Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

TỪ TRIẾT HỌC PHẠM TRÙ ĐẾN CHỦ NGHĨA, Ý HỆ



       Ngày nay nhân loại sản sinh ra quá nhiều thứ chủ nghĩa và ý thức hệ : Chủ nghĩa duy tâm giáo điều , chủ nghĩa duy vật thực dụng , chủ nghĩa hiện sinh , chủ nghĩa khủng bố ,…. Trong tiếng Việt hai tiếng chủ nghĩa có tiếp đầu ngữ là DUY ; trong tiếng Pháp có tiếp vỉ ngữ là ISM. Chủ nghĩa , ý hệ là di căn của triết học  PHAM TRÙ ( catégories philosophiques )

     Triết học phạm trù  hay triết lý nhị nguyên là loại triết học nhận thức , nắm bắt THỰC TẠI  ( Le réel) bằng khái niệm ( Concept). Khái niệm , phạm trù ( catégories) là cái khung đóng nhốt thực tại bằng cái lưới của trí óc tính toán,biện biệt , tư lương . Thực tại luôn luôn biến dịch , thường xuyên chuyển hóa , liên tục thay đổi , còn khái niệm về thực tại thì khô cứng , chai lỳ , biếng trễ .. Triết gia Shopenhauer ví khái niệm như cái kén còn thực tại như con ngài cất cánh bay xa .
Triết học phạm trù khởi nguồn từ Aristote, Platon. Hai triết gia nầy có công  khai sinh ra triết học duy lý giúp cho khoa học , kỹ thuật phát triển . Bản chất của khoa học là nhị nguyên đối đãi . Người quan sát và đối tượng được quan sát phân định rạch ròi . Trí năng của con người , mạng lưới của trí óc tha hồ phân tích  , bình luận , biện biệt , so sánh ...Khoa học ngày càng tiến bộ thì ĐẠO HỌC  ngày một suy tàn .Bởi vì đạo học là quy bản ( vạn pháp quy nhất ) còn khoa học là phân chi tách nhánh . Một gốc tách ra nhiều nhánh khác nhưng nhiều nhánh khác quy về một gốc ( nhất bản tán vạn thù , vạn thù quy nhất bản ). Đời vốn không ly mà cứ biệt . Ấy là do tập quán thâm căn cố đế của con người là phân biệt .Sự phân biệt ( disférence ) là loại virus gây ra hội chứng TÂM THẦN PHÂN LẬP mà cụ thể là DUY nầy DUY nọ , chủ nghĩa nầy , chủ nghĩa kia ...Những học thuyết , chủ thuyết , triết thuyết của các triết gia bị các chính trị gia lợi dụng , xuyên tạc biến thành các ý thức hệ - làm kim chỉ nam cho hành động cải tạo thế giới . Ví dụ như Hitler mượn học thuyết siêu nhân , ý chí quyền lực của Nietzche để dựng lên chủ nghĩa phat -xit ; Karl Marx - học trò  của Hégel dộng ngược đầu hệ thống triết học duy tâm ( L' idée absolue ) thành triết học duy vật . Rồi Lénin dựa vào Karl Marx để làm cuộc cách mạng chuyên chính vô sản . Nhờ học được phương pháp biện chứng sắc sảo , hùng biện của Hégel mà Marx có sức thuyết phục trong biện chứng pháp duy vật sử quan của mình .Trong bối cảnh khoa học , kỹ nghệ ở các nước tư bản mới phát triển còn trong hình thái sơ khai , hoang dã , giai cấp thợ thuyền bị bóc lột - ý thức hệ vô sản là cái phao cứu sinh của giai cấp công nhân và nông dân. Hệ thống triết học duy vật lúc bấy giờ được những nhà Mat-xit coi là khoa học tiên tiến nhất . 
     Đại để ,triết học duy vật lập cước trên cặp phạm trù  VẬT CHẤT và  Ý THỨC ( VC và YT). Hai phạm trù nầy là vũ khí lợi hại nhất để đánh đổ triết học duy tâm . Bằng khái niệm triết gia duy vật định nghĩa : VC là cái có trước YT là cái có sau . Cắt nghĩa  VC là gì YT là gì rồi triết gia Mat- xit khẳng định : VC quyết định YT , VC phản ảnh vào YT, sau đó YT tác động lại " thế giới vật chất "Như vậy y thức là cái vật chất đã được phản ảnh vào đầu óc con người , còn vật chất là cái tồn tại bên ngoài . Từ đó tạo ra hai thế giới sai biệt ( do sự phản ảnh vào nhau , tác động lẫn nhau giũa VC và YT). Như vậy cái thế giới có trước ( VC ) quyết định cái thế giới có sau ( YT ). 
 VC và YT là cặp phạm trù căn để làm trụ cột cho cả hệ thống Mat - xít 
       Như trên đã nói phạm trù là cái khung nhốt thực tại trong một kích cở định sẵn như chiếc giường của tướng cướp Procuste. Tướng ướp Procuste , mỗi khi bắt được một người đem về nhà , y cho đặt người bị bắt lên chiếc giường ấy . Nếu nạn nhân mà dài hơn kích cỡ của giường thì bị y chặt chân bớt ; còn nếu nạn nhân mà ngắn hơn chiếc giường thì bị y kéo chân ra cho vừa với chiều dài giường . 
 Thật ra VC và YT không phải hai mà là một ( bất nhị ); cũng không trước không sau , không trong không ngoài . Phân biệt VC và YT ra làm hai phạm trù là thói quen phân biệt theo lối nhận thức bằng khái niệm ; không có cái nào làm chỗ dựa cho cái kia ; cũng không có cái nào ở trong hoặc ở ngoài cái kia .( nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài - Nguyễn công Trứ )
 Tất cả vạn hữu đều tồn tại theo quy luật ; TƯƠNG TỨC, TƯƠNG NHẬP. Tương nhập là cái nầy ở trong cái kia và ngược lại . Tương tức là cái nầy có vì cái kia có , cái nầy sinh vì cái kia sinh .Theo lập luận của Mat-xit thì YT con người là cái tồn tại  được ý thức ; còn cái VC - cái tồn tại bên ngoài kia chính là cái THỰC TẠI KHÁCH QUAN  được cảm giác con người chép lại , chụp lại , phản ảnh lại . Toàn bộ những  người Mat-xit đều coi đây là khoa học tiên tiến nhất , là đỉnh cao trí tuệ . Đặc điểm khoa học là tiệm cận với chân lý chứ không bao giờ trùng khít với chân lý . Thế mới là khoa học 
 Phân biệt trước / sau , trong / ngoài , xấu /tốt ; vật chất / tinh thần là sản phẩm của triết lý nhị nguyên đối đãi .Thật ra ranh giới của sự sai biệt chỉ là ranh giới ảo , do cái nhìn sai lầm .Hơn nữa không chỉ con người ý thức mới có tính phản ảnh . Phản ảnh không phải thuộc tính độc quyền của con người  Vạn hữu đều có thuộc tính ấy : Nam châm / từ trường , oxy / hydro , vv .Không thể nào có cái gọi là THỰC TẠI KHÁCH QUAN  khi thực tại ấy nhận thức bằng phạm trù , khái niệm .. Khi ta dùng khái niệm để quan sát , định nghĩa một thực tại đương nhiên ta phải chận hai đầu của thực tại , để nhốt thực tại trong một thời điểm , địa điểm nhất định . Trong khi thực tại thay đổi thường xuyên, tự diễn biến thường xuyên ...
Khoa học định nghĩa A = A để tiện quan sát nhưng đạo gia nhìn  thấy A vừa là A vừa là không A. A trong thời khắc nầy khác với A trong thời khắc tiếp nối . Héraclite, triết gia Hy Lạp cho rằng "Không ai xuống tắm hai lần trong một dòng sông " là vậy .

