Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Vì sao chúng sanh sợ hãi ?

Trong kinh Tinh Yếu Bát Nhã Ba La Mật Đa, Bồ Bát Quán Tự Tại đã trao cho con người một thông điệp rằng: "Nếu nương vào pháp trí độ Bát Nhã Ba La Mật Đa thì tâm không chướng ngại. Tâm không bị chướng ngại nên không có sợ hãi và vì không sợ hãi nên tránh xa được điên đảo mộng tưởng" (Tâm vô quái ngại cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng...)
    Thì ra con người thường sợ hãi vì những chướng ngại do chấp thủ, chấp hữu, chấp danh, chấp ngã,...con người ta sợ hãi, hốt hỏang trước cái chết đã đành nhưng trong lúc đang sống vẫn cứ nơm nớp sợ hãi. Chúng sanh sợ hãi vì trong lòng chất chứa quá nhiều chướng ngại. Chướng ngại phần lớn gây ra bởi sự lừa lọc, dối trá, lấp liếm, lập lờ... Lộng giả thành chân. Tập khí sâu dày này khiến con người riết rồi không phân biệt được thật giả. Nhiều khi nói láo nhiều lần rồi chính mình cũng tin điều nói láo là thật. Sự dối trá càng ngày càng được hòan thiện bằng các tiêu chuẩn ngụy tạo mà cứ cho là sự chuẩn xác. Tính chuẩn xác dần dà lên ngôi rồi tính chân xác vắng bóng trong mọi họat động của con người. Thật ra giữa chuẩn xácchân xác  khác nhau nhiều lắm.
Chuẩn xác là thước đo do quy ước xã hội hoặc định chế chính trị đặt ra. Nhận thức mang tính chuẩn xác là sản phẩm của triết học phạm trù (phylosophie catégorique) . Theo đó cái gì hợp với tiêu chuẩn, khái niệm là đúng. Mọi việc đều phải được chuẩn hóa, ví dụ như chuẩn hóa trình độ, chuẩn hóa bằng cấp, chuẩn hóa học hàm học vị.v.v....Tuy vậy sự chuẩn xác này thường chỉ là hình thức, phần lớn không có thực học, thực tài, thực lực. Xã hội bây giờ không đủ chuẩn cũng cố gắng nâng chuẩn cho được chuẩn.
"Chuẩn xác không chân xác
Chân xác không chuẩn xác
Lo chuẩn không lo chân
Lần khân trong biển mộng"
Hệ quả của việc nâng chuẩn bừa bãi này là con người quen thói tư duy theo kiểu nói một chiều, nghĩ một phía, làm một kiểu.
Trên đây là chuẩn xác, còn chân xác thì sao ?
Chân xác là thực tại như nó có (như thị), nghĩa là thực tại không bị vo tròn, bóp méo, xuyên tạc, biến thái... Nhìn dây thừng ra con rắn. Tất cả sự chân xác đều hiển lộ minh bạch. Nếu tư duy theo kiểu chân xác thì chẳng có gì chướng ngại và do đó không phải sợ hãi. Con người chỉ lo chuẩn xác mà không lo chân xác, sống trong phù phép dối trá, kiểu anh chàng phù thủy trong truyện cổ tích sai âm binh đánh cây cau đằng trước ra đằng sau để cho vợ anh ta sai âm binh đánh cây cau đằng sau ra đằng trước. Sợ hãi là thuộc tính của vô minh, vì vô minh là tính cách không chân xác của nhận thức.
Suy cho cùng chuẩn xác cũng là vô minh.
"Tâm vô quái ngại cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng" có nghĩa là tâm mà không chướng ngại thì tâm không bị sợ hãi. Tâm không sợ hãi là tâm lúc nào cũng tự tại .
Về mặt ngôn ngữ có khi chuẩn xác mà không chân xác. Có khi chân xác mà mới nghe như không chuẩn xác. Ai có đọc kinh Kim Cang sẽ thấy rõ điều này. Ví dụ như nói về cái không tự tính của vạn hữu, Phật lặp đi lặp lại cách nói kiểu như :" Chúng sanh mà không phải chúng sanh mới là chúng sanh". Không tự tính là do mọi sự hiện hữu  được cấu thành bởi những yếu tố không phải nó. Ví dụ như nói đến giấy là phải nói đến bột giấy, rừng cây. người thợ, mặt trời, mưa, nắng...
Cũng cách nói như vậy, Pascal cho rằng "Chân đạo đức chế giễu đạo đức". Còn Lão Tử thì cho rằng "Thượng đức bất đức". Sự chuẩn xác là do con người đặt ra làm thước đo để thẩm định giá trị của sự vật.Còn tính chân xác là đại luật vốn có của vũ trụ, là chân như. Người ta định nghĩa Vô minh là tính cách không chân xác của nhận thức. Chuẩn xác vẫn là vô minh.
Ngòai ra còn một hình thái khác của vô minh là lo bất cập mà không sợ thái quá. Trong khi đó bất cập và thái quá đều tồi tệ như nhau.
"Đời chỉ lo bất cập
Mà không sợ thái quá
Thái quá như bất cập
Đều họ hàng nhà ma"
Bất cập hay thái quá đều như quả lắc đồng hồ, từ đầu cực đoan này đến đầu cực đoan kia. Cực đoan là mầm mống gây ra thù địch và kỳ thị.
Con người ngày nay chẳng chịu chọn con đường giữa, con đường trung đạo. Thi sĩ Bùi Giáng có mấy câu thơ rất hay về con đường này :
"Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Xin chào giữa bước chân ra
Chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn"

