đứng cách xa hàng trăm dặm đều thấy rõ và run sợ " . Đến thời Stalin thành lập chủ nghĩa Stalin ( Stalinism) chủ trương bạo lực tập thể . Trại tập trung thực chất là trại giam tập thể được điều hành bởi cảnh sát mật . Stalin có thành tích giết hại hàng triệu người . Dân chúng Liên Xô rất vui mừng khi ông chết . Hitler , Lenin, Stalin, Mao trạch Đông ,...đều là môn đồ của Engels và Marx . Hai vị nầy đã cổ xúy cho cương lĩnh diệt chủng . Engels khẳng định :" Ba Lan không có lý do để tồn tại . Họ sẽ phải bị tiêu diệt vì họ đang tụt hậu quá xa nên không thể đưa họ đến cùng thời với cuộc cách mạng được ". Còn Karl Marx lý giải lý do diệt chủng :" Các chủng tộc và các giai cấp quá yếu để thích nghi với điều kiện sống mới nên họ phải nhường bước ..., họ phải bị tiêu diệt trong cuộc thảm sát của cách mạng " .

   Thế nhưng , có một điều khó hiểu và gây nhiều ngạc nhiên , thắc mắc là vì sao trước đại họa diệt chủng người dân vẫn giữ thái độ dững dưng thờ ơ , vô cảm trước các cuộc bạo hành tập thể , những trại tập trung hủy diệt ?Vì sao trong quan hệ giữa con người và con người như xóm giềng thân thiêt, bạn bè thâm tình , máu mủ ruột rà ,..lại có thể trở mặt với nhau dễ dàng như vậy ?Vì sao cả một dân tộc nhẫn nhục chấp nhận sự tàn độc , sự mất tự do , sự mất quyền con người ; luôn bị đàn áp , bị kiểm soát , bị khủng bố ,...? Đấy là vấn nạn thảm khốc nhất !Phải chăng vì trước tội lỗi của kẻ thủ ác đã không có một ai dám lên tiếng ! Albert Einstein cho rằng :" thế giới không bị hủy diệt bởi những kẻ làm điều ác mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả " .ĐQX nói riêng và chủ nghĩa toàn trị nói chung sở dĩ tồn tại là nhờ sức mạnh . Ở đây là sức mạnh cao trào của làn sóng thứ ba . Trong cơn sóng dồi , làn sóng thứ nhất còn yếu , làn sóng thứ hai mạnh vừa , làn sóng thứ ba mới là cực mạnh . Chẳng phải ngẫu nhiên mà ĐQX gọi tên đế chế của mình là "đệ tam đế chế "; còn CS LX thì dựa vào "đệ tam quốc tế " . Có 4 yếu tố về sức mạnh sau đây giúp phát - xít và Mac-xit tồn tại ;
  - Sức mạnh từ kỷ luật sắt
  - Sức mạnh từ cộng đồng ( đồng chí đồng hành gắn kết ...)
  - Sức mạnh từ chủ nghĩa hành động
  - Sức mạnh từ lòng kiêu hãnh
  Vũ khí sắc bén nhất là tuyên truyền và dối trá . Nói dối phải đúng kỹ thuật . Bộ trưởng tuyên truyền Goebbels cho rằng nói láo phải đúng thời điểm ( vào buổi tối ) và phải lập đi lập lại . Phải nói láo chuyện tày trời . Nói láo có kỹ thuật là những viên đạn thần thông của kỹ thuật tuyên truyền . Về kỹ thuật nầy TQ tỏ ra thâm độc và tinh xảo hơn LX. Về lòng kiêu hãnh và tự tôn dân tộc TQ cũng nổi trội hơn bất kỳ quốc gia nào . Ngay tên nước Trung Hoa cũng đã nói lên tính tự cao tự đại của dân tộc ( trung tâm tinh hoa thế giới ) . Mao Trạch Đông mượn chủ nghĩa quốc tế vô sản như một phương tiện để làm cuộc cách mạng vô sản lật đổ chế độ tư sản Tưởng Giới Thạch .Quốc tế vô sản chỉ là nhãn hiệu cầu chứng , bản chất vẫn là chủ nghĩa bành trướng , mở rộng đế chế Trung Hoa , biến các nước lân bang thành chư hầu . Từ ngàn năm trước , dân tộc VN đã từng là nạn nhân của chủ nghĩa bành trướng của họ . Những người kế vị Mao đều đi theo con đường vạch sẵn của Mao , con đường dân tộc cực đoan , kiêu hãnh về chủ nghĩa Đại Hán . Mấy năm gần đây TQ trổi dậy , hung hăng và ngang ngược tung hoành trên biển Đông bất chấp quốc tế công pháp . TQ muốn mặc nhiên cướp đoạt quyền hải hành , hải lộ của nhiều quốc gia . Steve Bannon có lý khi cảnh báo rằng " nếu Mỹ không kiềm chế sự trổi dậy của TQ , nước nầy sẽ đi theo con đường đen tối của Đ QX ". Và do đó chiến tranh thế giới có nguy cơ bùng nồ . Máu Đại Hán là máu xâm lăng và trộm cướp ! Hệ thống truyền thông của nhà cầm quyền TQ luôn tuyên truyền kích động lòng kiêu hãnh , máu tự tôn dân tộc trong dân chúng . Chiến tranh thế giới thứ 2 xuất phát từ lòng kiêu hãnh siêu nhân - chủng tộc siêu đẳng Aryan , dân tộc German . Biết đâu lòng kiêu hãnh tự tôn của Đại Hán có thể sẽ là ngòi nổ của đệ tam thế chiến .
       Tóm lại , TQ sẽ là ĐQX thứ 2 là khả năng thực hữu .Và nguy cơ chiến tranh thế giới thứ 3 là nguy cơ có thật . Nếu vậy thì thân phận đất nước VN , dân tộc VN sẽ ra sao . Đó cũng là câu hỏi vô cùng nghiêm khốc mà bất cứ người Việt nào còn lương tri , lương năng cũng phải dằn vặt , ray rứt .
Lịch sử đấu tranh với giặc phương Bắc một ngàn năm trước , cuối cùng ông cha ta luôn giành phần thắng . Nhưng một ngàn năm Bắc thuộc có vẻ như không nguy hiểm bằng 60 năm thuộc Hán . Đó phải chăng vì mối quan hệ nghiệt ngã :vừa là anh em , vừa là đồng chí , vừa là đồng tôn đồng tộc ( mà lại là kẻ cựu thù )
Nhưng nhờ vào HỒN THIÊNG SÔNG NÚI , nhờ vào CHÍ KHÍ QUẬT CƯỜNG chúng ta có quyền hy vọng dân tộc ta , nòi giống ta sẽ TRƯỜNG TỒN BẤT DIỆT !

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

QUỐC SỰ VÀ MỘNG SỰ


 
   
         Vừa rồi tôi được nghe nhà báo Nguyễn Xuân Nam giới thiệu về quyển sách " CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG ''dày 800 trang do một học giả lão thành 80 tuổi biên soạn . Lời kết của nhà báo có câu :" Không biết " Ai đem quốc sự làm rầy chiêm bao ""; cọng với con số 800 ( độ dày quyển sách ) và con số 80 ( niên kỷ của tác giả quyển sách ) đã cũng " làm rầy chiêm bao của tôi về QUỐC SỰ & MỘNG SỰ !
   
    Qua lời giới thiệu của nhà báo NXN  cuốn sách CQBĐ là một công trình dài hơi , hết sức công phu . Tác giả đã ghi chép những tài liệu xác tín về chủ quyền biển Đông và khẳng định rằng Việt Nam là quốc gia có chủ quyền lớn nhất ! Có lẽ vì vậy mà chuyện biển Đông cũng là chuyện của quốc gia VN . Câu kết luận của nhà báo " Ai đem quốc sự làm rầy chiêm bao " có hàm ý tán thán công đức của tác giả cuốn sách , đã vì chuyện nước non mà quên ăn quên ngủ , lao tâm khổ trí dù đã già nua tuổi tác .
  Từ Ai trong câu " Ai đem quốc sự làm rầy chiêm bao có dáng dấp ca dao với mô típ chữ Ai ở đầu câu  ( Ai đem con sáo sang sông ; Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang ; Ai đi bờ đắp một mình ,...) vừa tạo câu nghi vấn vừa tạo câu khẳng định !
  Mộng sự là mộng mị là chiêm bao trong giấc ngủ vùi !
  Quốc sự là việc nước ; chuyện nước non mình là chuyện tự nhiên như vốn có vậy . Làm người không ai không gắn bó với quê hương đất nước , với quê cha đất tổ . Nguyễn Trãi sau khi từ bỏ quan trường , về ẩn dật ở Côn Sơn , trong bài Tự Thán ông viết :
       Chắc chi thiên hạ đời nay 
     Mà đem non nước làm rầy chiêm bao "

    Dẫu biết răng thiên hạ người đời lòng dạ khôn lường ; cho dù không tin cậy lòng trung tín của thế nhân song ông vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm với nước cùng non .
Người quan tâm lo lắng quốc sự thường hay mất ngủ .Tỷ như Hưng Đạo Vương trong " Hịch tướng sĩ văn " đã bộc bạch tấm lòng thao thức của một chủ tướng :" Ta thường tới bữa quên ăn , nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt ,..." . Như vậy giữa QUỐC SỰ & MỘNG SỰ đối nghịch nhau trời vực . Thức và ngủ ngoài ý nghĩa sinh học còn có ý nghĩa về xã hội học . Người bàng quan với thời cuộc , hờ hững vô tình với việc nước , không quan tâm đến các sự kiện của đất nước là người không tỉnh thức - người luôn mê ngủ . Mê ngủ một phần do bản năng , một phần do bị ru ngủ dưới nhiều hình thức . Có nhiều hình thức ru ngủ thật tinh vi . Ngoài bả danh vọng còn có những trò giải trí , những thú vui ăn nhậu , những mode thời trang , ...Cụ Phan Bội Châu khi bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế , học sinh Quốc Học Huế đến mừng thọ Cụ 60 tuổi bằng một bài ca ; Cụ đáp lại bằng bài ca CHÚC TẾT THANH NIÊN  . Mở đầu bài thơ là ba từ Dậy , dậy , dậy ... Đó là tiếng chuông cảnh tỉnh thanh niên hãy tỉnh thức , hãy " đừng ham chơi , đừng ham mặc , đừng ham ăn , ..." hãy bỏ lối sống tầm thường quyết tâm tu dưỡng để theo con đường cứu nước , giải phóng dân tộc !

       Quốc sự hay việc nước luôn phải được đặt lên trên tất cả , bởi " Phép công là trọng , niềm tây sá nào " . Đất nước còn , còn tất cả ; đất nước mất , mất tất cả ! Mộng sự chẳng qua là giấc ngủ mộng mị . Con người ta quý ở miếng ăn giấc ngủ nhưng không thiêng liêng khẩn thiết bằng chuyện nước non mình ! Nhân gian có câu " Ham ăn thì lú , ham ngủ thì mê ! "