Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

TỪ TRIẾT HỌC PHẠM TRÙ ĐẾN CHỦ NGHĨA, Ý HỆ



       Ngày nay nhân loại sản sinh ra quá nhiều thứ chủ nghĩa và ý thức hệ : Chủ nghĩa duy tâm giáo điều , chủ nghĩa duy vật thực dụng , chủ nghĩa hiện sinh , chủ nghĩa khủng bố ,…. Trong tiếng Việt hai tiếng chủ nghĩa có tiếp đầu ngữ là DUY ; trong tiếng Pháp có tiếp vỉ ngữ là ISM. Chủ nghĩa , ý hệ là di căn của triết học  PHAM TRÙ ( catégories philosophiques )

     Triết học phạm trù  hay triết lý nhị nguyên là loại triết học nhận thức , nắm bắt THỰC TẠI  ( Le réel) bằng khái niệm ( Concept). Khái niệm , phạm trù ( catégories) là cái khung đóng nhốt thực tại bằng cái lưới của trí óc tính toán,biện biệt , tư lương . Thực tại luôn luôn biến dịch , thường xuyên chuyển hóa , liên tục thay đổi , còn khái niệm về thực tại thì khô cứng , chai lỳ , biếng trễ .. Triết gia Shopenhauer ví khái niệm như cái kén còn thực tại như con ngài cất cánh bay xa .
Triết học phạm trù khởi nguồn từ Aristote, Platon. Hai triết gia nầy có công  khai sinh ra triết học duy lý giúp cho khoa học , kỹ thuật phát triển . Bản chất của khoa học là nhị nguyên đối đãi . Người quan sát và đối tượng được quan sát phân định rạch ròi . Trí năng của con người , mạng lưới của trí óc tha hồ phân tích  , bình luận , biện biệt , so sánh ...Khoa học ngày càng tiến bộ thì ĐẠO HỌC  ngày một suy tàn .Bởi vì đạo học là quy bản ( vạn pháp quy nhất ) còn khoa học là phân chi tách nhánh . Một gốc tách ra nhiều nhánh khác nhưng nhiều nhánh khác quy về một gốc ( nhất bản tán vạn thù , vạn thù quy nhất bản ). Đời vốn không ly mà cứ biệt . Ấy là do tập quán thâm căn cố đế của con người là phân biệt .Sự phân biệt ( disférence ) là loại virus gây ra hội chứng TÂM THẦN PHÂN LẬP mà cụ thể là DUY nầy DUY nọ , chủ nghĩa nầy , chủ nghĩa kia ...Những học thuyết , chủ thuyết , triết thuyết của các triết gia bị các chính trị gia lợi dụng , xuyên tạc biến thành các ý thức hệ - làm kim chỉ nam cho hành động cải tạo thế giới . Ví dụ như Hitler mượn học thuyết siêu nhân , ý chí quyền lực của Nietzche để dựng lên chủ nghĩa phat -xit ; Karl Marx - học trò  của Hégel dộng ngược đầu hệ thống triết học duy tâm ( L' idée absolue ) thành triết học duy vật . Rồi Lénin dựa vào Karl Marx để làm cuộc cách mạng chuyên chính vô sản . Nhờ học được phương pháp biện chứng sắc sảo , hùng biện của Hégel mà Marx có sức thuyết phục trong biện chứng pháp duy vật sử quan của mình .Trong bối cảnh khoa học , kỹ nghệ ở các nước tư bản mới phát triển còn trong hình thái sơ khai , hoang dã , giai cấp thợ thuyền bị bóc lột - ý thức hệ vô sản là cái phao cứu sinh của giai cấp công nhân và nông dân. Hệ thống triết học duy vật lúc bấy giờ được những nhà Mat-xit coi là khoa học tiên tiến nhất . 
     Đại để ,triết học duy vật lập cước trên cặp phạm trù  VẬT CHẤT và  Ý THỨC ( VC và YT). Hai phạm trù nầy là vũ khí lợi hại nhất để đánh đổ triết học duy tâm . Bằng khái niệm triết gia duy vật định nghĩa : VC là cái có trước YT là cái có sau . Cắt nghĩa  VC là gì YT là gì rồi triết gia Mat- xit khẳng định : VC quyết định YT , VC phản ảnh vào YT, sau đó YT tác động lại " thế giới vật chất "Như vậy y thức là cái vật chất đã được phản ảnh vào đầu óc con người , còn vật chất là cái tồn tại bên ngoài . Từ đó tạo ra hai thế giới sai biệt ( do sự phản ảnh vào nhau , tác động lẫn nhau giũa VC và YT). Như vậy cái thế giới có trước ( VC ) quyết định cái thế giới có sau ( YT ). 
 VC và YT là cặp phạm trù căn để làm trụ cột cho cả hệ thống Mat - xít 
       Như trên đã nói phạm trù là cái khung nhốt thực tại trong một kích cở định sẵn như chiếc giường của tướng cướp Procuste. Tướng ướp Procuste , mỗi khi bắt được một người đem về nhà , y cho đặt người bị bắt lên chiếc giường ấy . Nếu nạn nhân mà dài hơn kích cỡ của giường thì bị y chặt chân bớt ; còn nếu nạn nhân mà ngắn hơn chiếc giường thì bị y kéo chân ra cho vừa với chiều dài giường . 
 Thật ra VC và YT không phải hai mà là một ( bất nhị ); cũng không trước không sau , không trong không ngoài . Phân biệt VC và YT ra làm hai phạm trù là thói quen phân biệt theo lối nhận thức bằng khái niệm ; không có cái nào làm chỗ dựa cho cái kia ; cũng không có cái nào ở trong hoặc ở ngoài cái kia .( nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài - Nguyễn công Trứ )
 Tất cả vạn hữu đều tồn tại theo quy luật ; TƯƠNG TỨC, TƯƠNG NHẬP. Tương nhập là cái nầy ở trong cái kia và ngược lại . Tương tức là cái nầy có vì cái kia có , cái nầy sinh vì cái kia sinh .Theo lập luận của Mat-xit thì YT con người là cái tồn tại  được ý thức ; còn cái VC - cái tồn tại bên ngoài kia chính là cái THỰC TẠI KHÁCH QUAN  được cảm giác con người chép lại , chụp lại , phản ảnh lại . Toàn bộ những  người Mat-xit đều coi đây là khoa học tiên tiến nhất , là đỉnh cao trí tuệ . Đặc điểm khoa học là tiệm cận với chân lý chứ không bao giờ trùng khít với chân lý . Thế mới là khoa học 
 Phân biệt trước / sau , trong / ngoài , xấu /tốt ; vật chất / tinh thần là sản phẩm của triết lý nhị nguyên đối đãi .Thật ra ranh giới của sự sai biệt chỉ là ranh giới ảo , do cái nhìn sai lầm .Hơn nữa không chỉ con người ý thức mới có tính phản ảnh . Phản ảnh không phải thuộc tính độc quyền của con người  Vạn hữu đều có thuộc tính ấy : Nam châm / từ trường , oxy / hydro , vv .Không thể nào có cái gọi là THỰC TẠI KHÁCH QUAN  khi thực tại ấy nhận thức bằng phạm trù , khái niệm .. Khi ta dùng khái niệm để quan sát , định nghĩa một thực tại đương nhiên ta phải chận hai đầu của thực tại , để nhốt thực tại trong một thời điểm , địa điểm nhất định . Trong khi thực tại thay đổi thường xuyên, tự diễn biến thường xuyên ...
Khoa học định nghĩa A = A để tiện quan sát nhưng đạo gia nhìn  thấy A vừa là A vừa là không A. A trong thời khắc nầy khác với A trong thời khắc tiếp nối . Héraclite, triết gia Hy Lạp cho rằng "Không ai xuống tắm hai lần trong một dòng sông " là vậy .