   Bát Nhã Tâm Kinh là tinh yếu của cả bộ kinh Bát Nhã. Bồ Tát Quán Tự Tại khẳng định "Bát Nhã Ba La Mật Đa là linh chú đại thần, linh chú đại minh, linh chú vô thượng, linh chú tuyệt đỉnh" là chân lý bất vọng, có năng lực tiêu trừ mọi khổ nạn. Trong một xã hội bát nháo, đảo điên, vàng thau lẫn lộn, con người điên đảo bởi sự sợ hãi. Trì tụng một cách tinh chuyên miên mật linh chú này sẽ không còn sợ hãi.


28 nhận xét:

  1. bài phân tích này của cậu chưa chạm đến sự sợ hãi của bản năng. Bản năng sợ hĩa. Tại sao con người ta sợ gián, rắn, đĩa, chuột... bất kể nền văn hóa nào ? Có nghĩa là con người ta sinh ra dã sợ sẵn những thứ này. Tại sao vậy ? và phân tích kỹ sự sợ hãi bản năng này ta còn thấy sự sợ hãi bóng đêm, sợ hãi đám đông, sợ hãi chờ đợi, sợ hãi đèn đỏ, ...v.v....
    Những nối sợ sinh ra đã có sẵn như vậy rồi thì liệu thức, ý thức, trí tuệ có làm chấm dứt được nỗi sợ này ? được nhưng không phải là mục đích của Phật giáo. tập luyện thì có thể không sợ rắn nữa nhưng đi đêm thấy vật ngoằn ngoèo vẫn cứ co chân nhảy, tim thì co thắt loạn nhịp. có thể chơi chuột nhưng chuột chui vào ônbgs quần thì sợ đến đứng tim.
    Duy thức học bảo đó là tàng thức lưu chuyển từ ngàn đời. Có người hiểu do nghiệp kiếp trước , nhưng cách hiểu khoa học hơn chính là do di truyền, duy thực học gọi là do những chủng tử di truyền.
    Những nỗi sợ này hình thành từ thở con người còn ăn lông ở lổ. Nó giúp con người tồn tại, phản ứng nhanh với các mối nguy như rắn. con người sống hàng triệu năm trong các hang động, trong góc hang động là xương cốt người chết, là gián chuột từ đó bò ra in sâu những đe dọa vào tâm thức những đứa trẻ tiền sử và lưu truyền đến hôm nay

    Ý thức không bào giờ chấm dứt được những nỗi sợ này. Ngoại trừ tàng thức chuyển (Lăng NGhiêm), tàng thức chính là vô minh, là bản năng. Làm sao chuyển được nó ? Chỉ có một con đường duy nhất là sự công phu để phá tan hầm sâu vô thủy vô minh. Mọi nhận thức về thực tướng đều chỉ là nói cho vui thôi

    Trả lờiXóa
  2. Thưa các bác:

    Ngu sinh có vài lời:

    - Thứ nhất: Sợ hãi là điều tự nhiện được sinh ra khi con người được sinh ra. Mà đã là tự nhiên thì không nên từ bỏ nó. Vì tạo hóa tự nhiên nó vĩ đại hơn bất cứ triết gia nào từ cổ chí kim.

