Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Hồ Ngọc Đại , một nhân vật hiển dị hoặc chúng

   
    Giáo sư Hồ ngọc Đại đã từng gắn chặt đời mình với GD. Ông đã bỏ cả tuổi xuân để sang học ở Liên Xô ( cũ ) rồi đến Trung Quốc làm nghiên cứu sinh , học tập nghiên cứu khoa công nghệ GD ( công nghệ GD thực nghiệm ). Sau 1975 , ông về nước tổng kết công trình nghiên cứu và mở trường tư thục thực nghiệm công nghệ GD - mà cái chính là dạy đánh vần kiểu mới . Bốn mươi năm sau , chương trình thử nghiệm mới được thẩm định và chính thức gia nhập chương trình hiện hành ( đã được cải cách từ năm 2000).
    Non 40 năm âm thầm lách luật , nay vừa công khai bạch hóa với bộ sách Tiếng Việt 1 , bỗng bị dư luận phản ứng dữ dội . Phản ứng về nội dung sách và phản ứng về những câu phát ngôn kỳ lạ chưa từng nghe trong lịch sử GD !

   Trong thiên hạ có những cuồng sĩ nói ra những điều kỳ lạ , quái gỡ, cố tình tạo ra cái mới gọi là cách tân ( thật ra là chỉ làm mới cái cũ ) gọi là lập dị để mê hoặc người đời . Trong nhà Phật cũng có loại sư " hiển dị hoặc chúng " . Nay trong giáo dục cũng có một ông giáo sư Hồ Ngọc Đại cũng nói ra như thế !
Trong nhiều phát ngôn có sắc thái sấm ngôn , huyền bí , giáo sư Hồ Ngọc Đại đã làm dư luận choáng ngợp , kinh hoàng .

 -  Hồ Ngọc Đại nói :" Trẻ con phải học những thứ chưa ai được học . Giáo dục hiện đại là làm sao trở thành chính nó , không noi gương ai ". Thật là tù mù khó hiểu ! Những thứ CHƯA TỪNG CÓ  là thứ mà NHÂN LOẠI CHƯA HỀ CÓ  chăng ? Cái ham muốn TRỞ THÀNH CHÍNH NÓ  cũng là không tưởng . Hữu thể ( con người cũng như vạn vật ) vốn dĩ không có tự tính . Tính thể vốn là không . Hiện thực vừa trở thành  tính thể lập tức tự hủy diệt ngay để một thể tính khác tựu thành . Liên lỷ và miên tục . Cho nên trở thành chính nó hay gì gì thì cũng sẽ tiếp tục trở thành . Hạt mầm phải được phá vỡ thì cây mới ra cây .

- Hồ Ngọc Đại nói :" Nhiều người hiện nay thường dạy con theo kiểu noi gương các bậc thánh hiền , còn tôi thì không . Bởi nó là NỀN GD ĐẦY ẢO TƯỞNG " ( Ông còn nói không được đem quá khứ để dạy lớp trẻ ). Cách nói này mặc nhiên phủ nhận truyền thống , hủy hoại văn hóa . Trong khi GD là một trong nhiều nội hàm của văn hóa và có nhiệm vụ kép với văn hóa . Văn hóa lại là phần hồn của một nước . Văn hóa cũng là văn minh và cũng là GD . Đối với văn hóa GD có nhiệm vụ kép :" GD vừa xây dựng văn hóa cho ngày mai thụ hưởng , vừa vun bồi kế thừa truyền thống văn hóa của ngày hôm qua . Nói gọn là xây dựng cái mới và vun bồi , kế thừa cái cũ .
   Ý mới rút từ kinh nghiệm cũ
   Mai tàn lưu lại chút hương xưa
( "Nhậm vận tự sinh kim nhật ý
  Hàn hoa chi tác khứ mai hương" )

  Thánh hiền , tiền bối , biểu trưng cho thiện lành , biểu tượng chân , thiện , mỹ . Không noi gương họ thì noi gương ai? Miếu Khổng Tử nào cũng có thờ " thất thập nhị hiền ". Một nền GD đoạn tuyệt quá khứ mới là ảo tưởng !

- Hồ Ngọc Đại nói :"Phụ huynh KHÔNG ĐƯỢC CAN THIỆP  vào việc học của con cái ". Phát ngôn này xóa bỏ nguyên lý GD kết hợp với gia đình và xã hội . Thật ra vai trò của phụ huynh quan trọng không kém vai trò của Thầy Cô trong việc dạy trẻ . Đặc biệt là vai trò của người mẹ . Tiếng Mẹ đẻ là tiếng nói từ thuở nằm nôi . Mẹ còn di dưỡng tâm hồn của trẻ từ lúc còn thơ ...

   Hồ Ngọc Đại còn nói rằng 4 thời kỳ khoa học tiến bộ là : 1.0 hơi nước ; 2.0 máy nổ ; 3.0 máy tính ; 4.0 máy NGHĨ .
 Như ông nói thì vô tình ông ta đã xem con người là một cỗ máy !
Nói đến dạy học là nói đến cách nói làm sao cho người cho con người ta hiểu . Dạy mà nói nhiều quá , nghĩ xa vời quá , ... sẽ biến trẻ thành cụ non - cũng như già mà còn ấu trĩ !

  Công bằng mà nói , gs Hồ Ngọc Đại nặng lòng với lý tưởng GD , đã từ chối quan quyền nguyện làm thầy giáo dạy lớp 1 . Ông muốn đem lại niềm vui hạnh phúc cho trẻ bởi kiến thức là tri thức vui ( Savoir gai - Nietzsche ). Nhưng nhược điểm của ông là nói nhiều hơn làm . Những phát ngôn của ông cọng với phong cách trịch thượng của ông đã không phù hợp chút nào với một nhà giáo dục !
  Nguy hiểm nhất là não trạng tự cho mình vĩ đại , tự cho mình là vĩ nhân . Trong cấu tự chữ Hán có chữ XÚ  được cấu tự bằng chữ TỰ  và chữ ĐẠI .
 Đây cũng là bài học cho những trí thức khoa bảng mang thói HỌC PHIỆT !
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét