Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Vì sao chúng sanh sợ hãi ?

Trong kinh Tinh Yếu Bát Nhã Ba La Mật Đa, Bồ Bát Quán Tự Tại đã trao cho con người một thông điệp rằng: "Nếu nương vào pháp trí độ Bát Nhã Ba La Mật Đa thì tâm không chướng ngại. Tâm không bị chướng ngại nên không có sợ hãi và vì không sợ hãi nên tránh xa được điên đảo mộng tưởng" (Tâm vô quái ngại cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng...)
    Thì ra con người thường sợ hãi vì những chướng ngại do chấp thủ, chấp hữu, chấp danh, chấp ngã,...con người ta sợ hãi, hốt hỏang trước cái chết đã đành nhưng trong lúc đang sống vẫn cứ nơm nớp sợ hãi. Chúng sanh sợ hãi vì trong lòng chất chứa quá nhiều chướng ngại. Chướng ngại phần lớn gây ra bởi sự lừa lọc, dối trá, lấp liếm, lập lờ... Lộng giả thành chân. Tập khí sâu dày này khiến con người riết rồi không phân biệt được thật giả. Nhiều khi nói láo nhiều lần rồi chính mình cũng tin điều nói láo là thật. Sự dối trá càng ngày càng được hòan thiện bằng các tiêu chuẩn ngụy tạo mà cứ cho là sự chuẩn xác. Tính chuẩn xác dần dà lên ngôi rồi tính chân xác vắng bóng trong mọi họat động của con người. Thật ra giữa chuẩn xácchân xác  khác nhau nhiều lắm.
Chuẩn xác là thước đo do quy ước xã hội hoặc định chế chính trị đặt ra. Nhận thức mang tính chuẩn xác là sản phẩm của triết học phạm trù (phylosophie catégorique) . Theo đó cái gì hợp với tiêu chuẩn, khái niệm là đúng. Mọi việc đều phải được chuẩn hóa, ví dụ như chuẩn hóa trình độ, chuẩn hóa bằng cấp, chuẩn hóa học hàm học vị.v.v....Tuy vậy sự chuẩn xác này thường chỉ là hình thức, phần lớn không có thực học, thực tài, thực lực. Xã hội bây giờ không đủ chuẩn cũng cố gắng nâng chuẩn cho được chuẩn.
"Chuẩn xác không chân xác
Chân xác không chuẩn xác
Lo chuẩn không lo chân
Lần khân trong biển mộng"
Hệ quả của việc nâng chuẩn bừa bãi này là con người quen thói tư duy theo kiểu nói một chiều, nghĩ một phía, làm một kiểu.
Trên đây là chuẩn xác, còn chân xác thì sao ?
Chân xác là thực tại như nó có (như thị), nghĩa là thực tại không bị vo tròn, bóp méo, xuyên tạc, biến thái... Nhìn dây thừng ra con rắn. Tất cả sự chân xác đều hiển lộ minh bạch. Nếu tư duy theo kiểu chân xác thì chẳng có gì chướng ngại và do đó không phải sợ hãi. Con người chỉ lo chuẩn xác mà không lo chân xác, sống trong phù phép dối trá, kiểu anh chàng phù thủy trong truyện cổ tích sai âm binh đánh cây cau đằng trước ra đằng sau để cho vợ anh ta sai âm binh đánh cây cau đằng sau ra đằng trước. Sợ hãi là thuộc tính của vô minh, vì vô minh là tính cách không chân xác của nhận thức.
Suy cho cùng chuẩn xác cũng là vô minh.
"Tâm vô quái ngại cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng" có nghĩa là tâm mà không chướng ngại thì tâm không bị sợ hãi. Tâm không sợ hãi là tâm lúc nào cũng tự tại .
Về mặt ngôn ngữ có khi chuẩn xác mà không chân xác. Có khi chân xác mà mới nghe như không chuẩn xác. Ai có đọc kinh Kim Cang sẽ thấy rõ điều này. Ví dụ như nói về cái không tự tính của vạn hữu, Phật lặp đi lặp lại cách nói kiểu như :" Chúng sanh mà không phải chúng sanh mới là chúng sanh". Không tự tính là do mọi sự hiện hữu  được cấu thành bởi những yếu tố không phải nó. Ví dụ như nói đến giấy là phải nói đến bột giấy, rừng cây. người thợ, mặt trời, mưa, nắng...
Cũng cách nói như vậy, Pascal cho rằng "Chân đạo đức chế giễu đạo đức". Còn Lão Tử thì cho rằng "Thượng đức bất đức". Sự chuẩn xác là do con người đặt ra làm thước đo để thẩm định giá trị của sự vật.Còn tính chân xác là đại luật vốn có của vũ trụ, là chân như. Người ta định nghĩa Vô minh là tính cách không chân xác của nhận thức. Chuẩn xác vẫn là vô minh.
Ngòai ra còn một hình thái khác của vô minh là lo bất cập mà không sợ thái quá. Trong khi đó bất cập và thái quá đều tồi tệ như nhau.
"Đời chỉ lo bất cập
Mà không sợ thái quá
Thái quá như bất cập
Đều họ hàng nhà ma"
Bất cập hay thái quá đều như quả lắc đồng hồ, từ đầu cực đoan này đến đầu cực đoan kia. Cực đoan là mầm mống gây ra thù địch và kỳ thị.
Con người ngày nay chẳng chịu chọn con đường giữa, con đường trung đạo. Thi sĩ Bùi Giáng có mấy câu thơ rất hay về con đường này :
"Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Xin chào giữa bước chân ra
Chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn"

   Bát Nhã Tâm Kinh là tinh yếu của cả bộ kinh Bát Nhã. Bồ Tát Quán Tự Tại khẳng định "Bát Nhã Ba La Mật Đa là linh chú đại thần, linh chú đại minh, linh chú vô thượng, linh chú tuyệt đỉnh" là chân lý bất vọng, có năng lực tiêu trừ mọi khổ nạn. Trong một xã hội bát nháo, đảo điên, vàng thau lẫn lộn, con người điên đảo bởi sự sợ hãi. Trì tụng một cách tinh chuyên miên mật linh chú này sẽ không còn sợ hãi.


Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Hàm tiếu

                                                                           Nở nụ cười hàm tiếu
   Hiến tặng đời thương đau 
  Trong những cơn mưa mau
  Cả những khi nắng lóa
  Nở nụ cười hàm tiếu
  Xoa dịu lòng nát tan
  Trong từng cơn huyết lệ
  Ngập tràn bao oán than
  Nở nụ cười hàm tiếu
  Trấn an đời đa đoan  
  Giữa biển đời dâu bể
                                    Thường trú một tâm an.



Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Nụ cười của nàng Mona Lisa của danh hoạ Leonardo da Vinci





Bức họa La Joconde của danh họa Léonard De Vinci vẽ phu nhân Mona Lisa làm một tuyệt tác vô tiền khoáng hậu. Giá trị của bức tranh là vô giá.Nó đã bị đánh cắp nhiều lần mà kẻ trộm thuộc cở tầm xuyên quốc gia. Kẻ trộm có khi không hẳn vì tiền mà vì quá ham mê nghệ thuật. Ngaỳ nay những bức tranh chụp hoặc sao chép lại bức tranh La Joconde được trang trí trong phòng khách của giới thượng lưu,hoặc phòng làm việc của các nghệ sĩ. Bức hoạ La Joconde của danh họa Léonard De Vinci vẽ phu nhân Mona Lisa là một tuyệt tác vô tiền khoáng hậu. Giá trị của bức tranh là vô giá. Vì sao bức tranh đã trở nên một món trang trí được nhiều người ưa chuộng như vậy ? Ấy là vì nụ cười trong tranh của nàng Mona Lisa- người ngồi làm mẫu- quá ư là bí ẩn. Có nhiều câu chuyện đã trở nên huyền thoại chung quanh bức hoạ và cả người vẽ ra nó. Lại có người cho người rằng đó là bức chân dung tự hoạ của chính hoạ sĩ. Người viết xin kể lại một câu chuyện trong số đó nhằm tham vọng giải mã ý nghĩa nụ cười của nàng Mona Lisa trong tranh
Chuyện kể rằng giới quý tộc thời trung cổ Âu Tây rất ưa chuộng nghệ thuật thi ca, hôị hoạ, nhạc kịch. Nghệ thuật đôí với họ có khi trở thành vật trang sức trong giới thượng lưu quý tộc. Ngoài ra các quý ông trọc phú cũng học đòi theo mốt của quý tộc. Nhà viết kịch Molière đã chế giễu bọn trọc phú lố lăng, hợm hĩnh trong vở kịch "Trưởng giả học làm sang". Trong số các trọc phú kiểu này có một ông chuyên nghề lái ngựa đã mời họa sĩ L.D.Vinci về nhà mình để vẽ cho cô vợ trẻ đẹp một bức chân dung truyền thần. L.D.Vinci là một hoạ sĩ tài hoa, lại còn rất gioỉ về nhiều bộ môn khoa học. Nhà hoạ sĩ nhận lời anh chàng lái ngựa và bản hợp đồng được ký kết giữa hai con người thuộc hai tầng lớp khác nhau.
Vợ của chàng lái ngựa tên là Mona Lisa. Nàng vốn là con nhà khó. Cha của nàng vì thiếu chàng laí ngựa một món nợ lớn không trả nổi nên đem con gái ra trả nợ. Mona Lisa đang tuôỉ xuân thì , lại rất xinh đẹp, thuỳ mị, đoan trang. Nàng vì thương cha nên đành phải chấp nhận cuộc hôn nhân ngoài ý muốn. Sau khi ký xong hợp đồng vẽ tranh , người lái buôn giao vợ cho họa sĩ rôì bỏ đi buôn xa. Lão ta chỉ có một đam mê duy nhất là ngựa. Sở trường của lão là xem tướng ngựa, thẩm định giá trị của ngựa. Nhờ vậy mà lão nhanh chóng phất lên làm giàu.Việc thuê người vẽ tranh cho vợ chẳng qua là cái mốt học đòi thời thượng mà thôi.
