Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Chữ TÙY trong cách thế ứng xử của người xưa

    Cổ thời, người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung rất linh hoạt ,nhu thuận trong cách thế ứng xử.   Họ không câu nệ cố chấp theo một hệ tư tưởng cứng nhắc hoặc một phạm trù ý niệm đóng khung .Sư linh hoạt ấy được hoạt hiện trong chữ TÙY.
  Chữ TÙY trong tư tuởng của Khổng Tử  được cô đúc trong một mệnh đề :"Ngô tác di ư thị ,vô khả vô bất khả ".(Ta khác bọn họ :chẳng có việc gì mà ta quyết định phải làm ,chẳng có việc gì ta quyết định phải bỏ ).Mệnh đề nầy được trích từ một đoạn văn bình luận của Khổng Tử về các danh sĩ đời trước :"Bá Di ,Thúc Tề ngày xưa ,những người bỏ công danh phú quý mà đi ẩn dật ,Triều đại nhà An có bốn người : Bá Di,Thúc Tề, Ngu Trọng Di Dật và đời nhà Chu có ba người :Chân Trùng ,Liễu Hạ Huệ , Thiếu Liêm." Về những nhân vật nầy Khổng Tử luận rằng : "Chẳng khuất chí mình ,chẳng nhục thân mình  chỉ có hai ông Bá Di Thúc Tề chứ còn ai nữa .Ông Liễu Hạ Huệ và ông Thiếu Liêm kém hơn phải khuất chí mình phải nhục thân mình .Tuy vậy lời nói của hai ông hợp với luân lý ,việc làm của hai ông hợp với lòng mong đợi của dân.Chỉ có hai điều đó là đáng khen thôi .Còn ông Ngu Trọng và ông Di Dật tuy ẩn cư nơi xa vắng và ăn nói tự do phóng túng ,nhưng giữ mình đúng lễ thanh khiết và biết phế bỏ đúng lẽ quyền biến .
            Về phần ta ,ta khác mấy ông ấy .Chẳng việc gì mà ta quyết định phải làm ,chẳng việc gì mà ta quyết    định phải bỏ " (trích dịch bởii Đoàn Trung Cồn  ).
  Chữ TÙY trong tư tưởng của Khổng Tử được thu gọn trong cụm từ : "Vô khả vô bất khả ". Đó là cách ứng xử tùy thời ,tùy nơi ,tùy tâm cảnh ,quyền biến vô ý ,vô tắc ,vô cố ,vô chấp ,vô ngã . (Vô ý là không theo ý kiến chủ quan ,vô tắc là không khẳng định một cách tuyệt đối  ,vô cố là không cố chấp , vô ngã là không vì mình . Chữ TÙY của Khổng Tử thể hiện sự nhu thuận ,uyển chuyển ,khôn ngoan lợi cả mình và lợi cả người  chứ không đồng thuận một cách tùy tiện .Cách hành xử như vậy đã vượt ra khỏi sự o ép của một ý thức hệ  hoặc một phạm trù tư tuởng nào đó .
  Kẻ sĩ Việt Nam ngày xưa khẳng định : "Xưa nay xuất xử thường hai lối " ( xuất : ra tham chính ,xử : ở ẩn ). Chọn lối nào còn tùy .Nói hai lối là cách nói phiếm định  thật ra có năm bảy đường và nhiều hơn thế nữa .Ngày xưa kẻ sĩ sống giản dị .Ngay trong việc ăn mặc cũng tùy điều kiện mà không thay đổi   (y thực tự nhiên ,tùy duỵên bất biến ).
    Kẻ sĩ ngày nay  phần đông đánh mất truyền thống nho học lại bị kẹt bởi các thứ duy nầy duy nọ do ảnh hưởng  tư tưởng phương tây nên tự đóng khung trong những phạm trù cứng nhắc : phải là thế nầy mà không là thế kia . Ai theo ta là bạn,  ai không theo ta là thù .Vì không lấy bất biến mà ứng với vạn biến nên bị vong thân mất gốc .Vì khư khu giữ lấy ý kiến chủ quan ,vì tuyệt đối hóa ,duy nhất hóa mọi chuyện ,vì bảo thủ cố chấp vị kỷ nên đánh mất tố chất của một kẻ sĩ : trước cường quyền thì khuất phục , trong giàu sang thì xa hoa , trong  nghèo khổ thì  thay đổi  . Thời Pháp thuộc đã xuất hiện loại kẻ sĩ nầy : " Sĩ khí rụt rè gà phải cáo " ( Trần Tế Xương ).Trí thức mà không còn khí tiết thì mong gì có  DÂN KHÍ!
    Chữ TÙY giúp cho con người giữ được cách thế ứng xử linh hoạt ,uyển chuyển ,khôn ngoan . Các hiền triết lảnh đạo thời Lý  đã vần dụng nhuần nhuyễn thuyết tam giáo đồng nguyên  để chế định một mô thức xã hội ,dân chủ ,rộng mở . Đó cũng là cách vận dụng chữ TÙY : Đồng quy nhi thù đồ ,nhất trí nhi bách lự ( cùng quy về một mối bằng nhiều con đường khác nhau, cùng nhất trí nhưng có trăm  cách  nghĩ khác nhau ).

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

TRẺ CON CŨNG CÔ ĐƠN

       Trong nhịp sống thị dân tấp nập đua tranh ,già cô đơn đã đành mà trẻ con cũng bị cô đơn .
    Già cô đơn vì bị bỏ quên .Cái gì cũ kỹ cũng dễ bị quên lãng .Ai cũng có một thời trai trẻ .Mọi năng lượng sung mãn của thời thanh niên đã được dùng để xây dựng sự nghiệp và nuôi sống gia đình.Nhiều gia đình nuôi con ăn học đã trở nên cạn kiệt cả tiền nong lẫn sức lực .Đến khi con cái trưởng thành thì đúng lúc cha mẹ đã già .Thế là sự cô đơn bắt đầu đến với  họ dưới nhiều hình thức khác nhau
    Già cô đơn đã đành nhưng sao trẻ con cũng không tránh khỏi cô đơn ?Trẻ con bây giờ đã quá sung mãn về vật chất song lại bị thiếu vắng tình cảm .Phần lớn cha mẹ chúng đổ xô ra đường bươn bả đua tranh .Giàu muốn giàu thêm.Họ lo cho con họ phải hơn con người khác về mọi mặt bằng cách kiếm thật nhiều tiền:chạy hàng ,chạy chức ,chạy trường,chạy thầy ...Một cuộc chạy đua không có điểm dừng vì lòng ham muốn không có giới hạn .Trong khi đó thì những đứa con của họ bị giam trong những căn phòng sang trọng đầy đủ tiện nghi và các thiết bị máy móc .Vì cô đơn nên  em thì  làm bạn với búp bê ,em thì xem TV-xem chán chương trình thiếu nhi thì sang qua  cả chương trình của người lớn -em thì vùi đầu vào máy tính với những trò chơi sặc mùi bạo lực .Già cô đơn thì thật là đáng buồn nhưng trẻ con cô đơn thì là một triệu chứng không lành cho thế hệ mai sau .Những đứa trẻ này được nuôi quá kín ,ít giao tiếp  nên thường yếu đuối ,nhút nhát dễ bị bệnh tự kỷ ,trầm cảm  sinh  ra tính ích kỷ và có cả thiên hướng bạo lực
   Nỗi cô đơn của người già và trẻ con tuy có hình thái khác nhau  nhưng đều nảy sinh từ một nguyên nhân  duy nhất  :Giá trị vật chất áp đảo giá trị tinh thần .Phần lớn coi tiền bạc có giá trị vạn năng .  Thời nay thay vì nói :"có tiền mua tiên cũng được"  người ta  lại  nói   :"Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua đươc bằng rất nhiều tiền ".Cuộc chạy đua leo thang các giá trị vật chất  khiến  con người phóng tâm chạy ngược chạy xuôi như bị ma đuổi .Họ quên rằng tình cảm tình thâm và tâm linh  cũng là một chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho cuộc sống .Mấy khi họ dừng lại để nhìn lại  mình ,nhìn lại người thân  để thấy sự có mặt của nhau quý biết dường nào .Người xưa có câu :"Bách niên tam vạn lục thiên nhật ,bất phóng thân tâm nhất phiến thời " (Trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày ,chẳng có phút giây nào buông bỏ thân tâm cho lòng lắng lại ). Kamakrishna ,một đạo sư nổi tiếng của Ấn Độ đã nói :"Nếu người ta chỉ bỏ ra một phần mười năng lượng ,công sức mà họ theo đuổi  trong việc tìm kiếm danh vọng ,tiền tài ,sắc đẹp  vào những việc tinh thần thì họ có thể đắc đạo ngay trong cuộc đời này " Cũng có người đặt yêu cầu  rằng : Cuộc sống vật chất chỉ cần ở mức trung bình,nhưng đời sống tinh thần thì phải cần ở trên mức ấy .
   Suy cho cùng  ,con người ta đâu chỉ có " sống, chiến đấu ,lao động ,học tập ..."để trở thành người vĩ đại mà còn phải biết "sống để  yêu nhau ".Yêu ngay từ bây giờ chứ không đợi ngày mai !Bây giờ hay chẳng bao giờ .Vì "đời người như gió qua..."

