Trong "Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức ",Trần Đức Thảo đưa ra luận điểm cho rằng nguồn gốc của ý thức con người là những hoạt động lao động ,sinh tồn và truyền giống .
Chữ ý thức mà Trần Đức Thảo dùng trong khảo luận nầy theo nghĩa thông thường là :sự hiểu biết ,sự lĩnh hội ,sư nhận thức,trí năng,tinh thần,tư duy...Sai lầm căn để của TĐT cũng chính là sai lâm của triết học duy lý của Tây phương .Suốt hai mươi thế kỷ qua ,các triết gia phương tây đã dùng tinh thần để nghiên cứu tinh thần,dùng ý thức để truy tìm nguồn gốc của ý thức .Cái công cụ trí năng ấy đã bị Kant đem ra phê bình kiểm thảo và đặt cho nó một giới hạn khiêm nhường :"Trí năng chỉ biết những gì qua thế giới hiện tượng (phénomène ) còn thế giới ẩn tượng (nomène ) hay sự vật tự thân (chose en soi ) thì trí năng đành bất lực" .Thập nhị nhân duyên cũng như Trung quán luận vừa là tri thức luận vừa là bản thể luận .Thập nhị nhân duyên khó có thể nào thấy,biết .Đức Phật nói ai thấy được lý duyên sinh thì thấy được Phật .Thế mà có người tự xưng là thiền giả học giả ...cho rằng Trần đức Thảo và Phật giáo có điểm gặp nhau bất ngờ trong mười hai nhân duyên vì ông nầy cho rằng nguồn gốc của ý thức là những hoạt động lao động kiếm sống,sinh tồn và truyền giống .Nói khác đi là ý thức có sau hành động .Cả hai đều cùng quan điểm :Trước khi có ý thức tức khi con người vô ý thức ,tức con người là những động vật vượn người hoàn toàn vô ý thức thì cái dẫn dắt mọi hành vi hoạt động của con người là những HÀNH tức là những hoạt động lao động kiếm sống,sinh tồn và truyền giống .Chữ HÀNH mà tác giả dùng (trong đoạn trích trên ) nằm trong chuỗi mười hai nhân duyên :1/Vô minh 2/Hành 3/Thức 4/Danh sắc 5/Lục Nhập 6/Xúc 7/Thọ 8/Aí 9/ Thủ 10/Hữu 11/Sinh 12/Lão Tử. Thập nhị nhân duyên là mười hai điều kiện tương liên,một ý niệm dùng để giải thích bí quyết của nghiệp báo luân hồi .Qua đó không thể nói rằng HÀNH trong mười hai nhân duyên là những hoạt động lao động kiếm sống ...Đành rằng HÀNH cũng có nghĩa là NGHIỆP(Karma ).Vì có sinh nên mới có già chết ;già chết là hiện tượng suy đồi ,tiêu diệt, khổ đau.Vì sao phải sinh để rồi già chết ?Vì có HỮU (chấp có ).Vì sao có hữu ?Vì có kẹt có vướng cho nên có THỦ.Vì sao có THỦ ? Vì có ÁI ( yêu thương mê đắm ). Vì sao có ÁI ? Vì có THỌ (cảm giác dể chịu ).Vì sao có THỌ ? .Vì có XÚC (tiếp xúc ).Vì sao có XÚC ?Vì có LỤC NHẬP (giác quan và các đối tượng của giác quan ).Vì sao có LỤC NHẬP? Vì có DANH SẮC (tinh thần và vật chất ).SẮC,THỌ,TƯỞNG ,HÀNH ,THỨC là năm thức đầu do ngũ uẩn mà có (tiền ngũ thức ).Nguồn gốc của DANH SẮC là thức .Thức là tên gọi khác của A lại gia thức trong duy thức luận .A lại gia thức là thức căn bản của mọi thức khác : Tiền ngũ thức là thức thứ năm ,ý thức là thức thứ sáu ,mạc na thức là thức thứ bảy ,a lại gia thức là thức thứ tám .Thức thứ sáu có vai trò trung chuyển : đưa năm thức trước vào thức thứ bảy rồi thức thứ tám .Khi thức thứ tám (a lại gia thức ) chín muồi ,đủ duyên thì hiện lên bình diện ý thức .A lại gia thức còn có tên gọi khác nữa là Chân như ,Như Lai Tạng , Pháp giới duyên khởi ,tàng thức ,dị thục thức .Theo quan niệm của TĐT và người đồng thuận với ông thì nguồn gốc của thức A lại gia là hành vi lao động kiếm sống ...Nhưng theo duy thức học thì nguồn gốc của thức này là HÀNH tức là những tác động của vô thức, của ý chí sinh tồn theo hướng vô minh ,do thiếu giải thoát, thiếu trí tuệ mà có những tác động vô thức đó .Vì VÔ MINH nên mới có HÀNH .Trong A lại gia thức có Chân như cũng như trong sóng có nước .Mười hai nhân duyên không thể xếp thành một chuỗi dọc dài để rồi coi vô minh là nhân đầu tiên .Nhân duyên không có nhân đầu tiên .Các nhân duyên không tiếp nối nhau mà phối hợp cùng nhau như những vòng tròn giao tiếp -những khoanh tròn tương giao.Trong VÔ MINH có HÀNH ,HÀNH cũng là VÔ MINH .Trong luân hồi bắt đầu từ sinh và kết thúc là lão tử.Các nhân duyên như THỨC,DANH SẮC,LỤC NHẬP ,XÚC ,THỌ là nguyên nhân tạo tác thêm vô minh ; chính chúng cũng là vô minh . Các nhân duyên ÁI ,THỦ ,HỮU là nguyên nhân tạo tác thêm HÀNH và chính chúng cũng là hành . HÀNH là loại tâm hành tác ý trong thất niệm . HÀNH còn gọi là nghiệp (Karma ) hay còn gọi là nghiệp nhân xét như một hạt giống di truyền (chủng tử ).
Đánh đồng HÀNH trong mười hai nhân duyên với những hoạt động lao động kiếm sống ,sinh tồn ,truyền giống là khiên cưỡng ,trái khuấy .Nói HÀNH (theo nghĩa đó ) là nguồn gốc của thức A lại gia là điêù khó có thể chấp nhận .
Và nói :"Phật Giáo gặp gỡ và đồng hành với duy vật biện chứng " là ý đồ tôn giáo hóa một chủ thuyết .
Trần Đức Thảo cho dù là một thạc sĩ triết học , cho dù được Trần văn Giàu tôn là triết gia duy nhất của Việt Nam vẫn chung giường chung chiếu với truyền thống triết học phạm trù lý niệm ( la conception des catégories philosophiques) -một nền triết học dùng khái niệm để chia vụn thực tại.Nền triết học này đã bị tuyên bố phá sản bỡi triết gia Nietzche.Trần Đức Thảo đã bị thất sủng sau vụ Nhân văn giai phẩm đã thấm thía câu nói của Nietzche:"Sống một mình phải là một con vật hay một thánh thần .Aristotes nói như vậy .Nhưng có trường hợp thứ ba nữa :người ta phải vừa là thú vật vừa là thánh thần ,đó là triết gia".Đó cũng có thể là niềm hoang mang cuối đời của triết học gia Trần Đức Thảo .
Khảo luận "Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức" biết đâu cũng là một trước tác theo kiểu đơn đặt hàng ...!
bài này cậu viết hay quá nhưng có chỗ cãi. Chờ con :)
Trả lờiXóaToàn bộ bài viết trên nằm ở câu then chốt này: "Nhưng theo duy thức học thì nguồn gốc của thức này là HÀNH tức là những tác động của vô thức, của ý chí sinh tồn theo hướng vô minh"
Trả lờiXóaChỗ này tác giả thừa nhận THỨC bị Ô MINH điều khiển , sai xử. Mặc dù mới chỉ ở mức "tác động" chứ chưa phải là sinh ra nhưng vẫn cho thấy THỨC bị Vô mình - Hành chi phối.