    - Thứ hai: Các triết gia mà được sinh ra bởi Đấng tạo hóa đã và đang mãi đi tìm hiểu bản chất của tạo hóa, ý đồ của tạo hóa...

    - Thứ ba: Vì thế cho nên, ta chưa thể biết ý đồ của tạo hóa tạo ra vạn vật tự nhiên cũng như tạo sự "sợ hãi" để làm gì. Thế nên ta có nên tìm các tiêu diệt nó.

    Cho đến bây giờ, có một câu nói về sự sợ hãi mà thuyết phục ngu sinh nhất. (ngu sinh có thói quen đọc sách nhưng không muốn nhớ từng lời của cuốn sách, lắng nghe lời người khác nhưng không nhớ nguyên câu của người khác cũng như nhớ tên tác giả)

    Câu nói đó đại ý thế này: Chúng ta cần phải biết sợ hãi và cũng cần biết cách chế ngự sự sợ hãi.

    Kính các bác!

    Trả lờiXóa
  3. Chỗ này thì Ngokhong không thể tham gia được rồi :)
    Thì cũng phải sách nước cản chút mới chơi cờ với nhau được. Chưa từng một lần nghĩ về bản năng đang điều khgiển mình như thế nào thì tham gia không được đâu :)

    Trả lờiXóa
  4. Chúng ta mọi người đều sống dưới vòm trời này, nhỏ bé làm sao. Những gì chúng ta suy nghĩ đều nằm trong iới hạn của con người. Mà vạn vật thì vô cùng. Vạn vật tạo hóa tạo ra con người, tạo ra bộ não để con người nhận thức. Với bộ não của mình,con người đang phát hiện ra những gì tạo hóa đã có sẵn chứ thực sự con người không sáng tạo ra điều gì cả. Có đúng vậy không ạ.

    Bác Tú nói em chưa sạch nước cản, cũng được thôi ạ. Nhưng chẳng phải câu nói đó đã thể hiện bản năng của mình đấy sao?

    Bản năng cũng không có gì xấu. Mọi người đang bản năng cả đấy thôi. Ít hay nhiều, hình thức này hay hình thức khác. Có điều chúng ta cho nó là xấu và cố tình chối bỏ nó.

    Nhờ sống bản năng nhưng biết sợ hãi mà lòai người chúng ta tồn tại đến ngày hôm nay và nhận thức của chúng ta "phức tạp" hơn tổ tiên chúng ta xưa. :)

    Trả lờiXóa
  5. Bản năng đã giúp con người tồn tại, không có bản năng con người bị tuyệt chủng ngay từ hàng triệu năm trước, trong rừng sâu. OK. Điều này không ai cãi.
    Ý thức cũng vậy, nhờ có ý thức, nhờ tư duy con người xây dựng nên cả thế giới xã hội này. Với ý thức con người có thể sánh bằng với Thượng Đế.
    Thế nhưng nhà Phật gọi bản năng là Vô minh và gọi Tư duy là nghiệp chướng (Tư là NGhiệp), và thực hành lìa tri kiến, lìa hiểu biết.
    Nếu ngokhong tin chắc được mình có thể hiểu được trả lời được điều đó, bằng bất cứ hệ quy chiếu nào, thì chuyện bàn này là không cần, và nếu ngokhong chưa một lần nghĩ đến hoặc băn khoăn đến, hoặc chưa từng nghe đến thì thực sự ngokhong chưa sạch nước cản thật. Tôi không nói để hạ nhục đâu, chỉ nói thật. Giống như chơi cờ vậy vậy, tôi là người không sạch nước cản trong chơi cờ vây.

    Trả lờiXóa
  6. "Ý thức cũng vậy, nhờ có ý thức, nhờ tư duy con người xây dựng nên cả thế giới xã hội này. Với ý thức con người có thể sánh bằng với Thượng Đế."

    Câu này bác Tú nên chua tên tác giả là bác Tú. Chỉ có bác Tú mới can đảm đến vậy -:

    Em đem logic căn bản để chỉ ra chổ mâu thuẫn ngay tại bản thân câu nói chứ chưa nói đền chuyện bác nói đúng hay sai.

    "nhờ có ý thức, con người xây dựng nên thế giới xã hội này"

    OK (bắt chước bác :D), cứ cho là vậy đi, nhưng:
    "Với ý thức, con người có thể sánh bằng Thượng Đế."

    Chuyện xây dựng được thế giới xã hội đâu phải là tiêu chuẩn để đánh giá (họ) có bằng với Thượng Đế hay không?

    A tạo ra B
    C có thể tạo ra B, có thể tạo ra cả A.

    Suy ra A = C : là kết luận sai!


    Nói ra thì bác Tú bảo thằng em hay nói điều phụ, hay bắt bẽ bác mà không đi vào vấn đề chính. Nhưng không nói thì không được vì bác cứ phát biểu ngang phè.Điều nhỏ mà bác nói không thuyết phục thì làm sao bác thuyết phục người khác điều cao siêu!?

    Mục đích nguyên thủy của Phật giáo là để giải thóat con người khỏi "Khổ" phải không ạ.

    Tại sao con ngừơi ta muốn giải thóat khỏi "khổ". Có phải con người ta cũng sợ hãi "khổ" nên mới tìm cách giải thóat hay chế ngự nó, phải không ạ.

    tái bút: "Nước cản" là một lọai luật lệ do con người tạo ra. Mà luật được tạo ra là để phá bỏ. Cờ Vua đâu có nước cản như cờ tướng.Bác cứ dằn vặt chuyện "nước cản" hòai làm gì. -:)

    Trả lờiXóa
  7. Với cloning, sinh sản vô tính, và lần đầu tiên đã tạo được một virus sống hoàn toàn nhân tao... đó là một bước đến sánh ngang với Thượng Đế đo ngokhong. Suy tư về cuộc sống nhiều hơn chút đi :)

    Trả lờiXóa
  8. Cơ thể học bác cũng đề cập, IT bác cũng đề cập, "cloning" bác cũng đề cập, "não học" bác cũng đề cập, "người ngòai hành tinh" bác cũng đề cập...

    Vậy thực sự chuyên ngành của bác là gì ạ? Bác thật là bá nghệ...-:)

    Nếu suy tư theo lời bác khuyên, Ngokhong đang băn khoăn không biết đang nói chuyện với một bác Tú có linh hồn hay là đang nói chuyện với một bản copy bác Tú được tạo thành từ kỷ thuật cloning:))

    Ở trên bác Tú bảo "với ý thức, con người sánh ngang với Thượng đế". Đến đây bác lại bảo "với cloning, sinh sản vô tính, ... con người có thể sánh ngang với Thượng đế".

    Khà khà khà...!

    Vậy rốt cuộc là "với" điều gì vậy bác!?


    Bác Tú có lẽ bận "làm" báo quá mà quên mất đọc báo. Nhân lọai đã và đang phản đối sinh sản vô tính áp dụng với người vì "sợ hãi" những hậu quả đạo đức từ sinh sản vô tính người. Chính cha đẻ của sinh sản vô tính cảnh báo chuyện này!
    Họ đúng là những con người biết "suy tư về cuộc sống".

    Kính mến!

    Trả lờiXóa
  9. -Noí tàng thức là vô minh là bản năng là không có căn cứ .thưa bác Tú tàng thức là tên gọi khác của thức a-lại gia .
    -Con đường công phu ( công phu thiền tập ,công phu niệm Phật ,trì chú )không có chỗ cho kiểu nhận thức bằng điều kiện hóa đối tượng (có sự đối đãi,so sánh tương đãi ).Bác không nghe các thiền gia nói: phi tư lương tức tọa thiền chi yếu dã ?
    - "Nhận thức về thực tướng đều chỉ là nói cho vui".Đúng vậy ,đó là trò chơi hý luận .bỡi thực tướng là vô tướng thì làm sao nhận thức được .Chỉ có quán chiếu chứ không nhận thức
    -"Suy tư về cuộc sống" để làm gì ?Tại sao không tỉnh thức trong cuộc sống trong từng giây phút hiện tại sinh động ..Ai sống sẽ biết .Cái tôi suy tư của Descartes đã bị khai tử từ lâu .Tại sao không nhảy xuống tắm mà đứng trên bờ nhìn dòng sông ?
    Bác Tú nặng tạp loạn rồi đấy .


    * Bác Tú sao lại xóa còm của tôi vậy.Không trượng phu chút nào .
    * mong bác Đạt Nhân đừng xóa còm của em nhé !
    cảm ơn các bác !

    Trả lờiXóa
  10. Ngay trên chữ mà nói đi ngokhong, đừng bỏ nói tui bá nghệ bá tri hay bá láp mà hãy ngay trên chữ mà nói sai đúng. bỏ mục tiêu đi phủ định tư cách là không đàng hoàng đâu :)

    Và quả thật tui thất vọng với cậu quá, với ý thức con người sánh ngang với thường đế, cloning không phải là sản phẩm của ý thức đấy ư ngokhong ? Cứ với với người không biết, đọc chữ không hiểu chữ, mà có ngôn ngữ đối thoại rất mất dạy thế này thì tôi sẽ không nói chuyện với cậu nữa, ngokhong !

    Trả lờiXóa
  11. Xuân Huyên:
    1/ Tàng thức, a lại da thức, vô minh có phải là bản năng hay không thì thế giới này chưa ai nói đâu. Cái đó là bản quyền Hồ Trung Tú, không thể nói gọn được
    2/OK, con đường công phu thiền tập không có chỗ cho đối đãi, nhưng không biết bác nói cầu này cho ai, vào trường hợp nào
    3/ OK
    4/ Suy tư về cuộc sống là nói với ngokhong. Không biết được cloning cũng chính là sản phẩm của ý thức, là khát vọng của con người vươn lên tầm của Thượng Đế, là người rất kém vef suy tư. Lời khuyên này không dành cho thiền giả
    5/ không xóa còm, blogspot nó xem là spam

    Trả lờiXóa
  12. Còm của Xuan Huyen không thấy thấy trong spam, chỉ thấy trong mail như sau:

    Tôi cũng không đồng cảm lắm với bác Tú nhưng cũng muốn nhào vô bỡi vì lời mời của bác Tú hấp dẫn quá "lâu lâu thể dục đầu óc chút nha ".."Trong đoạn trả lời Ngokhong có câu nầy làm tôi căng óc quá :"... trước hết phải định nghĩa Phật tính như thế nào cái đã rồi hãy nói có hay không ."Câu nói của bác Tú làm tôi chợt nhơ đến một công án thiền :một thiền giả hỏi thầy của mình về định nghĩa của Phật tính :Phật tính là gì ?Thiền sư trả lời :Cọng cức khô.(cọng tre thay cho giấy chùi ngày xưa ).
    Câu trả lời làm cho đệ tử thoắt nhiên tỉnh ngộ .Trong kinh Phật nói tất cả chúng sinh đều có Phật tính nhưng sao thiền sư lại nói cọng cức khô ?Ấy là vì vị thiền sư muốn quýet sạch đập nát thói quen tìm cầu Phật pháp bằng danh lý,khái niệm:"..là gì ?...thế nào là..?"Khái niệm Phật tính khác nào cọng cức khô .Thế mà bác Tú lại cho rằng điều kiện tiên khởi để tranh luận là phải định nghĩa cho được Phật tính là gì rồi mới nói chuyện .Khái niệm chỉ là cái vỏ kén khi con ngài đã cất cánh bay đi .Dùng khái niệm để luận giải Phật pháp chẳng khác nào mài gạch ngói để làm gương soi mặt.
    Không biết bác Tú đã định nghĩa Phật tính như thế nào rồi và có ai trả lời bác kiểu như vậy không ?
    Với triết học Tây phương thì có hay không có vấn đề là ở đó (To be or not to be that's question ).Nhưng đối với triết học đông phương thì có hay không có vấn đề không ở đó ."Ai hay không có có không là gì ?"phải không bác Tú .
    Chúc bác vui .
    =========


    Tui xin trả lời như sau:
    1/Về Phật tánh và sự phủ định phật tánh. Cả hai, ta đều có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi trong kinh sách, nơi thì khẳng định nơi thì phủ đinh. Điều này không riêng khi nói về Phật tánh mà hầu như tất cả các khái niệm nhà Phật đều lần lượt bị như vậy, khẳng định rồi phủ định. Ví dụ như Tứ Đế, thật khó có chân lý nào chắc chắn hơn Tứ Đế, thế nhưng đến thời Bát Nhã thì Phật lại bảo "Vô khổ tập diệt đạo". Cho nên bảo là que cứt khô đó nhưng vin vào đó thì cũng khác người bảo nói vậy là phỉ báng. Tất cả điều này đề có lý do của nó.

    2/ chúng ta đang dùng ngôn ngữ tục đế để đối thoại, vì vậy cần có khái niệm để nói. không có khái niệm là sao để nói với ngokhong ? Còn nếu Xuân Huyên là người giác ngộ xong thì lại là chuyện khác.

    Trả lờiXóa
  13. Xuân huyên tôi cũng thích nhào vô đàm đạo cùng các bác cho đời vui thêm một tí nhưng mà thấy bác Tú dễ nổi nóng quá nên thôi vậy

    Trả lờiXóa
  14. Này Xuân Huyên ,Ngokhong ,Trung Tú !
    Xin hãy dừng trò chơi hý luận vô bổ mà mang tội với mật nghĩa của Như Lai .Phạm Đạt Nhân tôi sẽ hầu các bạn một bài viết về tinh thần và phong cách tụng ,đọc kinh Phật sao cho lợi mình lợi người .
    Các bạn chờ nhé !

    Trả lờiXóa
  15. Hì... hiểu cho đúng chánh pháp thì không có tội đâu bác .
    Còn thế nào là chánh pháp thì cần phải cãi :)

    Trả lờiXóa
  16. Thật là may cho con thầy Phạm Hạnh ơi ! Con chưa kịp đọc mấy góp ý trên thì đã đọc được vài dòng về "Người vô sự" của thiền sư Nhất Hạnh. Và giờ đọc những dòng góp ý ở trên con cảm thấy thật hoan hỷ. Hi hi...

    Trả lờiXóa
  17. Nếu Ngokhong có làm vẩn đục hay xao động chốn thanh tịnh của bác Đạt Nhân thì cho Ngokhong xin lỗi.

    Thưa Bác Đạt Nhân

    Thật ra, ngộkhông không đi lạc đề hay sa đa vào tranh luận mà ngokhong có ý góp sức làm sáng tỏ bằng cách "phản biện".

    Lịch sử đã cho thấy con người phát triển nhờ phản biện và nghi ngờ.

    Không có điều gì là chân lý vĩnh viễn. Một phát biểu hay một học thuyết được xem là chân lý cho đến khi nó bị phản biện một cách thuyết phục.

    Thế nên, nếu nhân lọai chưa tìm thấy một triết học nào khác dẫn dắt con người giác ngộ tốt hơn các tôn giáo hiện tại hoặc chưa có ai đưa ra một sự phản biện các học thuyết triết học hiện tại thì tốt nhất là học (những cái có sẵn) đi đã.

    Nếu có ai đó muốn phát biểu khác đi, muốn nói khác đi thì cứ nói. Nhưng anh không thể muốn nói sao thì nói. Sẽ có người phản biện lời anh nói. Khi mà anh vượt qua được các phản biện từ thấp đến cao và không ai có thể chứng minh rằng anh sai thì lúc đó lời anh nói được coi là chân lý mới.

    Chứng mình điều sai, chỉ ra điều sai thì dễ hơn là hùng biện một vấn đề nhưng nó lại là điều cần thiết. Vì không có nó (việc chỉ ra cái sai) thì sự hùng biện sẽ dễ dẫn đến ngụy biện, thôi miên người khác.

