Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Mạn đàm về khái niệm vật dưỡng nhân

Người ta nuôi gia súc gia cầm để mổ thịt cung cấp thực phẩm cho con người .Có những loài vật sinh ra để người ăn thịt như gà vịt lợn bò tôm cá...nhưng cũng có những loài sinh ra không phải để ăn thịt mà để giúp con người  những việc khác như trâu để cày,ngựa để cưởi ,chó giử nhà...Còn các thú hoang ,côn trùng tạo ra sự cân bằng sinh thái .Nhưng có khi con người lại ăn cả mọi loài vì cho rằng 'vật dưỡng nhơn'!?
    Nói 'vật dưỡng nhơn' có vẻ chuẩn xác chứ không chân xác.Bởi vì nói 'vật dưỡng nhân' là đã dùng khái niệm tách con người ra khoỉ sự vật .Quan niêm 'vật dưỡng nhơn' sai lầm bắt đầu từ nhận thức bằng khái niệm nầy .
    Dưới cái nhìn chân xác con người vẫn là con (convật ) nhưng có tính người .Cho nên con người mà không có tính nguời chẳng khác nào con vật .(có khi còn tệ hơn).Loài vật giết hại nhau vì bản năng sinh tồn (săn mồi để sống).Nhưng con người thì có kẻ giết người hàng loạt có khi chỉ vì một hư danh.Do tham vọng chính trị ,mưu bá đồ vương  mà  có kẻ đã xua hàng triệu con người đi vào chổ chết.Những con người loại này đã là những con thú ,thậm chí là quái thú .Ấy thế mà sau khi đăng quang có khi họ  lại được phong thần phong thánh .
  Quan niệm vật dưỡng nhơn đã sai lầm ngay từ căn để .Bỡi lẻ vật hay là người đều không hiện hữu một cách độc lập .Làm sao con người có thể hiện hữu được nếu nó không được cấu thành bởi những yếu tố không phải nó như đất, nước ,lửa ,không khí ...Con người cũng như vũ trụ vạn vật hiện hữu trên phổ quát ,tương hệ trên đại thể và hiện khởi trong giao hổ .Con người cũng như vũ trụ vạn vật có sự tương tức, tương nhập cùng nhau .Tương tức (inter être) nghĩa là cái nầy có vì cái kia có ;còn tương nhập (interpénétration) nghĩa là cái này có trong cái kia và ngược lại .Như vậy việc tách con người ra khỏi sự vật và xem con người như một chủ thể độc lập để'vật dưỡng nhơn' há không phải sai lầm ư?Từ sai lầm nầy dẫn đến sai lầm khác khi tách con gnười ra khỏi môi trường sinh thái đang khi giữa môi sinh và con người hiện khởi trong giao hổ .Môi sinh bị ô nhiểm thì con người không còn lý do tồn tại .Chính vì vậy mà bảo vệ môi sinh tức là bảo vệ chính mình.Tàn hại môi sinh cũng đồng nghĩa với tự sát .
   Cũng vì cho rằng 'vật dưỡng nhơn' nên con người khai thác thiên nhên một cách cạn kiệt :chặt phá cây rừng ,giết hại các động vật quý hiếm ,lật tung đất đá lên tìm quặng mỏ ...Thiên nhiên rất hào phóng đối với con người  nhưng cũng sẽ rất phủ phàng khi con người quay lưng lại với nó .Ví như khai thác rừng làm thủy điện  rồi xả lũ bừa bải,tùy tiện làm thiệt hại bao tánh mạng ,nhà cửa ,gia súc của dân lành ...
   Do quan niẹm 'vật dưỡng nhơn' mà con người  thích thú với những món 'đặc sản ' từ thú rừng quý hiếm; tàn hại môi trường thiên nhiên thay vì gìn giử và bảo vệ nó .Càng ngày con nguời càng trở nên vô cảm , lạnh lùng ,khắc bạc trong quan hệ ứng xử  vì chỉ quan tâm đến sự hiện hữu của mình mà quay lưng lại với mọi hiện hưũ chung quanh .Con người vốn là giống hữu tình nhưng vì tham lam quá độ đã trở thành giống vô tình .Người xưa đã từng thống trách thói vô tình vô cảm :
       Giang hà nhật hạ nhân ô trọc
        Thiên địa lô trung thục hữu tình
      (Nước sông mỗi ngày mỗi cạn ,người người ô trọc
        Trong cái lò của trời đất  biết ai là giống hữu tình đây)

8 nhận xét:

  1. một bài viết đầy thuyết phục :vừa lý vừa tình, vừa đạo vừa đời, vừa thực vừa thơ,vừa kim vừa cổ...Tác giả quả là một người có tâm nhân hậu tuy không nén nổi nỗi bức xúc của mình trước thế sự!

    Trả lờiXóa
  2. Mình biết đạo lý Vật dưỡng nhơn là sai. Nhưng có 1 số người lại biện hộ rằng: Vật sinh ra để cho người ăn,có những con vật làm thuốcgiúp người trị bệnh thì con người càng nên ăn để trị bệnh, ấy chẳng phải là giữa con người với vật có mối quan hệ mật thiết hay sao? Xin giải thích chứng minh giùm mình Vật dưỡng nhơn là sai?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phạm Đạt Nhânlúc 17:31 20 tháng 3, 2013

      Tôi cũng có cùng quan điểm với bạn vậy . Mong bạn đọc lại bài viết để thấy rõ điều đó.

      Xóa
    2. Nếu "Vật Dưỡng Nhân" là đúng thì khi bạn lỡ gặp Sói/Hổ/Báo/Sư tử/Gấu/ Cá mập thì bạn hãy nói thần chú "Vật Dưỡng Nhân" nhé, hi vọng lúc đó chúng nó sẽ vì câu thần chú đấy mà không "làm thịt" bạn.

      Xóa
  3. Bài viết của thầy , đọc sơ qua có vẻ nhẹ nhàng ... Nhưng thực ra rất sâu - nhất là đoạn viết lý tương tức - tương nhập . Muốn hiểu bài này cho trọn vẹn có lẽ Đức Sơn phải quán lại Bình đẳng tánh và tập bỏ đi bản ngã nặng nề của mình .Cám ơn thầy ,đã có bài viết hay và sâu về đạo lý làm người...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phạm Đạt Nhânlúc 20:34 24 tháng 3, 2013

      Đức Sơn nói rất đúng. Phân biệt trí ,nhân ,ngã là rào cản để đi đến trí bát nhã .Bình đẳng tánh trí trong duy thức học cũng chính là tánh không trong đời thường . Muốn chứng được tính nầy cần phải quán chiếu ' hành thâm bát nhã ba la mật đa ' như Bồ Tát Quán Tự Tại . Cảm ơn Đức Sơn đã đồng cảm ; mỗi comment của Đức Sơn có ý nghĩa như một sách tấn cho người viết !

      Xóa
  4. Vật dưỡng nhơn mình nghĩ là đúng. Nhờ thịt động vật mà con người được no, có sức khỏe. Tu là thấy đâu nói đó, chân thật, vì khoa học cũng nghiêng cứu thịt, cá có những thành phần tốt cho sức khỏe. Nhưng mượn thịt là phải trả thịt, muốn không trả thì tốt nhất đừng mượn.

    Trả lờiXóa