Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

TUYÊN TRUYỀN - TRUYỀN THÔNG VÀ GIAÓ DỤC

 

    Tuyên truyền , truyền thông và giáo dục từ lâu đã bị hóa đồng thành một mẫu số chung . Đây là một hiện tượng khá nguy hiểm cho giáo dục , bởi nó biến giáo dục thành công cụ tuyên truyền .Giáo dục tự thân là một trong những nội hàm quan trọng của văn hóa . Vì đối với văn hóa giáo dục vừa có nhiệm vụ xây dựng văn hóa cho ngày mai thụ hưởng vừa có nhiệm vụ vun bồi kế thừa truyền thống văn hóa của ngày hôm qua .Giáo dục không đơn thuần là giáo dục công dân , giáo dục giác ngộ , giáo dục nhận thức . ...Cụm từ tuyên giáo phải chăng gắn kết hai khái niệm tuyên truyền và giáo dục .?

    Ba khái niệm tuyên truyền - truyền thông và giáo dục đều có phạm trù riêng lẽ không ăn nhập gì với nhau . Chức năng nhiệm vụ của mỗi lãnh vực đều khác nhau . Chức năng nhiệm vụ của giáo dục như đã nói thuộc nội hàm văn hóa . Tuyên truyền chỉ có nhiệm vụ dân vận giúp nhân dân hiểu rõ đường lối chủ trương chính sách của đảng và nhà nước . Còn truyền thông có nhiệm vụ đưa tin , truyền đạt qua báo đài những thông tin sốt dẻo, kịp thời đến quần chúng nhân dân một cách trung thực , khách quan , chính xác .Mức độ trung thực , khách quan đòi hỏi nhà báo phải được hành nghề tự do . Trong vụ thảm sát ở Bình Phước vừa rồi , báo giới đã lấn sân , tiếm quyền tư pháp , vội vàng quy kết nghi can là tội phạm trong khi chưa có bản án của tòa .

 Do mặc định đánh đồng tuyên truyền với giáo dục nên chủ thể giáo dục mặc nhiên là cán bộ tuyên truyền còn quần chúng nhân dân là đối tượng được giáo dục . Điều nầy chỉ có thể có trong trại giam . Trong nhà tù cán bộ quản giáo là người giáo dục , còn tù nhân là người được giáo dục .
 Quần chúng nhân dân không thể nào là đối tượng giáo dục đối với bất cứ chủ thể nào . Bởi vì không có chủ thể nào duy nhất đúng , tuyệt đối tốt , thật sự hoàn hão để làm thầy thiên hạ . Ngay đến đức Khổng Tử được người đời tôn xưng là Vạn Thế sư Biểu cũng phải nhún nhường khiêm hạ : " Ta là một người thầy dạy không biết chán , học không biết mệt . Như vậy , bản thân của chủ thể giáo dục cũng phải không ngừng học hỏi . Càng học càng thấy mình dốt .Có vài kẻ phát ngôn bừa bãi cho rằng :dân trí Việt nam còn thấp "! Người nói ra câu nầy ắt có não trạng xem mình là thầy thiên hạ . Chính cái não trạng nầy dẫn đến căn bệnh tự kỷ, tự tôn , xem mình là trung tâm của thế giới . Loại người nầy cho mình là thành phần giác ngộ chỉ lo giáo dục giác ngộ người khác còn mình thì chẳng cần phải tự học , tự giáo dục . Trong giáo dục có ba nguồn giáo hóa : một là gia đình , hai là nhà trường và xã hội , ba là tự giáo dục . Tự giáo dục ở đây đồng nghĩa với tu thân trong cụm từ " tu thân , tề gia , trị quốc , bình thiên hạ". Nói về việc tu thân , Nho giáo khẳng định từ thiên tử đến thứ dân ai nấy phải lấy việc tu thân làm gốc .
 Như vậy giáo dục không dành riêng cho trẻ nhỏ mà cả cho người lớn . Người lớn mà chân chính mẫu mực đã là bài học thân giáo cho trẻ nhỏ . Trên không chính dưới tất loạn . Một ông thầy không thể nói với học trò của mình rằng " các em hãy nghe những gì thầy nói mà đừng làm theo những gì thầy làm"

    Một nền giáo dục mang tính áp đặt nặng giáo điều sẽ đào tạo ra những con vẹt biết nói tiếng người . Lão Tử có một câu nói khiến hậu thế có kẻ cố tình hiểu lệch và làm sai: " Dân khả dĩ do ( * ) bất khả dĩ tri'. Câu nầy ý Lão Tử muốn cảnh báo nhà cầm quyền rằng đối với dân chúng có thể làm tốt để họ noi theo chớ không thể dạy dỗ cho họ biệt  . Nhiều nhà độc tài cố tình hiểu sai ra như vầy : đối với dân chúng chỉ cần làm cho họ giống nhau chứ không thể làm cho họ biết !
Nền giáo dục nước ta có thiên hướng đào tạo công dân , đào tạo chuyên viên hơn là đào tạo con người đúng nghĩa .  Thiết nghĩ kèm theo địa vị , chức danh , nghề nghiệp phải là một con người đích thực .
  Vẫn còn có nhiều nhà giáo dục tâm huyết muốn bảo lưu bản chất đích thực của giáo dục . Tỷ như bà hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen Bùi Trân Phượng trong bà diễn văn đọc trong lễ tốt nghiệp có gởi cho SV của mình một thông điệp đầy tính nhân văn , nhân bản " ...Cho dù sau nầy các anh chị có chọn cho mình một công việc hay sự nghiệp tương lai gì đi nữa , các anh chị sẽ nghĩ đến đồng bào ruột thịt và vận mệnh đất nước Các anh chị sẽ luôn thành tâm làm điều gì đó cho quê hương 
 Hãy luôn thể hiện mình là một người Việt nam có học , sống tử tế , làm việc đàng hoàng và cư xử nhân ái ..."
Cuối bài diễn văn bà còn nhắc nhở các tân khoa chạy xe cẩn thận , ăn uống nhớ tránh các chất phụ gia độc hại của Trung Quốc ...
Chỉ một đoạn văn mà bà Hiệu trưởng đã nói được ít nhiều thuộc tính của một con người đích thực : yêu tổ quốc , yêu đồng bào , sống hiền lương tử tế , tỏ ra có học , cư xử nhân ái ...
Nếu như tất cả những người làm giáo dục đều có tâm huyết và tư duy như bà Bùi Trân Phượng thì xã hội Việt Nam không đến nỗi băng hoại !

Sự đánh đồng giữa khái niệm tuyên truyền , truyền thông và giáo dục như hiện nay có nguy cơ biến giáo dục thành một thứ công cụ cho mục đích chính trị ; điều nầy có ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển và kế thừa văn hóa dân tộc .


( * ) Chữ Do cùng một âm mà có nhiều nghĩa , trong đó có nghĩa là noi theo ; lại có nghĩa khác là giống nhau                                                                                                                                                        vvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvv