Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Bi kịch chữ nghĩa buổi đổi đời

Từ sau năm 1975 bỗng xuất hiện những từ ngữ "lạ " - dùng miết thành quen .Tính chất của các từ lạ nầy có ý đồ đánh tráo khái niệm - bằng cách dùng từ nầy thay thế từ kia để gọi tên  sự vật sự việc .Từ đó nẩy sinh ra nhiều bi kịch trong giao tiếp !
    Tôi được nghe kể một câu chuyện của hai người bạn chỉ vì một từ " nhất trí " mà mối quan hệ của hai người đang tốt đẹp bỗng trở thành lạnh nhạt
    Không ít những nhà văn từng viết lách trước 75,  vẫn không tránh được những từ lạ mà mình chưa từng dùng mà nghe miết rồi thành quen : Sự cố , giản đơn , đảm bảo , thi thoảng , nhất trí, nhà đẻ , động não , máy bay  lên thẳng , lính thủy đánh bộ ,...
Những từ ngữ mới nghe lần đầu thật chói tai - nhưng ngày nầy qua tháng nọ cứ nghe miết rồi thành ...quen rồi lại sử dụng trong văn nói rồi tới trong văn viết một cách vô thức .
 Tôi có nghe kể một câu chuyện cũng khá xót lòng . Có người hỏi một cô bé :
- Ba con làm gì ?
- Ba con là lính ngụy  ...!
Thì ra cô bé - một cách vô thức - đã dùng từ " ngụy " để gọi cha mình rất vô tư vì đã nghe người ta gọi như vậy !
 Có những từ đúng ra có nghĩa xấu nhưng sau 75 lại được dùng theo nghĩa tích cực . Chẳng hạn như từ " ý đồ ". Trước 75 chữ ý đồ nói lên một toan tính hắc ám ; nhưng sau 75 chữ ý đồ có nghĩa như một dụng ý tốt . Ví dụ Thầy giảng Văn :"...Những câu thơ trên có ý đồ lập ra  một bệ phóng cho câu thơ cuối bay lên ..."

   Trở lại hai chữ " nhất trí " đã nói ở trên tự thân nó có nghĩa là mọi ý kiến trái chiều đều được thống nhất sau khi đã trao đổi , thương thảo hoặc tranh luận . Tỷ như câu "Đồng qui nhi thù đồ , Nhất trí tri bách lự ( Qui về một chỗ bằng nhiều đường khác nhau , cả trăm cách nghĩ khác nhau mà vẫn thống nhất một ý ) . Đó là tư tưởng đa nguyên đa chiều . Thế mà từ nhất trí hiện nay chỉ được dùng trong ngữ cảnh đồng ý một các đơn thuần . Đồng ý và nhất trí có một khoảng cách nhất định . Trong lễ cưới tại nhà thờ , linh mục sẽ hỏi cô dâu ( hoặc chú rể ) :
- Con có đồng ý  lấy X làm chồng ( hoặc làm vợ ) không ?
Thử nghĩ xem nếu linh mục hỏi
- Con có nhất trí lấy X làm chồng ( hoặc ) làm vợ không ?
thì khó tránh gieo vào trong đầu mọi người  một sự hoang mang lạ lẫm và buồn cười !
Gần đây xuất hiện một từ lạ đồng thuận . Và từ nầy nhanh chóng phổ cập trong quần chúng nhân dân . Hai chữ đồng thuận mang sắc thái mặc nhiên , mặc định , ...nghĩa là không thể làm khác được . Khi một cá nhân hay một tổ chức đưa ra một quyết định nào đó mà mọi người đều răm rắp " nhất trí cao " ấy là đồng thuận !( không qua tranh luận , phản biện , đối thoại ). Tuy nhiên có một sự mập mờ về nghĩa của từ nầy trong các hiệp ước hiệp định ,...giữa hai đối tác không cân bằng lực lượng
  Rồi để đánh tráo khái niệm bói toán người ta dùng từ ngoại cảm , ...Những nhà ngoại cảm nghe vinh dự hơn những  thầy bói ..
 Ác thay , những từ ngữ đại loại như đã nói ở trên có khả năng huân tập vào não trạng của đám đông và nhanh chóng được xã hội mặc nhiên chấp nhận ( không cần suy xét ) !

Nếu bỏ bánh xà phòng thơm vào ngăn đựng áo quần thì áo quần sẽ có mùi xà phòng thơm !
 Còn nếu đựng trà trong bình đã từng đựng mắm thì nước trà khi uống tất nhiên sẽ nghe  mùi mắm .
 Sự huân tập là như thế - không thể tránh khỏi  .

  Ngôn ngữ , chữ nghĩa là phương tiện truyền thông giao tiếp- từng là công cụ lợi hại để củng cố quyền lực mềm  .
 Đổi đời - đổi thay  -  cả chữ cả nghĩa , cả vân mệnh ...
Cho nên :
  " Buổi đổi đời danh sĩ cũng lêu bêu ...
   Hà huống chi ta một thằng say rượu " ( Hoàng Lộc )

2 nhận xét:

  1. Chữ và nghĩa. Chữ thì có thù hình "tương đối bền vững " còn "nghĩa" thì luôn biến dịch theo sự vận động của cộng đồng sử dụng thứ chữ nghĩa đó. Dù có một số thay đổi về ngữ nghĩa của "chữ" không hay lắm (thậm chí "bậy bạ") nhưng có lẽ đó là điều không thể tránh khỏi nếu muốn đó là một sinh ngữ chứ không phải là một tử ngữ. Nhiệm vụ nhận xét và sửa sai những cách dùng chữ nghĩa không đúng là cần thiết (bài này là một ví dụ), nhưng điều đó cũng không thể ngăn cản sự " phát triển chao đảo " của chữ nghĩa ! (cũng giống như sự phát triển của lịch sử vậy mà !!!)

    Trả lờiXóa
  2. Tạ lòng Vương Đức Bình đã đồng cảm với tác giả . Sự biến dịch , thay đổi là một quy luật tất yếu . Ngôn ngữ , chữ nghĩa cũng không thoát khỏi quy luật nầy . Vấn đề là thay đổi theo chiều hướng nào . Sự biến động về ngữ nghĩa theo dòng thời gian là không thể tránh khỏi vì đó là hiện tượng PHÁi SINH trong ngôn ngữ học . Xét về phương diện uyên áo , u mặc thì cổ ngữ, luôn có " trọng lượng " hơn sinh ngữ . ( Ví dụ như chữ Hán cổ , Sanscri , Pali , La Tinh ...)

    Trả lờiXóa