Chữ TÙY trong tư tuởng của Khổng Tử được cô đúc trong một mệnh đề :"Ngô tác di ư thị ,vô khả vô bất khả ".(Ta khác bọn họ :chẳng có việc gì mà ta quyết định phải làm ,chẳng có việc gì ta quyết định phải bỏ ).Mệnh đề nầy được trích từ một đoạn văn bình luận của Khổng Tử về các danh sĩ đời trước :"Bá Di ,Thúc Tề ngày xưa ,những người bỏ công danh phú quý mà đi ẩn dật ,Triều đại nhà An có bốn người : Bá Di,Thúc Tề, Ngu Trọng Di Dật và đời nhà Chu có ba người :Chân Trùng ,Liễu Hạ Huệ , Thiếu Liêm." Về những nhân vật nầy Khổng Tử luận rằng : "Chẳng khuất chí mình ,chẳng nhục thân mình chỉ có hai ông Bá Di Thúc Tề chứ còn ai nữa .Ông Liễu Hạ Huệ và ông Thiếu Liêm kém hơn phải khuất chí mình phải nhục thân mình .Tuy vậy lời nói của hai ông hợp với luân lý ,việc làm của hai ông hợp với lòng mong đợi của dân.Chỉ có hai điều đó là đáng khen thôi .Còn ông Ngu Trọng và ông Di Dật tuy ẩn cư nơi xa vắng và ăn nói tự do phóng túng ,nhưng giữ mình đúng lễ thanh khiết và biết phế bỏ đúng lẽ quyền biến .Về phần ta ,ta khác mấy ông ấy .Chẳng việc gì mà ta quyết định phải làm ,chẳng việc gì mà ta quyết định phải bỏ " (trích dịch bởii Đoàn Trung Cồn ).
Chữ TÙY trong tư tưởng của Khổng Tử được thu gọn trong cụm từ : "Vô khả vô bất khả ". Đó là cách ứng xử tùy thời ,tùy nơi ,tùy tâm cảnh ,quyền biến vô ý ,vô tắc ,vô cố ,vô chấp ,vô ngã . (Vô ý là không theo ý kiến chủ quan ,vô tắc là không khẳng định một cách tuyệt đối ,vô cố là không cố chấp , vô ngã là không vì mình . Chữ TÙY của Khổng Tử thể hiện sự nhu thuận ,uyển chuyển ,khôn ngoan lợi cả mình và lợi cả người chứ không đồng thuận một cách tùy tiện .Cách hành xử như vậy đã vượt ra khỏi sự o ép của một ý thức hệ hoặc một phạm trù tư tuởng nào đó .
Kẻ sĩ Việt Nam ngày xưa khẳng định : "Xưa nay xuất xử thường hai lối " ( xuất : ra tham chính ,xử : ở ẩn ). Chọn lối nào còn tùy .Nói hai lối là cách nói phiếm định thật ra có năm bảy đường và nhiều hơn thế nữa .Ngày xưa kẻ sĩ sống giản dị .Ngay trong việc ăn mặc cũng tùy điều kiện mà không thay đổi (y thực tự nhiên ,tùy duỵên bất biến ).
Kẻ sĩ ngày nay phần đông đánh mất truyền thống nho học lại bị kẹt bởi các thứ duy nầy duy nọ do ảnh hưởng tư tưởng phương tây nên tự đóng khung trong những phạm trù cứng nhắc : phải là thế nầy mà không là thế kia . Ai theo ta là bạn, ai không theo ta là thù .Vì không lấy bất biến mà ứng với vạn biến nên bị vong thân mất gốc .Vì khư khu giữ lấy ý kiến chủ quan ,vì tuyệt đối hóa ,duy nhất hóa mọi chuyện ,vì bảo thủ cố chấp vị kỷ nên đánh mất tố chất của một kẻ sĩ : trước cường quyền thì khuất phục , trong giàu sang thì xa hoa , trong nghèo khổ thì thay đổi . Thời Pháp thuộc đã xuất hiện loại kẻ sĩ nầy : " Sĩ khí rụt rè gà phải cáo " ( Trần Tế Xương ).Trí thức mà không còn khí tiết thì mong gì có DÂN KHÍ!
Chữ TÙY giúp cho con người giữ được cách thế ứng xử linh hoạt ,uyển chuyển ,khôn ngoan . Các hiền triết lảnh đạo thời Lý đã vần dụng nhuần nhuyễn thuyết tam giáo đồng nguyên để chế định một mô thức xã hội ,dân chủ ,rộng mở . Đó cũng là cách vận dụng chữ TÙY : Đồng quy nhi thù đồ ,nhất trí nhi bách lự ( cùng quy về một mối bằng nhiều con đường khác nhau, cùng nhất trí nhưng có trăm cách nghĩ khác nhau ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét