Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Giá trị tương đối của văn tự

   Ngôn ngữ , văn tự là phương tiện truyền thông , chuyển tải , mô tả thực tại . Văn tự , ngôn ngữ không phải là  thực tại .

      Đức Phật dạy tất cả kinh giáo là ngón tay chỉ mặt trăng chứ không phải mặt trăng . Chấp , vướng vào văn tự rồi cho đó là thực tại chẳng khác  nào chăm chú nhìn vào ngón tay chỉ mặt trăng mà cho đó là mặt trăng . Ngôn ngữ văn tự chỉ có giá trị tương đối xét như là một giả danh chứ không phải thực danh . Bồ Tát Long Thọ đưa ra biện chứng : Không - giả danh - trung đạo .Ngài khởi đầu biện chứng bằng một vấn nạn : Nếu bảo nhất thiết không , ngôn ngữ cũng nằm trong nhất thiết thì lấy gì bảo rằng không ? Cần hiểu Không ở đây không phải là không đối đãi với có mà Không  có nghĩa  là không  có tự tính , không có thực thể ; do nhân duyên sinh mà sinh , do nhân duyên diệt mà diệt  ( thử hữu tất bĩ hữu , thử vô tất bĩ vô ...) . Để mô tả cái Không  nầy buộc lòng phải dùng văn tự như một phương tiện thiện xảo . Long Thọ gọi đây là  giả danh . Từ đó giáo pháp trung đạo ra đời , còn gọi là Trung quán luận .

      Quá chấp vào văn tự sẽ không bao giờ thấy được thật nghĩa ( đãn hữu văn tự đô vô thật nghĩa ) .Chính Đức Phật đã từng tuyên thuyết :
                                  Tìm ta qua âm thanh 
                                  Tìm ta qua hình ảnh 
                                  Là kẻ hành tà đạo 
                                  Không thể thấy Như Lai

Biện chúng pháp Không -giả danh - trung đạo của Long Thọ cho phép ta không loại trừ văn tự mà vẫn thấy được thật nghĩa ; không động đến chân tướng mà vẫn kiến lập các pháp .
                                Bất đoạn giả danh như kiến thật nghĩa 
                                Bất động chân tướng kiến lập chư pháp 

   Đề cao  văn tự xét như một thực tại tuyệt đối cũng như không tin vào các pháp của Phật đều là thái quá , bất cập , đưa đến chỗ kẹt vướng vào tướng . Trong kinh Kim Cang Phật thuyết : " Không nên kẹt vào pháp , không nên kẹt vào chẳng phải pháp . Các vị tì kheo nên biết pháp ta nói như chiếc bè qua sông . Pháp còn phải bỏ huống hồ gì không phải pháp . "

    Muốn thể nghiệm được thực tại đạt đến cứu cánh giải thoát phải hạ thủ công phu thực tu, thực chứng . Đọc nhiều, hiểu nhiều , kiến giải nhiều giỏi lắm cũng chỉ là học giả chứ không  hẳn là hành giả . Tam Tạng kinh điển được viết bằng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau ( Sanskrit , Pali , Hán ) đều như ngón tay chỉ mặt trăng ( Nhất thiết tu đà na giáo như tiêu nguyệt chỉ ).Vậy đừng nên quá suy tôn văn tự ngôn ngữ một cách tuyệt đối hóa mà phải xem đó chỉ  là một thứ giả danh .



5 nhận xét:

  1. Bạn rất am hiểu về triết học tánh không của Long Thọ (Nagarjuna)
    Đọc xong bài viết mình muốn kết bạn ngay.
    Và đã vào kết nối blogspot với bạn rồi đó
    Rất mong đáp ứng
    nguyễn thanh hiện

    Trả lờiXóa
  2. Sợ thiệt! Bất lập văn tự, bất khả tư nghì... Giữa mênh mông sắc tướng lại quạnh quẽ lối đìu hiu. Đang chèo đò qua sông bỗng thấy dưới sông không có nước. Lại gác mái chèo, hú lên một tiếng ầm ầm vang động cả thinh không. Lại hú thêm tiếng nữa... hóa ra rằng vô ảnh vô thinh. Trong mờ mờ nhân ảnh thầy Phạm Đạt Nhân đang lóc cóc tụng... chân thiệt bất hư, chân thiệt bất hư... chân hư mới là đồ thiệt! Ngó lại té ra cũng không có cả mái chèo...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhất thời trực thướng cô phong đỉnh
      Trường khiếu nhất thinh hàn thái hư
      Tiếng hét của thiền sư Không Lộ làm lạnh cả thái hư . Và , cũng có những tiếng hú tiếng hóng làm thay đổi mọi lề lối tri thức ...!
      Cảm ơn Vương Đức Bình đã đồng thanh âm hưởng , đồng khí quy hưởng !

      Xóa
  3. Vì vô ảnh, vô thanh nên mới "hát vu vơ giữa phong phanh cõi Người".

    Con cám ơn Thầy.

    Trả lờiXóa