Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Nụ cười của nàng Mona Lisa của danh hoạ Leonardo da Vinci





Bức họa La Joconde của danh họa Léonard De Vinci vẽ phu nhân Mona Lisa làm một tuyệt tác vô tiền khoáng hậu. Giá trị của bức tranh là vô giá.Nó đã bị đánh cắp nhiều lần mà kẻ trộm thuộc cở tầm xuyên quốc gia. Kẻ trộm có khi không hẳn vì tiền mà vì quá ham mê nghệ thuật. Ngaỳ nay những bức tranh chụp hoặc sao chép lại bức tranh La Joconde được trang trí trong phòng khách của giới thượng lưu,hoặc phòng làm việc của các nghệ sĩ. Bức hoạ La Joconde của danh họa Léonard De Vinci vẽ phu nhân Mona Lisa là một tuyệt tác vô tiền khoáng hậu. Giá trị của bức tranh là vô giá. Vì sao bức tranh đã trở nên một món trang trí được nhiều người ưa chuộng như vậy ? Ấy là vì nụ cười trong tranh của nàng Mona Lisa- người ngồi làm mẫu- quá ư là bí ẩn. Có nhiều câu chuyện đã trở nên huyền thoại chung quanh bức hoạ và cả người vẽ ra nó. Lại có người cho người rằng đó là bức chân dung tự hoạ của chính hoạ sĩ. Người viết xin kể lại một câu chuyện trong số đó nhằm tham vọng giải mã ý nghĩa nụ cười của nàng Mona Lisa trong tranh
Chuyện kể rằng giới quý tộc thời trung cổ Âu Tây rất ưa chuộng nghệ thuật thi ca, hôị hoạ, nhạc kịch. Nghệ thuật đôí với họ có khi trở thành vật trang sức trong giới thượng lưu quý tộc. Ngoài ra các quý ông trọc phú cũng học đòi theo mốt của quý tộc. Nhà viết kịch Molière đã chế giễu bọn trọc phú lố lăng, hợm hĩnh trong vở kịch "Trưởng giả học làm sang". Trong số các trọc phú kiểu này có một ông chuyên nghề lái ngựa đã mời họa sĩ L.D.Vinci về nhà mình để vẽ cho cô vợ trẻ đẹp một bức chân dung truyền thần. L.D.Vinci là một hoạ sĩ tài hoa, lại còn rất gioỉ về nhiều bộ môn khoa học. Nhà hoạ sĩ nhận lời anh chàng lái ngựa và bản hợp đồng được ký kết giữa hai con người thuộc hai tầng lớp khác nhau.
Vợ của chàng lái ngựa tên là Mona Lisa. Nàng vốn là con nhà khó. Cha của nàng vì thiếu chàng laí ngựa một món nợ lớn không trả nổi nên đem con gái ra trả nợ. Mona Lisa đang tuôỉ xuân thì , lại rất xinh đẹp, thuỳ mị, đoan trang. Nàng vì thương cha nên đành phải chấp nhận cuộc hôn nhân ngoài ý muốn. Sau khi ký xong hợp đồng vẽ tranh , người lái buôn giao vợ cho họa sĩ rôì bỏ đi buôn xa. Lão ta chỉ có một đam mê duy nhất là ngựa. Sở trường của lão là xem tướng ngựa, thẩm định giá trị của ngựa. Nhờ vậy mà lão nhanh chóng phất lên làm giàu.Việc thuê người vẽ tranh cho vợ chẳng qua là cái mốt học đòi thời thượng mà thôi.
Loay hoay miệt mài bên khung vẽ suốt cả tháng trời, nhà hoạ sĩ vẫn không thể nào phác thảo nổi bức chân dung người mẫu. Vẽ đẹp trinh nguyên, hiền hậu, dôì dào sinh lực của nàng Mona Lisa đã trở nên héo úa, tàn phai từ ngày đặt chân đến lâu đài vắng lặng của đức ông chồng bất đắc dĩ. Nàng sống như một cái xác không hồn. Thật khó cho nhà hoạ sĩ vì vẽ chân dung đòi hỏi người mẫu phải có một cái thần.- nhưng biết làm sao được khi đã ký hợp đồng với tay buôn ngựa. Họa sĩ muốn thay đổi không khí nên đưa nàng về xưởng vẽ của mình để thực hiện cho xong hợp đồng đã ký. Có lẽ vì sống trong lâu đài vắng lặng này, nàng Mona Lisa đã bị ám ảnh và đâm ra u trầm, vô cảm. Thế là ngày ngày bọn gia nhân của lão lái ngựa phải khiêng kiệu đưa rước nàng từ nhà đến xưởng vẽ rôì từ xưởng vẽ về nhà. Mặc dù vậy bức phác thảo vẫn không hoàn thành được. Có điều chàng hoạ sĩ vẫn đinh ninh rằng đằng sau khuôn mặt lạnh lùng vô cảm của người mẫu vẫn có một nguồn sinh khí, một nét thanh tân ẩn chứa bên trong. Với niềm tin đó, chàng hoạ sĩ vẫn kiên trì nhẫn nại. Vẽ trong nhà không được, vẽ ở xưởng cũng không xong, hoạ sĩ bèn đưa nàng ra bìa rừng, lấy thiên nhiên làm phông nền cho bức hoạ. Trong khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, biết đâu rôì người mẫu sẽ tươi tỉnh hơn. Bởi ở đây có mây xanh, gió mát, có hoa thơm cỏ lạ... Thật là một không gian thích hợp cho một tâm hồn rộng mở. Nơi bìa rừng vắng vẻ, nên thơ, cả người vẽ lẫn người mẫu say sưa chăm chỉ trong công việc. Từ sáng sớm cho đến chiều tà, người hoạ sĩ loay hoay phác thảo bức chân dung của nàng Lisa nhưng không tài nào vẽ được cái thần trên khuôn mặt của người mẫu. Cả hai đều thấm mệt. Hoạ sĩ bèn rời khung vải để kể cho nàng nghe một câu chuyện cổ tích.
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa ở một bìa rừng hoang vu, vắng vẻ có một gia đình gồm có người cha và bốn người con trai. Năm cha con sống bằng nghề chăn nuôi và trồng trọt. Trong số bốn người con, người con út có tư chất đặc biệt. Chàng ta rất ít nói và thường lặng lẽ một mình ngôì nhìn cây côí, đất đá, mây trời... Chừng như chàng đang chuyện trò với các vật vô tri vô giác. Rôì một hôm người cha sắp sửa qua đời, ông goị các con lại và dặn dò : "Sau khi ta chết đi, các con hãy khoá trái cửa lại và mỗi đứa đi về một phương. Sau hai năm mỗi đứa phaỉ học xong một nghề rôì quay về nhà đúng vào ngày ta mất". Bốn người con làm đúng như lời cha dạy. Hai năm sau người con cả học được nghề điêu khắc, người con thứ học được nghề may mặc, người con áp út học được nghề kim hoàn. Người con út lại có khả năng truyền thông với các vật vô tri vô cùng vi diệu . Đúng vào ngày cha mất, các con lần lượt về nhà. Người con cả về trước. Chàng đứng nhìn ngôi nhà từ lâu vắng bóng người , cỏ mọc giậu thưa, rêu phong phủ kín. Cây cổ thụ trước sân ai đó đã đốn hạ. Trong lúc chờ đợi các em về chàng dựng khúc gỗ lên và điêu khắc một pho tượng kiều nữ khoả thân. Chàng đã hoàn thành bức điêu khắc một cách hoàn hảo. Một thiếu nữ kiều diễm ngọc ngà với những đường cong mềm mại "Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên" . Người con thứ về tới vừa trông thấy pho tượng trước nhà -sẵn đem theo lụa là gấm vóc, chàng cắt may cho tượng một bô xiêm y lộng lẫy và mặc vào cho nàng . Khi người con áp út trở về, nhờ học được nghề kim hoàn và có sẵn các vật trang sức, chàng đeo vào người cô gái nào nhẫn, xuyến, nào vòng cổ, hoa tai... Bức tượng khoả thân đã trở thành một tiểu thư đaì trang, khuê các, xiêm áo thướt tha. Nhưng đáng tiếc đó chỉ là người gỗ. Sau cùng người con út trở về. Và anh ta lấy làm ngạc nhiên khi thấy có cô gái đứng trước sân nhà. Anh bước từng bước một đến trước cô gái rôì nhìn thật sâu thật lâu vào khuôn mặt tươi xinh của thiếu nữ. Anh ta thì thầm mấy câu gì đó giống như thần chú. Cuôí cùng anh ta áp sát vào mặt cô gái rôì phà hơi thở của mình vào đó. Bỗng dưng cô gái thay đôỉ sắc mặt, nở nụ cười và hoá thành người thật. Vừa lúc đó người anh cả chạy đến bảo: 'Cô ấy là của ta vì ta đã tạo ra cô ấy'. Người con thứ và áp út cũng đều noí" Không, cô ấy là của em vì em đã làm đẹp cho cô ấy". Chỉ có người con út là lặng lẽ không nóí năng gì. Nhưng cô gái đã lên tiếng nóí thay cho chàng : "Ai tạo ra em, người đó là cha của em, ai làm đẹp cho em là các anh của em, còn ai cho em linh hồn, sự sống và sự hiểu biết thì đó là chồng em vậy"
Chàng họạ sĩ vừa kể đến đây,nét mặt nàng Mona Lisa chợt biến đổỉ ,đôi môi xinh vừa dợn nở nụ cười ...Và, chàng họạ sĩ đã kịp hét lên: " Giữ nguyên nụ cười !!!". Rồi chàng chạy bay lại khuôn vải...Và , chỉ cần vài nét cọ, chàng hoạ sĩ đã phác thảo xong bức tranh- bức tranh truyền thần Mona Lisa.
Ít lâu sau, người lái ngựa trở về nhưng chàng hoạ sĩ đã ra đi mang theo bức tranh rong chơi khắp chốn giang hồ .
Hồì kết của câu chuyện cổ tích đã làm cho người mẫu Mona lisa ngộ ra điều gì đó mơ hồ không rõ nét. Chỉ biết rằng nghe đến đây nàng chớm nở nụ cười hàm tiếu. Chàng hoạ sĩ chờ đợi giây phút này từ lâu. Thực ra đây không hẳn là nụ cười bởi vì nó rất nhẹ, nhẹ đến nỗi không phải cười mà chỉ dợn cười, có mới vừa muốn cười. Nụ cười ấy bộc lộ một trạng thái tâm hồn buông thư, xả giãn, các cơ bắp trên khuôn mặt không còn dấu vết của lo âu, phiền muộn. Nụ cười ấy làm ta liên tưởng đến nụ cười của các thần Đế Thích đặc biệt là nụ cười của Ma Ha Ca Diếp trong hội Linh Thứu khi Phật Tổ Như Lai đưa bông hoa lên trước chúng hội mà không thuyết lời nào, không ai hiểu Phật muốn noí gì, chỉ có ngài Ca Diếp thay đổi sắc mặt, dợn nở nụ cười ( phá nhan vi tiếu).
Trở lại nụ cười của nàng Mona Lisa trong bức tranh La Joconde của hoạ sĩ L.D.Vinci ta thấy toát ra một ý nghĩa hết sức nhân văn, nhân bản. Ý nghĩa của con người không chỉ là sự sống mà còn là sinh khí, sinh lực và sự tỉnh thức của con người đang sống. Sống mà không biết mình là ai, mất hết sinh khí, cạn kiệt sinh lực chẳng khác nào một cái xác sống . Giá trị nhân văn của bức tranh La Joconde là ở chỗ nụ cười của nàng Mona Lisa. Cái đẹp toát ra từ trong tâm hồn, trong tính cách là một vẻ đẹp an hoa, thanh thoát. Thì ra cô gái trong truyện thuộc về người con út, và nàng Lisa thuộc về chàng hoạ sĩ đều là quy luật muôn đời : "Con người thuộc về ai làm cho y khá hơn." Tất nhiên khá hơn về phương diện tinh thần mới là điều đáng được trân quý. Tạo tác, trang điểm bằng vật chất đáng quý đã đành nhưng tạo tác trang điểm bằng tri thức và tâm hồn lại càng đáng quý hơn. Nóí như cách nóí của một thi nhân:
"Nào ai son phấn hữu thần
Để em trang điểm chẳng cần phấn son"


6 nhận xét:

  1. Hay qua. Cam on Bac nha

    Trả lờiXóa
  2. Bác ơi, đọc bài viết này con càng hiểu và biết mình cần điều gì hơn. cám ơn Bác!

    Trả lờiXóa
  3. Con thấy thật ngưỡng mộ sự uyên bác của Bác, chỉ đọc những gì Bác viết thôi con đã cảm nhận được những nét tâm hồn của anh ấy thừa hưởng từ Bác. có lẽ anh ấy có một người cha tuyệt vời nhất.

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn con đã ghé đọc bài viết của bác . Có lẽ có một chút gì đồng cảm nên con đã quá khen .Bác nghĩ còn có những ông cha còn tuyệt vời hơn nữa ( như cha con đấy ) . Năm mới chúc con và gia đình thân tâm an lạc .

    Trả lờiXóa
  5. Co nhung dieu don gian den vay nhung cung sau swcs den noi, song den nua cuoc doi, tham chi den ca cuoc doi, hoac chang mat di ca cuoc oi moi co the ngo ra duoc. Chi co nhung ai trai nghiem va di den tan cung nhung buon vui, the thai nhan tinh moi co the chiem nghiem duoc nhung dieu nay. Xin cam on

    Trả lờiXóa
  6. Cảm ơn bạn - người rất yêu cuộc sống - Thật ra đây là những băn khoăn thường xuyên của một con người cũng rất yêu cuộc sống như bạn -và cũng không khỏi có những chiêm nghiệm trong đời .Cảm ơn bạn đã có những lời chia sẻ ân cần . Chúc bạn vui.

    Trả lờiXóa