Thế nhưng ở câu kế tiếp này : "do thiếu giải thoát, thiếu trí tuệ mà có những tác động vô thức đó" thì tác giả lại bảo Trí tuệ có thể giúp thoát ra khỏi những tác động đó của Vô Minh.
Xin thưa là trí tuệ nào ? Nếu là trí tuệ Phật, đơn giản hơn là trí tuệ người giác ngộ, thì khoan hãy bàn vì ta đang bàn ở góc độ phàm phu. Cả thế giới này đang là phàm phu, hãy bàn ở đây đã. Và nếu vậy thì luận điểm của Trần Đưcvs Thảo lại đúng.
Đơn giản là vì, trong thực tế ta thấy, mói ý niệm, ý nghĩ đều thực sự do những bản năng chi phối. Con người ta có thể đạo cao đức trọng ban ngày nhưng ban đếm khi ngủ thì bản năng lại trỗi dậy khiến có những giấc mơ dữ.
... còn nữa :)
Nếu nhìn trên bình diện một đời người thì 12 nhân duyên không thể xếp hàng theo thứ tự nhưng nhìn trên bình diện 3 tỉ năm, kể từ khi trái đất này khởi sinh sự sống thì nó hoàn toàn có điểm khởi đầu của Vô Minh.
Trả lờiXóaTrong 3 tỉ năm ấy ý thức của con người ta bắt đầu ghi dấu trên mặt đất vào lúc nào ? Đó là nghiên cứu rất quan trọng của Trần Đức Thảo.
Dùng Phật giáo soi chiếu điều đó là một việc rất cần thiết
Và quả thật, nhìn trên bình diện đời người thì 12 nhân duyên đều có tương tác, tương giao như tác giả bài viết nói. Điều này có thể hiểu được ở góc nhìn: Bởi vì Thức đã bị "ô nhiễm" do Hành vô minh sanh, nên mọi thứ sau đó như danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái , thủ, hữu... cũng đều bị ô nhiễm theo.
Trả lờiXóaCách nhìn này không chỉ lý giải để hiểu sự hình thành của Thức mà qua đó nó vạch bản đồ cho con đường tu chứng, giải thoát. Với Thiền Tông chỉ có phá tan hầm sâu vô thủy vô mình thì Thức mới hết bị ô nhiễm. Mọi thứ trí tuệ nếu chưa sạch vô minh thì đều là trí tuệ phàm phu. Vô minh không phải là không hiểu lời chân chính mà vô minh là một thực thể tinh thần, như thức, nó sản sinh ra thức nên thức không bao giờ có thể điều khiển hoặc soi chiếu được nó. Không có cái trí tuệ nào không bị vô minh sai xử. Chỉ có trí tuệ Phật là trí tuệ Vô Minh bị phá tan.
Làm sao phá tan hầm sâu vô thủy vô minh ? Vì thức là con, là cháu của vô minh nên Thức không bao giờ đặt chân đến được lĩnh địa của vô minh mà mong phá nó. Chính vì vậy Thiền Tông lấy vô niệm là công cụ để đến đó.
Hy vọng đến đây thì mọi chuyện đã hơi sáng rõ :)
Tôi thấy bác nào cũng có ý kiến hay và có chỗ khác nhau, nhờ các bác tranh luận mà tôi cũng bắt đầu sang sáng ra. Cảm nghĩ của tôi rằng ai cũng có lý riêng , có ý riêng và như thế mới là một xã hội da dạng phong phú ngày càng hoàn thiện lên. Tương tự : Niu-ton cũng đúng và cũng sai cũng như Anx-tanh vậy- tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Cảm ơn các bác đã vận hết nội công ra tranh luận. Mong sao sao XH VN luôn có những tranh luận tự do như thế này.
Trả lờiXóa