    Có người không hiểu điều đó. Cứ muốn thao thao bất tuyệt trên cộng đồng mạng nhưng lại không muốn cộng đồng mạng chỉ ra điều sai.

    Anh ta đang chê trách những con người sống bản năng nhưng anh ấy lại sống rất bản năng, anh ấy không kiềm chế được cảm xúc.

    Anh ta giận dữ khi người khác tấn công cá nhân nhưng anh ta là người thường xuyên tấn công cá nhân người khác.

    Anh ta nói rất hay về giáo lý nhà Phật nhưng anh ấy vẫn còn rất sân si.

    Sáo rỗng là vậy!

    Xin lỗi bác Đạt Nhân một lần nữa.
    Nhưng ngokhong nghĩ, chỉ ra điều sai cũng là gián tiếp làm sáng tỏ điều đúng (cho dù là điều đúng tạm thời), tiêu diệt yêu quái làm sạch môi trường cũng là việc đạo.

    Trả lờiXóa
  18. Hì, trò này xưa rồi cưng. Không thấy ở trên ta đã nói là dùng tục đế để nói chuyện với ngươi đấy hả. Sân si đời này ai hết nói ta nghe thử coi ? ta sân si đầy mình đây nè nhưng ta biết đó xuất phát từ đâu. vấn đề quan trọng là chỗ đó. Ta không nói chuyện thanh tịnh, ta chỉ nói chuyện định nghĩa vô minh. Ngươi không một chút kiến thức, thò vào nói quàng, rồi dùng lời bất kính, không sân si lên mới là lạ. Nghe lóm vài lời của Phật bày đặt tu là hết sân si. xưa rồi cưng.

    Trả lờiXóa
  19. nghe giảng về bản năng giận dữ nè ngokhong, đừng có mong là theo Phật đầu lưỡi mà hết được nó:

    Thuở con người còn ở trong hang động, hãy ví dụ, hai con đực ngang tuổi ngang sức dành nhau một con cái thì rõ ràng con nào thể hiện sự húng dữ mạnh mẽ hơn, liều chết hơn thì con đó sẽ thắng, con đó được quyền truyền giống, con thua bị tuyệt chủng. Và sự truyền giống đó được tiếp tục theo ưu tiên tính trội cho sự hung dữ. Con người được thừa kế sự hùng dữ đó. Đừng nói thời hang động chi cho xa , ngay cách đây chừng chưa tới 100 năm, khi hai đạo qua lao vào nhau chỉ gươm với giáo, thì người sống sót trở về để sinh con đẻ cái lưu truyền giống nòi là người phải hung dữ hơn khi cầm gươm lao vào nhau. 5 ngàn năm qua con người có biết bao cuộc chiến tranh diệt chủng nhau như vậy từ cấp độ bộ tộc, bộ lạc đến quốc gia ? Có nghĩa là sự giận dữ là thuộc tính cần thiết rất cần cho con sinh tồn. Con người ta sinh ra là có rồi. không có chuyện tụng mấy câu kinh, nhận thức đổi điều là tiêu tan cái sân đó. Hiểu chưa ?
    Khôgn ai hết được cái sân đó đâu cho dù đó là cao tăng đạo cao đức trọng gì đi nữa. Cái sân sẵn sàng bùng lên khi có điều kiện. Vì vậy, sống ở đời đừng có chọc giận người khác để xem anh có hết sân chưa. Không ai hết cả đâu, ngoại trừ người giác ngộ.
    Vì vậy ta tham gia nói là để tìm hiểu xem sự giác ngộ đó là gì, liệu có thể lặp lại được điều như Phật làm hay không ? Cái thoi nghĩ cứ nói về Phật là phải thanh tịnh nhẹ nhàng đó xưa rồi ngokhong !

    Trả lờiXóa
  20. "Thì cũng phải sách nước cản chút mới chơi cờ với nhau được. Chưa từng một lần nghĩ về bản năng đang điều khgiển mình như thế nào thì tham gia không được đâu :)"

    "Ý thức cũng vậy, nhờ có ý thức, nhờ tư duy con người xây dựng nên cả thế giới xã hội này. Với ý thức con người có thể sánh bằng với Thượng Đế."

    "ta sân si đầy mình đây nè nhưng ta biết đó xuất phát từ đâu. vấn đề quan trọng là chỗ đó."

    "Cái sân sẵn sàng bùng lên khi có điều kiện. Vì vậy, sống ở đời đừng có chọc giận người khác để xem anh có hết sân chưa."

    "Vì vậy ta tham gia nói là để tìm hiểu xem sự giác ngộ đó là gì, liệu có thể lặp lại được điều như Phật làm hay không ?"
    -----------
    Vậy tóm lại thì bác đang "Chơi cờ" hay đang "tham gia tìm hiểu"... !?

    Nếu là "tham gia tìm hiểu" thì kẻ chưa "sạch nuớc cản" như thằng em đây càng nên tham gia. -:)

    Nếu đã là "chơi cờ" thì sao bác dễ nóng tính vậy !? -:) Ta đang "chơi" với nhau đấy thôi.

    Chưa chế ngự nổi tính "sân" cũng chính vì sợ hãi: sợ hãi bản ngã bị tổn thương.

    Trả lờiXóa
  21. Nổi cáu với cậu không phải vì sợ tranh luận mà không chịu nổi cái thái độ cù dầy cù nhưa, không đâu vào đâu mà ngôn ngữ thì xúc phạm. ưng chcọ sân thì ta nổi sân cho thấy vì đã nói rồi, ai chế ngự được tính sân chỉ ta coi, ta chọc cho xem có nổi sân không ?
    Còn tu theo kiểu vô góc núi ngồi thì là chuyện khác :)(câu này dành cho người khác)

    Trả lờiXóa
  22. Tặng những ai tu theo cách chế ngự sân hận bài kệ của ngài Tuệ Trung Thượng sĩ nè:

    Trì giới kiêm nhẫn nhục,
    Chiêu tội bất chiêu phúc.
    Dục tri vô tội phúc,
    phi trì giới nhẫn nhục.

    Trả lờiXóa
  23. Đến đây thì em đã rõ.
    Tặng lai bác bài thơ (con cóc), bác đừng chê:

    Ai khích ta, ta sân
    Ai kích ta, ta dục
    Ai đe ta, ta hãi
    Ai tâng ta, ta bốc
    Bác cũng thật bình thường
    Và cũng thật bản năng
    Giống như thằng em vậy!

    Ôi, "công phu" không dễ!

    Trả lờiXóa
  24. Chào thầy!
    Xin có nhận xét nhỏ, rằng Trời sanh ra con người vốn đã có đủ đặc tính "người trần tục" chứ kg phải Phật. Nước Phật là đích đến của số đông. Nhưng tùy cái khả năng "ngộ" ở từng người mà họ có thể đạt tới hay không.

    Tuy thế, được làm người với đủ sợ hãi, ghét thương hỉ nộ, cũng xem như là một diễm phúc rồi!

    Trả lờiXóa
  25. Toan la nhung loi noi, gia ma no dc bien thanh nhung gia tri thuc te mot chut cho doi...

    Trả lờiXóa
  26. Các Bác thảo luận vui qua đi.Cho phép Đức Sơn đọc lớn câu kệ rằng là
    Cũng chỉ một lời kinh
    Tùy căn cơ sai khác
    Kiến giải bất đồng tình
    Nam Mô Thường Bất Khinh .
    Kính các Bác

    Trả lờiXóa
  27. Em cũng xin có kệ rằng :)

    Căn cơ là thùng rác
    Cứ bí thì đổ vào
    Khoa học ngày nay khác
    Nói đúng, chả căn cơ
    Đó là còn chưa nói
    Chánh pháp là thế nào
    Hiểu làm sao cho đúng
    Chánh pháp của Thích Ca
    Xin đừng phùi hí luận
    Xin đừng cười tào lao
    Hiểu cho đúng chánh pháp
    Là Phật tử ngày nay.
    :)

    Trả lờiXóa
  28. DẠ -NAM MÔ THƯỜNG BẤT KHINH.

    Trả lờiXóa