    Trên đây là tính hằng chuyển của thực tại , còn chủ thể nhận thức thực tại cũng tự diễn biến liên tục , chuyển hóa liên tục tùy hoàn cảnh , tùy môi trường . Tỷ như cô Tấm trong cổ tích khi còn là trẻ mồ côi bất hạnh thì cô rất hiền lành , nhẫn nhục trước sự hiểm ác của bà dì ghẻ . Nhưng khi Tấm đã trở thành hoàng hậu thì cũng hiểm ác - còn hơn cả dì ghẻ nữa .Trong truyện " ông lão đánh cá và con cá vàng " bà vợ ông lão vốn là một bần nông vô sản nhưng nhờ con cá vàng trả ơn mà trở nên giàu sang ...; rồi phát triển tham vọng quyền lực có ý muốn thống trị tối thượng  !
Những triết gia Mat- xit chỉ dựng lại phạm trù Ý THỨC mà quên rằng cao hơn Ý THỨC là LƯƠNG THỨC ( ý thức tự ý thức , ý thức phản tỉnh  -LE BONSEN).Chính lương thức là nguyên động lưc giúp con người chuyển hóa , thanh lọc để ngày càng trong sạch , không bị sai sử , ô nhiểm bởi thế giới vật chất . Thuật ngữ LƯƠNG TRI ĐỀ KHÁNG  từng có trong minh triết .

     Tóm lại triết học phạm trù của truyền thống duy  lý Tây Phương đã sản sinh ra nhiều thứ DUY , nhiều CHỦ NGHIÃ , nhiều Ý HỆ,...xung đột đối kháng nhau , gây ra chiến tranh , khủng bố , chết chóc cho cả nhân loại . Tình người cũng càng ngày càng cạn kiệt vì những sai biệt trầm kha , dai dẳng