Loay hoay miệt mài bên khung vẽ suốt cả tháng trời, nhà hoạ sĩ vẫn không thể nào phác thảo nổi bức chân dung người mẫu. Vẽ đẹp trinh nguyên, hiền hậu, dôì dào sinh lực của nàng Mona Lisa đã trở nên héo úa, tàn phai từ ngày đặt chân đến lâu đài vắng lặng của đức ông chồng bất đắc dĩ. Nàng sống như một cái xác không hồn. Thật khó cho nhà hoạ sĩ vì vẽ chân dung đòi hỏi người mẫu phải có một cái thần.- nhưng biết làm sao được khi đã ký hợp đồng với tay buôn ngựa. Họa sĩ muốn thay đổi không khí nên đưa nàng về xưởng vẽ của mình để thực hiện cho xong hợp đồng đã ký. Có lẽ vì sống trong lâu đài vắng lặng này, nàng Mona Lisa đã bị ám ảnh và đâm ra u trầm, vô cảm. Thế là ngày ngày bọn gia nhân của lão lái ngựa phải khiêng kiệu đưa rước nàng từ nhà đến xưởng vẽ rôì từ xưởng vẽ về nhà. Mặc dù vậy bức phác thảo vẫn không hoàn thành được. Có điều chàng hoạ sĩ vẫn đinh ninh rằng đằng sau khuôn mặt lạnh lùng vô cảm của người mẫu vẫn có một nguồn sinh khí, một nét thanh tân ẩn chứa bên trong. Với niềm tin đó, chàng hoạ sĩ vẫn kiên trì nhẫn nại. Vẽ trong nhà không được, vẽ ở xưởng cũng không xong, hoạ sĩ bèn đưa nàng ra bìa rừng, lấy thiên nhiên làm phông nền cho bức hoạ. Trong khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, biết đâu rôì người mẫu sẽ tươi tỉnh hơn. Bởi ở đây có mây xanh, gió mát, có hoa thơm cỏ lạ... Thật là một không gian thích hợp cho một tâm hồn rộng mở. Nơi bìa rừng vắng vẻ, nên thơ, cả người vẽ lẫn người mẫu say sưa chăm chỉ trong công việc. Từ sáng sớm cho đến chiều tà, người hoạ sĩ loay hoay phác thảo bức chân dung của nàng Lisa nhưng không tài nào vẽ được cái thần trên khuôn mặt của người mẫu. Cả hai đều thấm mệt. Hoạ sĩ bèn rời khung vải để kể cho nàng nghe một câu chuyện cổ tích.
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa ở một bìa rừng hoang vu, vắng vẻ có một gia đình gồm có người cha và bốn người con trai. Năm cha con sống bằng nghề chăn nuôi và trồng trọt. Trong số bốn người con, người con út có tư chất đặc biệt. Chàng ta rất ít nói và thường lặng lẽ một mình ngôì nhìn cây côí, đất đá, mây trời... Chừng như chàng đang chuyện trò với các vật vô tri vô giác. Rôì một hôm người cha sắp sửa qua đời, ông goị các con lại và dặn dò : "Sau khi ta chết đi, các con hãy khoá trái cửa lại và mỗi đứa đi về một phương. Sau hai năm mỗi đứa phaỉ học xong một nghề rôì quay về nhà đúng vào ngày ta mất". Bốn người con làm đúng như lời cha dạy. Hai năm sau người con cả học được nghề điêu khắc, người con thứ học được nghề may mặc, người con áp út học được nghề kim hoàn. Người con út lại có khả năng truyền thông với các vật vô tri vô cùng vi diệu . Đúng vào ngày cha mất, các con lần lượt về nhà. Người con cả về trước. Chàng đứng nhìn ngôi nhà từ lâu vắng bóng người , cỏ mọc giậu thưa, rêu phong phủ kín. Cây cổ thụ trước sân ai đó đã đốn hạ. Trong lúc chờ đợi các em về chàng dựng khúc gỗ lên và điêu khắc một pho tượng kiều nữ khoả thân. Chàng đã hoàn thành bức điêu khắc một cách hoàn hảo. Một thiếu nữ kiều diễm ngọc ngà với những đường cong mềm mại "Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên" . Người con thứ về tới vừa trông thấy pho tượng trước nhà -sẵn đem theo lụa là gấm vóc, chàng cắt may cho tượng một bô xiêm y lộng lẫy và mặc vào cho nàng . Khi người con áp út trở về, nhờ học được nghề kim hoàn và có sẵn các vật trang sức, chàng đeo vào người cô gái nào nhẫn, xuyến, nào vòng cổ, hoa tai... Bức tượng khoả thân đã trở thành một tiểu thư đaì trang, khuê các, xiêm áo thướt tha. Nhưng đáng tiếc đó chỉ là người gỗ. Sau cùng người con út trở về. Và anh ta lấy làm ngạc nhiên khi thấy có cô gái đứng trước sân nhà. Anh bước từng bước một đến trước cô gái rôì nhìn thật sâu thật lâu vào khuôn mặt tươi xinh của thiếu nữ. Anh ta thì thầm mấy câu gì đó giống như thần chú. Cuôí cùng anh ta áp sát vào mặt cô gái rôì phà hơi thở của mình vào đó. Bỗng dưng cô gái thay đôỉ sắc mặt, nở nụ cười và hoá thành người thật. Vừa lúc đó người anh cả chạy đến bảo: 'Cô ấy là của ta vì ta đã tạo ra cô ấy'. Người con thứ và áp út cũng đều noí" Không, cô ấy là của em vì em đã làm đẹp cho cô ấy". Chỉ có người con út là lặng lẽ không nóí năng gì. Nhưng cô gái đã lên tiếng nóí thay cho chàng : "Ai tạo ra em, người đó là cha của em, ai làm đẹp cho em là các anh của em, còn ai cho em linh hồn, sự sống và sự hiểu biết thì đó là chồng em vậy"
Chàng họạ sĩ vừa kể đến đây,nét mặt nàng Mona Lisa chợt biến đổỉ ,đôi môi xinh vừa dợn nở nụ cười ...Và, chàng họạ sĩ đã kịp hét lên: " Giữ nguyên nụ cười !!!". Rồi chàng chạy bay lại khuôn vải...Và , chỉ cần vài nét cọ, chàng hoạ sĩ đã phác thảo xong bức tranh- bức tranh truyền thần Mona Lisa.
Ít lâu sau, người lái ngựa trở về nhưng chàng hoạ sĩ đã ra đi mang theo bức tranh rong chơi khắp chốn giang hồ .
Hồì kết của câu chuyện cổ tích đã làm cho người mẫu Mona lisa ngộ ra điều gì đó mơ hồ không rõ nét. Chỉ biết rằng nghe đến đây nàng chớm nở nụ cười hàm tiếu. Chàng hoạ sĩ chờ đợi giây phút này từ lâu. Thực ra đây không hẳn là nụ cười bởi vì nó rất nhẹ, nhẹ đến nỗi không phải cười mà chỉ dợn cười, có mới vừa muốn cười. Nụ cười ấy bộc lộ một trạng thái tâm hồn buông thư, xả giãn, các cơ bắp trên khuôn mặt không còn dấu vết của lo âu, phiền muộn. Nụ cười ấy làm ta liên tưởng đến nụ cười của các thần Đế Thích đặc biệt là nụ cười của Ma Ha Ca Diếp trong hội Linh Thứu khi Phật Tổ Như Lai đưa bông hoa lên trước chúng hội mà không thuyết lời nào, không ai hiểu Phật muốn noí gì, chỉ có ngài Ca Diếp thay đổi sắc mặt, dợn nở nụ cười ( phá nhan vi tiếu).
Trở lại nụ cười của nàng Mona Lisa trong bức tranh La Joconde của hoạ sĩ L.D.Vinci ta thấy toát ra một ý nghĩa hết sức nhân văn, nhân bản. Ý nghĩa của con người không chỉ là sự sống mà còn là sinh khí, sinh lực và sự tỉnh thức của con người đang sống. Sống mà không biết mình là ai, mất hết sinh khí, cạn kiệt sinh lực chẳng khác nào một cái xác sống . Giá trị nhân văn của bức tranh La Joconde là ở chỗ nụ cười của nàng Mona Lisa. Cái đẹp toát ra từ trong tâm hồn, trong tính cách là một vẻ đẹp an hoa, thanh thoát. Thì ra cô gái trong truyện thuộc về người con út, và nàng Lisa thuộc về chàng hoạ sĩ đều là quy luật muôn đời : "Con người thuộc về ai làm cho y khá hơn." Tất nhiên khá hơn về phương diện tinh thần mới là điều đáng được trân quý. Tạo tác, trang điểm bằng vật chất đáng quý đã đành nhưng tạo tác trang điểm bằng tri thức và tâm hồn lại càng đáng quý hơn. Nóí như cách nóí của một thi nhân:
"Nào ai son phấn hữu thần
Để em trang điểm chẳng cần phấn son"


