Suốt cuộc đời ta là kẻ trộm
Lấy cắp của thiên nhiên làm của riêng mình
Trộm của đất
Trộm của nước
Trộm của lửa
Trộm của gió
Trộm của đất trời hoa cỏ khói mây
Trộm của nhân sinh hỷ ,nộ,ái,ố ,vô thường
Và đeo níu những gì không tự có
Nên khổ đau khi mất mát
Hao gầy
Buông bỏ đi thôi
trả về
cho chủ cũ
Mượn làm gì khi ta vốn có
Bản môn nầy vô ngã nhất như
Tình cờ đọc được Tham Thiền cảnh ngữ của ngài Bác Sơn, bác PH cho cháu dẫn một câu khế hợp với bài kệ của bác vào đây. Không phải phản biện hay làm điều gì thất lễ với bác mà chỉ xin bác hiểu góc nhìn của cháu, quan điểm của cháu, phương pháp tu tập của cháu nhằm trong trao đổi mau hiểu nhau hơn.
Trả lờiXóaNgài Bác Sơn cũng nói: "Chẳng chịu khởi nghi tình thì mạng căn chẳng cắt đứt. Mạng căn đã chẳng cắt đứt thì thôi cũng chẳng được, buông bỏ cũng chẳng được, thôi nghỉ cũng chẳng được. Chính hai chữ “thôi nghỉ” này là cội gốc sanh tử rồi. Dẫu cho trăm kiếp ngàn đời trọn không có ngày xong việc.".
Định là không tranh luận với HTT nữa vì ly nước đã đầy rót thêm nữa tràn ly .Song HTT cho bài kẻ trộm là thi kệ thì không đúng ý tác giả .Về câu nói của ngài Bắc Sơn thì hẳn nhiên là đúng nhưng HTT đã hiểu sai ý Tổ :" Chẳng chịu khởi nghi tình thì mạng căn chẳng dứt .Mạng căn chẳng dứt thì đừng nói chuyện buông bỏ ...".Bài thơ nói chuyện buông bỏ không có nghĩa là mạng căn của tác giả đã dứt .Không phải hể khởi nghi tình là lập tức dứt sạch mạng căn .Từ khởi nghi tình đến tham thoại đầu ,rồi nắm lấy cây sào phương tiện ,rồi cắm mút đầu sào vv..là cả một quá trình dài hơi .Khởi nghi tình chẳng qua là bước khởi động .
Trả lờiXóaXin cũng đừng quá bi quan và gieo rắc hồ nghi về chuyện " trăm kiếp ngàn đời không có ngày xong việc ".Bỡi vì ba vô số kiếp chỉ là một khoảnh khắc ngắn hơn một sat na .Xin hãy thờ lạy chiêm ngưỡng trăng non vì trăng non sắp sẽ là trăng rằm :
Trăng non rồi sẽ trăng già
Ba vô số kiếp chỉ là sát na
Xin cũng đừng quá nhọc công lao tác , gắng sức quá độ mà hãy sống thật bình thường : đói thì ăn ,mệt thì ngũ khì ,tùy xứ tác chủ ." Bình thường tâm thị đạo ".Thoại đầu ,công án chẳng phải là đơn thuốc dùng chung cho tất cả mọi con bệnh .Tham Tổ Sư thiền chẳng phải là con đường duy nhất để được tỏ ngộ .Ngài Huệ Năng nói "Tự tánh Bồ Đề bản lai thanh tịnh vận dụng tâm ấy tất nhiên thành Phật ".Ngoài ra chỉ cần một câu sáu chữ Di Đà cũng tựu thành Phật Đạo mà không cần lao nhọc :
Nhất cú Di Đà vô biệt niệm
Bất lao đàn chỉ đáo Như Lai
Vậy nên chớ mà cuồng thiền .
Bài thơ kẻ trộm chẳng phải là thi kệ tu chứng.:mới chỉ thấy ,biết chứ chưa sáng ,đạt .Đó chẳng phải là chỗ sở đạt tâm linh tỏ ngộ mà chỉ là chỗ sở đắc của tri thức thường tình .Nói nhỏ nhé : Chúng ta chỉ là con sâu cái kiến và chỉ có thể bò thật chậm rãi trên những trang kinh cổ kính .Đừng có mà một bước tới trời .Tu hành có bốn điều khó :TÍN-NIỆM -NGỘ -TU.Biết mình là kẻ trộm mới chỉ ngộ thôi : ngộ rồi mới tu ,tu rồi mới chứng .Tu thì không dễ đạt đến vô tu ( phải miên mật vì tập khí sâu dày ). Cũng như học phải học đến chỗ vô học (vô lậu học ).Đừng làm con lạc đà chở nặng .
Cuối cùng xin mượn lời của Ngài Lâm Tế để chấm dứt mọi tranh luận ở đây .Xin làm ơn đọc kỹ lời DẠY CHÚNG của ngài :
" Này các bạn tu ,đừng để cho các bậc lão sư (giả mạo ) đây đó ấn chứng bừa bãi để rồi đi rêu rao :"tôi đã hiểu thế nào là thiền ,tôi đã hiểu thế nào là đạo "để rồi cứ biện luận thao thao như một dòng chảy .Tất cả những hành động đó chỉ để tạo thêm nghiệp địa ngục .Nếu là người học đạo chân chính thì không cần đi bươi móc những lỗi lầm của thế gian mà chỉ cần lập tức tìm cầu chánh kiến .Đạt được kiến giải chân chính trên đây mới là thành công ".
(Lâm Tế ngữ lục đại toàn _người vô sự )
Lục Tổ Huệ Năng cũng nói :"Nhược như chân tu đại nhân bất kiến thế gian quá "
Dạ, cháu chưa hề tranh luận với bác PH. Chỉ vì bác lôi cháu về đây la mắng nên cháu phải thanh minh đôi dòng.
Trả lờiXóaCòn về Phật pháp, đó là con đường tín - giải - hành - chứng. Vì mỗi người đang giải một cách khác nhau nên mới cần nói rõ. Xem mọi quan điểm khác đều là hí luận, lộng ngôn, đờm dãi con chồn, cuồng thiền thì làm sao và biết đến bao giờ mới tỏ bờ mê bến ngộ ?
Vô cùng biết ơn lời khuyên đừng làm con lạc đà vác nặng của bác PH nhưng chẳng thà không biết thì thôi, đã biết "từ một niệm bất giác mà sinh ra sơn hà đại đia" thì việc đi tìm chỗ "Niệm khởi sinh từ đâu" là việc vô cùng cần.
Nói thêm với bác Phạm Hạnh chút, vì quả thật tìm được người am tường Phật pháp như bác để trình bày những ý tưởng , những suy nghĩ của mình về Phật pháp, không hề dễ :)
Trả lờiXóaCó nói triết Đông hay triết Tây, có nói Nam tông hay Bắc tông, có nói Tinh hay Mật, hay Thiền thì cuối cùng, xét cho đến cùng cũng trở lại thái độ của ta với những ý nghĩ trong đầu ta. Phải không bác ?
Các ý nghĩ ấy khởi sinh từ đâu vây ? Bào rằng do duyên, đủ nhân đủ duyên thì nó không là một câu trả lời rốt ráo, thậm chí lười biếng, xem duyên như cái thùng rác, cứ gì không hiểu được thò bỏ vào đó.
Niệm khởi sinh từ đâu ? Cháu đồ chừng rằng với câu hỏi này Đức Thế Tôn đã đào sâu vào trong tâm mình trong 49 ngày dưới cội bồ đề ấy. Tại sao niệm nào khởi sinh cũng dính chặt với cái ngã, cái danh sắc, cái tôi đủ thứ tình đủ thứ dục ? Nói thanh tịnh đó mà ngay chớp mắt sau đã khởi sinh niệm ta dâm tham đắm, mới rao giảng điều thiện đó nhắm mắt ngủ mê đã mơ bị cọp vồ người đuổi !
Pháp nào của Phật giúp ta nhận biết từng niệm khởi sinh bị ô nhiễm thứ gì do đâu ?
Pháp nào của Phật giúp các niệm thực sự tinh khiết, có ngủ cũng tinh khiết ?
....
Rat hay va sau sac
Trả lờiXóaCảm ơn Văn Được đã đồng cảm .Chúc bạn buông bỏ được càng nhiều càng tốt .
Trả lờiXóa