Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Trò chuyện với Ngộ Không về bài "Chỉ bấy nhiêu thôi"

Cám ơn Ngộ Không đã đọc và đã cho ý kiến về bài thơ "Chỉ bấy nhiêu thôi".Ý kiến của bạn mang tính phản đề nhưng vẫn có tổng hợp đề(ở phần kết).Phản đề là không đồng tình với nội dung biểu hiện của bài thơ : Sự khác biệt trên thế gian là điều hiển nhiên vốn có ,khó thể phủ nhận sự sai  biệt giữa cao thấp ,giàu nghèo, sang hèn...trong cuộc sống thường nhật .Và vì có sự sai biệt đó mà sống phải chiến đấu tranh đua để vươn lên trong cuộc sống .Tuy nhiên bạn cũng đã đưa ra một tổng hợp đề mang tính giả định :Nếu ta đứng ở trên cao nhìn xuống thế gian thì thấy cuộc nhân sinh ở trần thế giống như đám bụi nhỏ ...Với tổng hợp đề này thì Ngộ Không đã mặc nhiên đồng tình với tác giả bài thơ : Chẳng có gì sai khác .Tàu thuyền xuôi ngược trên biển cả bao la có thuỳên to thuyền nhỏ ,có thuyền xuôi gió ,có thuyền ngược gió ..Nhưng nếu từ trên máy bay nhìn xuống thì trên đại dương mênh mông mọi  thuyền bè đều  là những chấm nhỏ.
       "Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió
         Cũng  chỉ trong vòng bể thảm thôi "
   Ngô không nói đúng.Sự phân biệt sai khác là do con người gán ghép cho vạn vật cho thế giới .Bỡi con người có thói quen nhận thức bằng khái niệm (concept):Tốt xấu, to nhỏ ,ngắn dài ,dơ sạch ...Lối nhận thức này tuân theo phạm trù nhị nguyên đối đải .Đó là lối nhận thức sai lầm .
    Cần chuỷên nhận thức khái niệm sang nhận thức chánh niệm theo nguyên lý trùng trùng duyên khởi của giáo lý Hoa Nghiêm .Theo đó ,một là tất cả,tất cả là một (Nhất tức nhất thiết,nhất thiết tức nhất ).Đó là nguyên lý tương quan tương duyên chằng chịt .Pháp giới duyên khởi là lý thuyết cho rằng vũ trụ cọng hữu trên phổ quát ,tương hệ trên đại thể và hiện hữu trong giao hổ. Không có vật gì hiện hữu một cách độc lập ,riêng lẻ. Do nhận thức sai lầm mà ta cho rằng cái này độc lập với cái kia từ đó nảy sinh sai khác Sự sai biệt đó là giả tạo .Thật ra là bất nhị.Nói như Nguyễn công Trứ:"Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài ".Chính cái tâm phân biệt sai khác là mầm mống gây ra khổ đau của vạn kiếp người ."Chỉ bấy nhiêu thôi "là cách nói khác của sự vô sai biệt .Thế giới ngày nay  xảy ra chiến tranh ,khủng bố ,đàn áp ,bắt bớ giam cầm...là do sự khác biệt giữa nhiều ý hệ và nhiều thứ chủ nghĩa...
     Nhận thức và hành xử trong cuộc đời bằng cái tâm vô phân biệt và bình đẳng tánh trí sẽ đem lại hòa bình  trong tự thân  và hòa bình trên thế giới .(Peace in onself ,peace on the world).
  

1 nhận xét:

  1. Thứ tư, ngày 25 tháng năm năm 2011Lệnh Hồ Xung: Mạn đàm về bài "Chỉ bấy nhiêu thôi"
    Lệnh Hồ Xung: Mạn đàm về bài "Chỉ bấy nhiêu thôi": "Mạn đàm về bài “Chỉ bấy nhiêu thôi” Cuộc đời này là vô thường. Vạn vật đều thay đổi theo qui luật Sinh - Trụ - Hoại – Diệt. Thế giới cũng ph..."
    Được đăng bởi nhat phuong vào lúc 20:35 0 nhận xét Gửi email bài đăng này
    BlogThis!
    Chia sẻ lên Twitter
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ lên Google Buzz

    Mạn đàm về bài "Chỉ bấy nhiêu thôi"
    Mạn đàm về bài “Chỉ bấy nhiêu thôi”
    Cuộc đời này là vô thường. Vạn vật đều thay đổi theo qui luật Sinh - Trụ - Hoại – Diệt. Thế giới cũng phải trải qua bốn giai đoạn : Thành – Trụ - Hoại – Không. Không một sinh linh nào được miễn trừ. Không một quyền năng nào có thể thay đổi được qui luật muôn đời đó.
    Vũ trụ, suy cho cùng, hình như đã được sắp đặt trong trật tự bởi một bàn tay vô hình nào đó. Tất cả đều đã có trước rồi, đả từng tồn tại rồi, và đã có sẵn một tiền lệ rồi. Hay nói khác hơn, không hề có một sự phát minh khoa học nào cả. Nếu ta nói về một phát minh khoa học vừa ra đời, thì có thể ta đang ngộ nhận. Không có một phát minh nào cả vì tất cả đều đã có trước rồi. Con người chỉ có công tìm ra nó, và áp dụng nó cho đúng với qui luật đã định trước mà thôi.
    Tóm lại, cuộc đời này đúng là chỉ có bấy nhiêu thôi. Nhưng ở đây, ta muốn hiểu “bấy nhiêu thôi” ở giác độ khác, giác độ của một thế giới đã được an bài bởi một trật tự đã được sắp đặt sẵn.
    Con người sống chung với nhau trong một thế giới đã được sắp đặt. Nhưng than ôi, con người không hiểu được điều đó, họ xung đột với nhau chỉ vì sự dị biệt, vì vọng ngã . Chiến tranh tôn giáo, chiến tranh sắc tộc, tranh giành quyền lợi, chèn ép ganh đua, tị hiềm đố kỵ,…tất cả đều bắt nguồn từ sự khác biệt. Thật ra, chúng ta đều giống nhau, vì chúng ta rốt cuộc rồi ai cũng phải tuân theo qui luật Vô Thường mà.
    Nhưng, nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta không phấn đấu, không có nghĩa là chúng ta buông xuôi, phó thác cho số phận. Con người là sự kết hợp giữa phần CON và phần NGƯỜI. Phần CON tồn tại song hành cùng với LỤC DỤC và THẤT TÌNH (Hỉ, nộ, ái, ố, tham, sân, si). Con người khôn ngoan sẽ vận dụng Lục Dục – Thất Tình này ở chữ ‘TÙY”. Đây là một dạng thích nghi chủ động một cách tuyệt vời của con người để tồn tại và vươn lên. Tùy theo hoàn cảnh mà ta Hỉ , Nộ, Ái, Ố, Tham, Sân, Si cho đúng. Có người mới bị phê bình nhẹ thôi đã vội nổi xung thiên lên : đó là sân không đúng chỗ. Nhưng nếu đứng trước nạn can qua, giặc ngoại xâm giày xéo quê hương đất nước, hãm hại người thân gia đình mình mà lòng mình không gợn một chữ Sân thì thật là đáng trách.
    Do vậy, giữa Đạo và Đời, chữ “Tùy” lại càng có ý nghĩa. Cuộc sống này, suy cho cùng ta đang sống cho ai? Có bao nhiêu phần ta sống cho ta và bao nhiêu phần ta sống cho những người thân xung quanh ta? Không nhiều thì ít, trong mỗi chúng ta đều có chữ “vị tha”. Chính điều này đã thúc đẩy chúng ta phấn đấu, đấu tranh, bon chen vì một động cơ duy nhất : mang lại những gì tốt đẹp nhất cho cha mẹ chúng ta, cho vợ (chồng), cho con cái, cho anh em, bè bạn. Do vậy, ta không ngừng đấu tranh, dù biết rằng “cuộc đời này chỉ bấy nhiêu thôi, vĩ đại hay thấp hèn, giàu sang hay khốn khó, quí tộc hay hạ tiện,…. Chỉ bấy nhiêu thôi một vở tuồng”. Điều quan trọng là đừng đánh mất cái tâm, cái đức vì những quyền lợi đời thường. Đừng đánh mất phần NGƯỜI của chúng ta. Hãy luôn tự hỏi rằng ta là ai trong cuộc đời tạm này.
    Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ ?
    Tôi là ai mà còn trần gian thế ?
    Tôi là ai, là ai, là aỉ mà yêu quá đời này ?
    Lệnh Hồ Xung

    http://lnhhxung.blogspot.com/

    Trả lờiXóa