Tạp ghi về một chuyến đi trao quà ở Trà Vinh

Nhân ngày Phật Đản đức Bổn sư, nhóm MABĐ cử mấy anh em chúng tôi đi qua Trà Vinh để trao quà cho các em bé cơ nhỡ, khuyết tật, những phần quà naỳ là của Hội từ bi Quan Thế Âm gửi về . Đoàn người gồm có: Thọ, Tài, vợ chồng Tự, Thoa, Quang và vợ chồng Nguyên Minh. Có đi sâu vào các con hẻm nhỏ ở đô thị hoặc luồn lách vào các vùng quê hẻo lánh, đến tận nơi, trao tận tay mới thấu hiểu cảnh tình bi đát của những mảnh đời bất hạnh sống lây lất đâu đó trên đất nước này.


   Chúng tôi xuất phát từ bệnh viện Trần Văn An lúc 7 giờ bằng xe máy rôì thẳng tiến về Hương Mỹ, qua sông bằng phà Vàm Đồn. Cái nắng gay gắt bắt đâù thiêu đốt lúc nửa buổi. Con sông rộng đến nôĩ đứng bên này nhìn sang bên kia bờ thấy xa tít tắp. Nước sông đục ngầu chở nặng phù sa bôì đắp 2 bên bãi bờ xanh tốt. Hơi nước từ mặt sông bốc lên làm hạ nhiệt đôi phần sức nóng gay gắt của mặt trời. Qua sông, chúng tôi thẳng tiến về phía Cầu Ngang để trao quà cho một em bé khuyết tật (vừa câm vừa điếc gốc Khmer). Em bé và cả gia đình đông con sống chen chúc trong một khu nhà thấp lè tè dựng trên bãi cát. Sau đó từ Cầu Ngang, chúng tôi đáo lại thị trấn Trà Vinh giữa ngọ thiên hết nắng lại mưa.

Đường xa vời vợi, thời tiết khắc nghiệt... thế mà chẳng ai phiền hà. Khi hiến tặng niềm vui cho ai đó, ta thấy lòng vui vui. Đi làm từ thiện là cách để trưởng dưỡng tâm từ và tâm bi (Từ là đem niềm vui đến cho người, Bi là giúp người bớt khổ). Vào đến thị trấn Trà Vinh, sát nách 1 ngôi chùa cổ, có 1 túp lều ổ chuột. Đây là địa chỉ mà chúng tôi muốn kiếm tìm. Trong túp lều lụp xụp có 2 em bé mồ côi cả cha lẫn mẹ được ông bà ngoại cưu mang cho ăn học. Bà ngoại thì già yếu, đau ốm thường xuyên. Gánh nặng gia đình đặt trên đôi vai gầy của ông ngoại sống bằng nghề đạp xe lôi. Làm xong công việc, chúng tôi tìm đến ao Bà Om để nghỉ qua trưa chờ trời mát mới quay về Bến Tre.

