Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG CON CHÓ RƠM

     

    Ngày xưa bên Tàu có tục lệ kết những con chó bằng rơm để làm cúng phẩm ( lễ vật ). Khi chưa được bày lên bàn thờ để cúng thì những con chó rơm này được bao bọc bằng gấm vóc rất đẹp và được trân quý cất kỹ trong rương trong tủ với tất cả sự thiêng liêng kiêng nể . Nhưng kịp khi lễ tất ( cúng xong ) thì người ta liền liệng ngay nó ra đường , mặc tình cho kẻ đi qua người đi lại đá đạp lăn lóc ( năm khi mười họa cũng có người lượm nó về làm mồi nhen lửa nhóm bếp ). Qua đây đã thấy cái thói tục bội bạc , phũ phàng của con người . Lão Tử trong chương 5 của Đạo Đức Kinh đã răn dè Vua chúa tránh thói bội bạc này :
        Thiên hạ bất nhân , dĩ vạn vật vi sô cẩu
         Thánh nhân bất nhân , dĩ bách tính vi sô cẩu

         TRỜI ĐẤT BẤT NHÂN COI VẠN VẬT NHƯ CHÓ RƠM 
         THÁNH NHÂN BẤT NHÂN COI THIÊN HẠ NHƯ CHÓ RƠM 

    Trời đất ở đây có nghĩa là tạo hóa - dân gian thường gọi là con Tạo ( thử xem con Tạo xoay vần đến đâu).Còn chữ bất nhân có nghĩa là VÔ TƯ , VÔ TÌNH ( không có tình thương như kiểu con người ) không tư vị với vật nào trong vạn vật - thản nhiên đối với vạn vật ! Người đời vì không hiểu đạo trời , luật trời nên thương hay than trời trách đất . Mỗi khi khốn cùng thì thường kêu trời ! Một học sĩ tài danh dũng lược như Cao Bá Quát , trên đường bị giải về kinh đô xử trảm , trước miếu Lê Thái Tổ cũng than rằng :
   NGÔ SINH BẤT PHỤ THỬ SƠN HÀ 
  THIÊN ĐỊA VÔ TÌNH KHẢ NẠI HÀ 
( Ta sinh ra không phụ với nước non nầy , Trời đất vô tình với ta không biết bao nhiêu nữa !)
Đúng là "thiên địa vô tình coi vạn vật như chó rơm ". Đó là quy luật tự nhiên :ƯU THẮNG , LIỆT BẠI , cạnh tranh sinh tồn , tài giả bồi chi , khuyết giả phúc chi , đương thời thì trọng , quá thời thì khinh .
  Thế còn Thánh nhân sao lại coi bách tính như chó rơm ? Thánh nhân ở đây chỉ bậc Vua Chúa , còn bách tính hiểu theo nghĩa thông thường là muôn dân trăm họ . Trong chế độ phong kiến Vua là THIÊN TỬ thay trời trị nước . Nhưng Vua Chúa cũng có hai loại : Minh quân và hôn quân . Nếu người THAY TRỜI TRỊ NƯỚC là minh quân thì ĐẠO TRỜI  của họ chỉ có MỘT TÌNH YÊU DUY NHẤT LÀ TÌNH YÊU QUỐC GIA , DÂN TỘC !  Vua không được phép dành tình yêu riêng cho một cá nhân hoặc một nhóm lợi ích nào ! Lão Tử cho rằng " Người nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên hạ thì có thể giao thiên hạ cho người đó ". Làm Vua mà vị quốc vong thân như vậy thì mới xứng danh THÁNH NHÂN . Trời đất tạo ra muôn loài , nuôi dưỡng vạn vật , chỉ lo cho cái chung của vạn vật , không quan tâm đến lợi ích riêng tư của mỗi cá nhân ! Thế nhưng tại sao Lão Tử lại bảo " Thánh nhân bất nhân coi trăm họ như chó rơm " ? Phải chăng Thánh nhân " ( Vua Chúa )  không còn xứng danh  là Thánh nhân nữa !Thời của Thánh nhân , minh quân đã qua ... Theo luật tự nhiên : đương thời thì dùng , quá thời thì bỏ ; cho nên mới nói Vua Chúa coi thiên hạ như chó rơm ! Đó mới là hành vi , thái độ bội bạc , phũ phàng " được chim quên ná , được cá quên nơm , được mồi giết chó , được thỏ bẻ cung ,.." . Khi chưa nắm được quyền lực thì quần chúng nhân dân là hậu thuẫn , là lá chắn , ...Khi còn nằm gai nếm mật thì ăn cùng dân , ở trong dân ( núp trong bóng dân , được dân che chở ). Đến khi nắm được quyền lực trong tay thì ném dân ra đường như ném con chó rơm sau khi lễ cúng hoàn tất !

     Thân phận của dân tình , thiên hạ chẳng khác nào thân phận của những con chó rơm . Lão tử dùng hình ảnh chó rơm ( sô cẩu ) để nói lên luật Trời , đạo Trời và những kẻ làm trái đạo Trời . Đức Khổng Tử cũng cảnh báo " THUẬN THIÊN GIẢ TỒN , NGHỊCH THIÊN GIẢ VONG "Riêng quan điểm chính trị của Lão Tử là bậc Thánh Nhân nên thực hiện chính sách trị dân theo ĐẠO ( đạo Trời , đạo thiên nhiên ). HÃY ĐỂ CHO DÂN TỰ NHIÊN PHÁT TRIỂN THEO THIÊ
N TÍNH . Đừng can thiệp vào đời sống riêng tư của người dân ; đừng đa ngôn , xảo ngữ . Khổng Tử - người đồng thời với Lão Tử - cũng đã từng nói :" Thiên hà ngôn tại , tứ thời hành yên ,vạn vật sinh yên , thiên hà ngôn tai " ( Trời có nói gì đâu mà bốn mùa đi qua , vạn vật sinh sôi nẩy nở, trời có nói gì đâu ) .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét