Nhiều phật tử vào chùa lấy làm ngạc nhiên khi thấy tượng Phật Di Lặc có cái bụng to ưởn ra phía trước , còn cái đầu thì bị khuất ra phía sau . Đặc biệt là Ngài luôn luôn giữ một nụ cười đầy hoan hỉ .Vì sao như vậy ?Ấy là vì đức Phật trong vị lai chỉ sống bằng cái bụng và luôn hiến tặng cho chúng sanh niềm hỉ lạc , khoan dung .
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ điều ngự bổn sư của thế giới ta bà hiện tại . Còn Đức Phật Di Lặc sẽ hạ sinh và thị hiện trong tương lai khi kết thúc thời mạt pháp .Sỡ dĩ tượng Phật Di Lặc được điêu khắc , vẽ tranh ...luôn luôn có bụng to ưởn ra trước là vì hạnh nguyện của ngài duy chỉ có một tấm lòng . Đó là lòng từ bi hỉ xã , bao dung ,độ lượng ,...Có khi người ta vẽ thêm sáu đứa trẻ bu trên vai trên bụng để chọc phá , đùa nghịch Ngài .( Sáu chú bé con là biểu tượng của sáu căn sinh ra sáu thức sáu trần ).
Chúng ta đang sống vào thời mạt pháp .Thời nay đa số thiên hạ người đời sống với nhau bằng cái đầu chứ không bằng cái bụng . Đặc biệt nụ cười (chân thành ) thì thường xuyên thiếu vắng .Một nhạc sĩ người hà Nội cũng đã viết một câu ca đầy bức bối : " Hà Nội cái gì cũng rẽ chỉ có đắc nhất bạn bè thôi . Hà Nội cái gì cũng rẽ , chỉ có đắc nhất tình người thôi ...!" ...Còn Trịnh Công Sơn thì than thở : " ...Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng , chợt thấy trong ta hiện bóng con người ..."Ngay trong kinh Pháp Hoa Đức Phật đã thống trách :"Kim nhân bất năng như thị hành từ "
Không biết từ bao lâu con người đã sống với nhau bằng cái đầu : so đo , tính toán ...Chính đầu óc tư lương phân biệt , tính toán so đo là nguyên nhân gây ra khổ đau , chiến tranh , khủng bố , đàn áp kì thị ...Đầu óc tính toán cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tệ nạn tham nhũng . Phòng chống tham nhũng mà không tìm ra nguyên nhân gây tham nhũng thì chữa bệnh ở ngọn chứ không ở gốc. Một câu nói mà lâu nay người ta vẫn dùng một cách lạnh lùng , khắc bạc là " không ai cho không ai cái gì !"Nguy hiểm nhất là câu nói đó trở thành phương châm cho số đông người .Câu nói nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên ngày xưa : " Làm ơn há để cho người trả ơn " đã trở nên hoàn toàn xa lạ . Cơ chế XIN CHO đã ăn sâu vào não trạng của các viên chức nhà nước .Hể có xin là tất có cho , mà muốn có cho thì phải có CHI .Đúng là không ai cho không ai cái gì . Cơ chế xin cho là di căn , tập khí có từ chế độ phong kiến : muốn vào cửa quan phải qua lính lệ !...Thay vì mở lòng ra để làm hết sức mình đem lại lợi lạc cho nhân quần xã hội thì họ chỉ lo nặng óc bóp trán để tìm cách đem về cái lợi cho riêng mình .Ngày xưa Mạnh Tử chủ trương " mòn trán , mỏi gối , lợi thiên hạ vẫn làm " trong khi đó Dương Chu chủ trương ngược lại : " Nhổ một sợi lông làm lợi thiên hạ vẫn không làm ". Những người theo Dương Chu chỉ nghĩ đến cái lợi chứ không nghĩ đến cái nghĩa . Đầu óc tính toán đã trở nên căn bệnh trầm kha của xã hội...dẫn đến sự băng hoại cho xã hội .
Trở lại ý tượng Phật Di Lặc , khi chiêm ngưỡng tượng Ngài ta chỉ thấy cái bụng Ngài và ta chỉ nhớ tới ông Phật bụng bự khi nghĩ về Ngài .Ý nghĩa biểu tượng của cái bụng đó là một tấm lòng quãng đại không phân biệt , không chấp nê . ..hiển hiện trong nụ cười hoan hỉ từ bi vô lượng của Ngài .
Chúng sinh đang mong chờ sự ra đời của một vị Phật bụng bự.. .!
Khi đứng trước đức Phật Thích Ca hay Phật Quan Âm ...hay bất cứ vị Phật nào tôi cũng không có được cái cảm giác thoải mái ,an bình , nhẹ nhỏm , tươi vui như khi đứng trước tượng ngài Di Lặc !Phải chăng chính cái bụng bự của ngài đã gợi cho ta một sự dí dỏm , gần gủi - hình như ngài cố ý tạo cho ta một nụ cười an lạc , vô tư vô tâm chăng ?Nếu " người người ra phố chào nhau nụ cười "thì khác gì là đã thấy được Phật "vị lai "!
Trả lờiXóaXin cam on Thay, em da vung long them sau khi doc bai viet cua Thay. Chuc thay luon manh khoe va co them nhieu chiem nghiem de chia se voi DOi!
Trả lờiXóa