Ao bà Om nằm trên ngọn đồi thoai thoải, lọt thỏm giữa một rừng cây mọc thẳng vun cao ngút ngàn. Ấn tượng đầu tiên là những gốc cây nằm khơi trên mặt đất. Rễ cây sù sì, gân guốc, vạm vỡ cắm sâu vào lòng đất vừa chống đỡ cho cây đứng thẳng vươn ca. Tuôỉ thọ của những cây sồi này có hơn 100 năm. Qua thời gian đất cát bị xoí mòn chỉ còn trơ rễ mà vẫn không bật gốc. Sức sống của cây cũng như sức sống của con người vẫn trường tồn bất diệt qua nhiều cơn dâu bể. Nói là ao nhưng thật ra đó là một cái hồ rộng mênh mông, nước trong xanh tĩnh lặng giữa một rừng cây yên tĩnh. Vài bông sen vươn lên khoỉ mặt nước với dáng vẻ khiêm hạ, thanh lương lạ thường.


Nhiều người thắc mắc về cái tên "Bà Om". Tên "Om" là danh xưng của một ai đó  như : Nuí Bà Đen, đình Ông Tạ... Có người noí vui đặt tên là ao Bà Om là vì ao được đào bằng thủ công, ôm đất từ đáy hồ lên bờ ... nhưng dưới nhãn quan của một người hay liên tưởng, liên hệ thì chữ "Om" này có thể là biến dạng của chữ "Ohm" trong kinh điển Bà La Môn hoặc chữ "Um" trong tiếng BaLi, hai là chữ "Án" trong phiên âm Hán Tự. Bởi vì những câu thần chú Mật Tông thường bắt đầu bằng chữ "Ulm" hoặc "Án". Ví dụ câu : "Um mani pame hum" (âm Hán : "Án ma ni bát mi hồng") Chữ Um rất quan trọng trong cả câu thần chú. Chữ Um chỉ cho sự viê dung, đầy đủ của tam thân (Pháp thân, Báo thân, Ứng thân). Chữ Mani nghĩa là hoa sen; chữ "pam" nghĩa là bảo trì và chữ "hum" nghĩa là tâm ý. Cả câu thần chú nghĩa là : "Bảo trì tâm ý thuần tịnh và vô nhiễm như hoa sen".
Sở dĩ có sự liên tưởng thế là vì đất Trà Vinh còn đậm màu sắc Phật giáo Nam Tông. Những chùa tháp, tịnh xá theo lối kiến trúc Ấn Độ nằm ẩn mình trong các rừng cây. Những khất sĩ áo vàng ở đây tụng kinh, chú bằng âm Bali. Như vậy liên hệ chữ "Om" trong ao Bà Om là do chữ Um trong mật chú của Nam Tông. Xem ra có lý phần nào chăng ?
    Chúng tôi về đến nhà trời đã nhá nhem, một đoạn đường dài gần 150 km đôí với những tay lái trên dưới 60 không phải là chuyện dễ dàng gì. Trong một ngày con người có thể làm biết bao nhiêu việc, nghĩ biết bao nhiêu điều... nhưng thường những việc ta làm, những việc ta nghĩ là do tâm hành chứ ít khi "như lý tất ý". Nghĩ, nói và làm trong chánh niệm theo chánh pháp là tạo thiện nghiệp cho đời sau. Trong kinh Di Giáo, Phật dạy:"Các việc ác chớ làm mà hãy chăm làm những việc thiện" (Chư ác mạc tác, chu thiện phụng hành) .