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Những khoảng trống nhiệm mầu

Dòng chảy tâm thức tương tục liên lỷ như một dòng sông .Đầu óc ta lúc nào cũng bị lấp đầy những suy tư ,suy tưởng ,nghĩ ngợi miên man;hiếm có khi nào được rỗng rang ,an định .Ta thường sợ khoảng trống (empty; vide ).Ta đâu có biết rằng khi tâm thức trở về trạng thái rỗng rang ,đúng lúc ta ngộ ra nhiều điều mới mẻ..Cũng như màn ảnh  TV phải ở trạng thái không mới hiện được hình .Những ý tưởng diệu kỳ thường phát sinh lúc đầu óc ta rỗng rang ,khi tâm  trí ta tỉnh lặng.
    Thì ra cái đầu tốt vẫn hơn cái đâù đầy .
Những khoảng trống nhiệm mầu trong thớ não,
Phát sinh ra những ý tưởng diệu kỳ
Từ khởi thủy từ không nên mới có 
Có từ không diệu hữu cõi huyền vi.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

Tiêu dùng hưởng thụ và lãng phí


       

           Trong thời buổi vật giá leo thang, đồng tiền mất giá như hiện nay thì việc tiêu tiền cần được đặt ra hơn bao giờ hết .Nhất là đối với người có thu nhập thấp và những người nghèo khó chịu ảnh hưởng một cách trực tiếp trước cơn bão giá nầy.Một nhà văn Pháp cho rằng :"Đồng tiền là người đầy tớ tốt nhưng lại là một ông thầy xấu. "Cũng có người cho rằng khi ta không biết  cách xài tiền thì cũng là lúc ta bắt đầu có nguy cơ hư hỏng .Chính vì vậy mà chúng ta không nên lầm lẫn khái niệm tiêu dùng hưởng thụ  với tiêu phí.

       Tiêu dùng là lẽ tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày .Con người cần thỏa mãn những nhu yếu hằng ngày như cơm ăn ,nước uống ,áo mặc ...Đói thì ăn vừa đủ no ,mặc thì vừa đủ ấm đủ đẹp là được.Như thế là tiêu dùng.Nhưng tiêu dùng quá mức cần thiết sẽ trở thành lãng phí .Cũng thế, hưởng thụ là nhu cầu thiết yếu nhưng hưởng thụ thái quá  sẽ là phí phạm và đồng thời có lỗi với những người thiếu thốn ,nghèo khổ .Đồng tiền là người đầy tớ tốt nếu ta biết dùng nó để phục vụ bản thân , làm
việc thiện ,cứu giúp người nghèo ...Đồng tiền là ông thầy xấu nếu ta để nó sai khiến để sa vào trụy lạc ,trác táng ...và trên đà trượt đó đồng tiền còn khiến ta rơi vào những mưu đồ đen tối ,nguy hiểm cho xã hội .Như vậy  nếu ta có tiền thì  tất nhiên nên tiêu dùng  và hưởng thụ .Nhưng nếu  tiêu dùng và hưởng thụ quá mức thì là  hoang phí ,thì là không biết cách xài tiền .
   Sẽ có người không đồng ý với quan điểm trên và cho rằng  tiêu tiền như thế là quá dè sẻn ,riết róng ..sẽ không thúc đẩy  hàng hóa lưu thông .Theo họ phải tiêu dùng  thật nhiều để phát triển kinh tế .Lập luận nầy sẽ không sai  nếu việc tiêu tiền  nhằm mục đích tiêu dùng và hưởng thụ vừa đủ .Nếu hưởng thụ một cách thái quá sẽ tạo ra sự bất công trong xã hội :kẻ ăn không hết người lần không ra .Về mặt đạo đức cái gì quá độ ,quá mức cũng đều không tốt .Một trong các lối sống đạo đức của nhà nho xưa là tri túc và tiết dục .Có biết đủ mới hạn chế được ham muốn  và có biết hạn chế ham muốn thì mới biết đủ .Lối sống tiết độ giúp con người  lập được sự cân bằng  giữa nội tâm và ngoại cảnh ,giữa cá nhân và cộng đồng.Kẻ sĩ ngày xưa chủ trương phú quý  bất năng dâm  tức là giàu sang mà không xa xỉ .Ngày nay đạo giáo suy đồi  nên nhiều kẻ vừa mới là "đại gia "hoặc vừa mới làm quan chức đã vội học thói ném tiền qua cửa sổ .

       Tiêu tiền tất phải tốn tiền.Tốn tiền để thỏa mãn nhu yếu đời sống  là tất yếu .Còn  tiêu tiền để thỏa mãn dục vọng nhất thời là tiêu phí,vô bổ .Hãy để đồng tiền làm người đầy tớ tốt !

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Mạn đàm về khái niệm vật dưỡng nhân

Người ta nuôi gia súc gia cầm để mổ thịt cung cấp thực phẩm cho con người .Có những loài vật sinh ra để người ăn thịt như gà vịt lợn bò tôm cá...nhưng cũng có những loài sinh ra không phải để ăn thịt mà để giúp con người  những việc khác như trâu để cày,ngựa để cưởi ,chó giử nhà...Còn các thú hoang ,côn trùng tạo ra sự cân bằng sinh thái .Nhưng có khi con người lại ăn cả mọi loài vì cho rằng 'vật dưỡng nhơn'!?
    Nói 'vật dưỡng nhơn' có vẻ chuẩn xác chứ không chân xác.Bởi vì nói 'vật dưỡng nhân' là đã dùng khái niệm tách con người ra khoỉ sự vật .Quan niêm 'vật dưỡng nhơn' sai lầm bắt đầu từ nhận thức bằng khái niệm nầy .
    Dưới cái nhìn chân xác con người vẫn là con (convật ) nhưng có tính người .Cho nên con người mà không có tính nguời chẳng khác nào con vật .(có khi còn tệ hơn).Loài vật giết hại nhau vì bản năng sinh tồn (săn mồi để sống).Nhưng con người thì có kẻ giết người hàng loạt có khi chỉ vì một hư danh.Do tham vọng chính trị ,mưu bá đồ vương  mà  có kẻ đã xua hàng triệu con người đi vào chổ chết.Những con người loại này đã là những con thú ,thậm chí là quái thú .Ấy thế mà sau khi đăng quang có khi họ  lại được phong thần phong thánh .
  Quan niệm vật dưỡng nhơn đã sai lầm ngay từ căn để .Bỡi lẻ vật hay là người đều không hiện hữu một cách độc lập .Làm sao con người có thể hiện hữu được nếu nó không được cấu thành bởi những yếu tố không phải nó như đất, nước ,lửa ,không khí ...Con người cũng như vũ trụ vạn vật hiện hữu trên phổ quát ,tương hệ trên đại thể và hiện khởi trong giao hổ .Con người cũng như vũ trụ vạn vật có sự tương tức, tương nhập cùng nhau .Tương tức (inter être) nghĩa là cái nầy có vì cái kia có ;còn tương nhập (interpénétration) nghĩa là cái này có trong cái kia và ngược lại .Như vậy việc tách con người ra khỏi sự vật và xem con người như một chủ thể độc lập để'vật dưỡng nhơn' há không phải sai lầm ư?Từ sai lầm nầy dẫn đến sai lầm khác khi tách con gnười ra khỏi môi trường sinh thái đang khi giữa môi sinh và con người hiện khởi trong giao hổ .Môi sinh bị ô nhiểm thì con người không còn lý do tồn tại .Chính vì vậy mà bảo vệ môi sinh tức là bảo vệ chính mình.Tàn hại môi sinh cũng đồng nghĩa với tự sát .
   Cũng vì cho rằng 'vật dưỡng nhơn' nên con người khai thác thiên nhên một cách cạn kiệt :chặt phá cây rừng ,giết hại các động vật quý hiếm ,lật tung đất đá lên tìm quặng mỏ ...Thiên nhiên rất hào phóng đối với con người  nhưng cũng sẽ rất phủ phàng khi con người quay lưng lại với nó .Ví như khai thác rừng làm thủy điện  rồi xả lũ bừa bải,tùy tiện làm thiệt hại bao tánh mạng ,nhà cửa ,gia súc của dân lành ...
   Do quan niẹm 'vật dưỡng nhơn' mà con người  thích thú với những món 'đặc sản ' từ thú rừng quý hiếm; tàn hại môi trường thiên nhiên thay vì gìn giử và bảo vệ nó .Càng ngày con nguời càng trở nên vô cảm , lạnh lùng ,khắc bạc trong quan hệ ứng xử  vì chỉ quan tâm đến sự hiện hữu của mình mà quay lưng lại với mọi hiện hưũ chung quanh .Con người vốn là giống hữu tình nhưng vì tham lam quá độ đã trở thành giống vô tình .Người xưa đã từng thống trách thói vô tình vô cảm :
       Giang hà nhật hạ nhân ô trọc
        Thiên địa lô trung thục hữu tình
      (Nước sông mỗi ngày mỗi cạn ,người người ô trọc
        Trong cái lò của trời đất  biết ai là giống hữu tình đây)