    Trên đây là tính hằng chuyển của thực tại , còn chủ thể nhận thức thực tại cũng tự diễn biến liên tục , chuyển hóa liên tục tùy hoàn cảnh , tùy môi trường . Tỷ như cô Tấm trong cổ tích khi còn là trẻ mồ côi bất hạnh thì cô rất hiền lành , nhẫn nhục trước sự hiểm ác của bà dì ghẻ . Nhưng khi Tấm đã trở thành hoàng hậu thì cũng hiểm ác - còn hơn cả dì ghẻ nữa .Trong truyện " ông lão đánh cá và con cá vàng " bà vợ ông lão vốn là một bần nông vô sản nhưng nhờ con cá vàng trả ơn mà trở nên giàu sang ...; rồi phát triển tham vọng quyền lực có ý muốn thống trị tối thượng  !
Những triết gia Mat- xit chỉ dựng lại phạm trù Ý THỨC mà quên rằng cao hơn Ý THỨC là LƯƠNG THỨC ( ý thức tự ý thức , ý thức phản tỉnh  -LE BONSEN).Chính lương thức là nguyên động lưc giúp con người chuyển hóa , thanh lọc để ngày càng trong sạch , không bị sai sử , ô nhiểm bởi thế giới vật chất . Thuật ngữ LƯƠNG TRI ĐỀ KHÁNG  từng có trong minh triết .

     Tóm lại triết học phạm trù của truyền thống duy  lý Tây Phương đã sản sinh ra nhiều thứ DUY , nhiều CHỦ NGHIÃ , nhiều Ý HỆ,...xung đột đối kháng nhau , gây ra chiến tranh , khủng bố , chết chóc cho cả nhân loại . Tình người cũng càng ngày càng cạn kiệt vì những sai biệt trầm kha , dai dẳng 

5 nhận xét:

  1. A hà... đọc bài này mệt thật ! (Phật) pháp bất khả tư nghì - bất lập văn tự>. Âm mưu bàn về pháp đã là sai rồi, chỉ thêm nhiều cãi cọ chớ cuộc đời thì là... cuộc đời không có gì khác hơn... vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc vô vô minh tận ... ấy mà. Mà có khi bản thân cái nhận xét của Bình đây cũng là thừa và sai nốt. ! Xin thầy Nguyên Minh đọc xong cười xòa một tiếng tha thứ cho vậy.

    Trả lờiXóa
  2. đọc bài này, T có cảm nhận Tác giả lập luận bị sai ở đâu đó, hoặc những lý luận này đã quá cũ chăng ? và rằng cái tư duy khoa học và đạo học " đối chọi" như thế dường như quá quen, và T đồ rằng nó cũng viển vông quá thể. Chết đi những " lời" thì gì ( nhỉ). Cuộc sống hiện tiền

    Trả lờiXóa
  3. đi từ nhà "Tiêu Dao" lần theo bước triết học sang đây, bạn ơi phương tây mới có triết học thôi, còn phương đông, cái mà người ta gọi là triết đông dấy thực ra là đạo học chứ không phải triết. mình nói thế có gì không phải xin bỏ qua nhé. chúc bạn chiều cuối tuần an vui hạnh phúc nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Mẫn thân mến!
      Tạ lòng bạn đã ghé chơi nhà.
      Bạn nói rất đúng. Nói đến đạo học là phải nói đến đông phương. Các triết gia tây phương hành trình về đông phương để nghiên cứu về đông phương học gọi tư tưởng đông phương là triết học theo thói quen tư duy của họ.
      Cảm ơn lời chúc của bạn .
      Chúc mừng trang blog hấp dẫn của bạn.

      Xóa