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Trò chuyện với Ngộ Không về bài "Chỉ bấy nhiêu thôi"

Cám ơn Ngộ Không đã đọc và đã cho ý kiến về bài thơ "Chỉ bấy nhiêu thôi".Ý kiến của bạn mang tính phản đề nhưng vẫn có tổng hợp đề(ở phần kết).Phản đề là không đồng tình với nội dung biểu hiện của bài thơ : Sự khác biệt trên thế gian là điều hiển nhiên vốn có ,khó thể phủ nhận sự sai  biệt giữa cao thấp ,giàu nghèo, sang hèn...trong cuộc sống thường nhật .Và vì có sự sai biệt đó mà sống phải chiến đấu tranh đua để vươn lên trong cuộc sống .Tuy nhiên bạn cũng đã đưa ra một tổng hợp đề mang tính giả định :Nếu ta đứng ở trên cao nhìn xuống thế gian thì thấy cuộc nhân sinh ở trần thế giống như đám bụi nhỏ ...Với tổng hợp đề này thì Ngộ Không đã mặc nhiên đồng tình với tác giả bài thơ : Chẳng có gì sai khác .Tàu thuyền xuôi ngược trên biển cả bao la có thuỳên to thuyền nhỏ ,có thuyền xuôi gió ,có thuyền ngược gió ..Nhưng nếu từ trên máy bay nhìn xuống thì trên đại dương mênh mông mọi  thuyền bè đều  là những chấm nhỏ.
       "Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió
         Cũng  chỉ trong vòng bể thảm thôi "
   Ngô không nói đúng.Sự phân biệt sai khác là do con người gán ghép cho vạn vật cho thế giới .Bỡi con người có thói quen nhận thức bằng khái niệm (concept):Tốt xấu, to nhỏ ,ngắn dài ,dơ sạch ...Lối nhận thức này tuân theo phạm trù nhị nguyên đối đải .Đó là lối nhận thức sai lầm .
    Cần chuỷên nhận thức khái niệm sang nhận thức chánh niệm theo nguyên lý trùng trùng duyên khởi của giáo lý Hoa Nghiêm .Theo đó ,một là tất cả,tất cả là một (Nhất tức nhất thiết,nhất thiết tức nhất ).Đó là nguyên lý tương quan tương duyên chằng chịt .Pháp giới duyên khởi là lý thuyết cho rằng vũ trụ cọng hữu trên phổ quát ,tương hệ trên đại thể và hiện hữu trong giao hổ. Không có vật gì hiện hữu một cách độc lập ,riêng lẻ. Do nhận thức sai lầm mà ta cho rằng cái này độc lập với cái kia từ đó nảy sinh sai khác Sự sai biệt đó là giả tạo .Thật ra là bất nhị.Nói như Nguyễn công Trứ:"Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài ".Chính cái tâm phân biệt sai khác là mầm mống gây ra khổ đau của vạn kiếp người ."Chỉ bấy nhiêu thôi "là cách nói khác của sự vô sai biệt .Thế giới ngày nay  xảy ra chiến tranh ,khủng bố ,đàn áp ,bắt bớ giam cầm...là do sự khác biệt giữa nhiều ý hệ và nhiều thứ chủ nghĩa...
     Nhận thức và hành xử trong cuộc đời bằng cái tâm vô phân biệt và bình đẳng tánh trí sẽ đem lại hòa bình  trong tự thân  và hòa bình trên thế giới .(Peace in onself ,peace on the world).
  

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Chỉ bấy nhiêu thôi

  Thế giới nầy chỉ bấy nhiêu thôi
  Cuộc đời nầy chỉ bấy nhiêu thôi.
  Vĩ đại hay thấp hèn,
  Giàu sang hay khốn khó,
  Quí tộc hay hạ tiện
  Đại gia hay mạt hạng,
  Chỉ bấy nhiêu thôi một vở tuồng
 
  Khởi đầu từ vô minh  kết thúc là già chết.
  Nhà bao nhiêu tầng  cũng chỉ ngủ ở một giường
  Tiệc bao nhiêu món cũng chỉ ăn một phần.
  Lạc thú cao đến đâu cũng tới hồi dứt điểm.
  
 Già rồi ai cũng cô độc như nhau.
  Chết rồi ai cũng chỉ sở hữu ba tấc đất
 
  Thế giới này chỉ bấy nhiêu thôi,
  Cuộc đời nầy cũng bấy nhiêu thôi
  Con ngừời gây chiến trên thế giới ,ganh đua trong cuộc sống vì những sai biệt 
  Thật ra,chẳng có gì khác nhau
  Vì ..chỉ  bấy nhiêu thôi!

                  

  
 
,

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Tụng

  

  Tôi hát bài ca tụng không hư.
  Chấp tay cung kỉnh cội thông già .
  Mùa đông tháng giá tươi cành lá.
  Cuí  đầu ta niệm một chữ như.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Về một chuyến đi làm từ thiện

    Ngày 05 .05.2011 nhóm Mái Ấm Bồ Đề đi phát quà cho các hộ nghèo ở phường 8 và xã Phong Nẫm .Thành viên trong nhóm gồm có thầy cũ và trò cũ cách nay gần 40 năm.Chất men kết nối họ lại với nhau là tình bằng hữu ,nghĩa ân sư ,lòng nhân ái và tâm nguyện giải thoát .Mọi việc họ làm đều xuất phát từ tâm bồ đề diễn giải cụ thể trong 10 điều tâm niệm .Chuyến đi làm từ thiện nầy cũng như nhiều chuyến đi trải dài suốt 4 năm nay đều được thực hiện bỡi chất men ấy và tâm nguyện ấy .
     Nhưng đặc biệt trong chuyến đi nầy  nhiều thành viên thân bệnh mà tâm vẫn thường lạc .Nhiều em mang nỗi đau riêng trong thân thể mình :Em May Duyên vừa mới mổ cancer ,em Tự vừa mới bị té xe chân còn đi khập khiểng,em Mịn nhà bị giải tỏa chưa có đất cắm dùi...Người ta thường nói khi  cái chân ta bị đau  ta thường khó thông cảm với nỗi đau của người  khác .Nhưng các em vì nỗi đau chung mà quên nỗi đau riêng .Trong trời trưa nắng lóa ,các em đi luồn vào các con hẻm ,hoặc nơi thôn cùng xóm vắng để tặng quà cho những gia đình khốn khó .Những món quà tuy bé nhỏ nhưng được chế tác bằng chất liệu Từ :Của tuy tơ tóc nghĩa so nghìn trùng .
     Dù đường xa ,trời nắng nhưng ai nấy đều tỏ ra hoan hỉ và hạnh phúc .Đúng như lời một đạo sư đã nói:
                           Mọi hạnh phúc trên đời
                           Đến từ lòng vị tha
                           Và tất cả khổ nạn
                            Đến từ lòng vị kỷ.