Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

GIÁ TRỊ TINH THẦN CỦA MỘT QUỐC GIA

                   

      Trong thời đại bốn biển một nhà , năm châu một chợ thì giá trị tinh thần của một quốc gia hiện ra rõ rệt . Chính giá trị này làm nên thể diện , bản sắc , tư cách của một quốc gia , một dân tộc . Giá trị tinh thần của một quốc gia không phải do tuyên truyền, quảng cáo mà có được . Nó được sở hữu nhờ dư luận quốc tế đúc kết rồi tặng dữ cho quốc gia đó .

      Dư luận các nước trên thế giới mỗi khi nói đến nước Mỹ người ta nghĩ đến giá trị THỰC DỤNG & NHÂN BẢN  . Nói đến nước Nhật người ta nghĩ đến CAN TRƯỜNG &TRUNG THỰC . Nói đến Singapore người ta nghĩ đến nghĩ đến MÔI TRƯỜNG XANH SẠCH ĐẸP , v..v... Không phải quốc gia nào cũng có giá trị tinh thần . Không nhất thiết hễ là nước lớn , đất rộng, dân đông thì có giá trị. Ngược lại một nước nhỏ , đất hẹp , dân ít vẫn có thể có giá trị tinh thần .
  Tỷ như Singapore - một làng chài bé nhỏ , một đảo quốc thưa dân - đã tạo thành điểm đến lý tưởng cho mọi người trên khắp các châu lục .
  Còn như Trung Hoa đất rộng , dân đông nhất thế giới - đứng thứ nhì về cường quốc kinh tế mà vẫn không thấy ai tặng dữ cho một giá trị tinh thần gì . Giá trị của một con người cá thể cũng vậy . Không phải hễ to con lớn xác , chức rộng quyền cao là trở nên vĩ nhân , thánh hiền ...; không phải cứ nhỏ con thấp bé , dân đen nghèo khổ thì là tiểu nhân , hèn kém ! Tiếng Pháp phân biệt rất rõ giữa cái lớn của cơ bắp và cái lớn của tinh thần . Vạm vỡ to cao thì là HOMME GRAND  ( người khổng lồ ) ; còn người làm nên việc lớn - vĩ nhân - thì là GRAND HOMME . Như vậy thì vĩ nhân hay thánh nhân khônghề lệ thuộc vào cơ bắp !
    Công bằng mà nói Trung Hoa cổ đại có một nền văn minh tối cổ , không kém gì Hy Lạp , Ấn Độ . Trung Hoa xưa tuy không có triết gia nhưng có nhiều đạo gia , pháp gia , chiến lược gia . Với bách gia chư tử - nhiều quốc gia châu Á nhờ ảnh hưởng Khổng giáo , Nho gia mà trở nên hùng mạnh . Cuộc đại cách mạng văn hóa của Trung Hoa ( tháng 5/1966 đến tháng 10/ 1976 ) đã tiêu diệt nền văn hóa cổ thay vào đó là tư tưởng Mác- Lê xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa . Khí thế hừng hực của cuộc cách mạng văn hóa này diễn ra một cách quyết liệt , cực đoan và đầy bạo lực đã thủ tiêu hoàn toàn những giá trị cũ của nền văn minh Trung Hoa xưa !
  Kể từ khi giá trị của trí thức bị hạ thấp đến mức " không bằng cục phân " thì cơ bắp và bạo lực lên ngôi . Trung Quốc từ đó trở nên hung hăng kiêu ngạo - vừa tự tôn vừa tự ti - nảy sinh hận thù giai cấp ! các cuộc chiến tranh xâm lược được tiến hành bằng con đường khai thác lòng hận thù . Năm 1979 Đặng Tiểu Bình xua quân xâm lược Việt Nam . Một nhà thơ bộ đội sau cuộc phản công chống Tàu năm đó đã sáng mắt về ông " bạn vàng 4 tốt " đã thất vọng :
   Tôi yêu Trung Hoa vì một lẽ sau cùng 
   Đất nước có thơ Đường và liễu rủ 

    Thật ra Trung Hoa xưa không chỉ có thơ Đường và liễu rủ mà còn có rất nhiều thứ còn đáng yêu nữa ! Càng yêu Trung Hoa xưa bao nhiêu ta càng ghét TQ nay bấy nhiêu . Trung Quốc - hay nói đúng hơn là nhà cầm quyền TQ - càng trỗi dậy , càng bành trướng ,...càng trở nên đáng ghét . Không những các quốc gia nạn nhân mà các quốc gia khác trên thế giới cũng chán ghét TQ. Đáng ghét  nhất của TQ là " nói một đường , làm một nẻo ". Miệng thì bô bô " trỗi dậy trong hòa bình " , " giữ gìn hòa bình ổn định " mà thực tế là dã tâm thâu tóm , thôn tính ; ỷ lớn tả xung hữu đột , đi hà hiếp các nước nhỏ lân bang .
    Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng TQ không có TƯ CÁCH LÀ MỘT QUỐC GIA ; vì danh từ quốc gia đúng nghĩa thì phải TUÂN THỦ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ . Tồn tại ngoài vòng pháp luật thì sao gọi Quốc Gia . Đã được gọi là luật pháp thì người thi hành luật và cả người làm ra luật phải tôn trong nó . TQ đã coi phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về đường lưỡi bò biển Đông là bằng 0. Ngay như luật về quyền sở hữu trí tuệ - được công pháp quốc tế công nhận - TQ cũng coi như không ! Cho nên ăn cắp công nghệ , làm hàng nhái ,...là nghề của Trung Quốc .
  TQ  có quá nhiều tham vọng đến nỗi như điên rồ - mà điên rồ nhất là muốn soán ngôi nước Mỹ đoạt quyền lãnh đạo thế giới ! Nếu GIẤC MƠ TRUNG HOA  thành tựu thì liệu Tập Cận Bình và nhà cầm quyền TQ -  một gã khổng lồ homme grand - có đủ tư cách để lãnh đạo thế giới không ?
   
   Tóm lại , giá trị của một quốc gia , một dân tộc có được là nhờ sự kết hợp , hô ứng của nhà lãnh đạo đất nước với người dân . Lãnh đạo tốt thì cán bộ tốt , cán bộ tốt thì dân chúng tốt .
  Muốn có một xã hội công chính trong một quốc gia văn minh thịnh vượng thì dân chúng cần nhà lãnh đạo phải là nhà hiền triết chứ không phải là nhà độc tài thống trị !

1 nhận xét: