Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Một kiểu dùng từ không bình thường

Gần đây có hiện tượng  gắn từ " Việt " sau một danh từ trước nó và dùng như một định ngữ : Văn chương Việt , bài hát Việt , tâm hồn Việt , trò chơi Việt , nét đẹp Việt vv...Vì sao lại thế ?
      Làm như thế để thể hiện lòng tự hào dân tộc chăng ?hoặc giả để nhấn mạnh sắc thái đặc thù đã được nhiều quốc gia thừa nhận theo cách nói như: giá trị Mỹ , giá trị Nhật chăng ?.Cũng có giả thuyết cho rằng làm như thế là do xuất phát từ tâm lý sợ hãi nguy cơ bị đồng hóa , pha trộn , lẫn lộn với các thứ khác .
    Văn hóa Việt Nam đã được hình thành và khẳng định suốt bốn ngàn năm văn hiến .Nguyễn Trãi trong bài cáo bình Ngô đã tái khẳng định : " Như nước Việt ta từ trước vốn xưng nền văn hiến đã lâu, núi sông bờ cõi đã chia , phong tục Bắc Nam có khác ..." Vậy hà cớ gì bây giờ phải dùng các từ" ...Việt "? Kiểu dùng từ như trên mỗi ngày một phổ biến và được nhiều người bắt chước một cách vô ý thức .
   Ngược dòng thời gian , nhớ lại thời Pháp thuộc , văn minh Tây phương tràn ngập xã hội Việt Nam gây ra cảnh bát nháo , lố lăng trong lối sống của bọn thị dân hãnh tiến .Thực chất của văn minh Tây phương đáng được học hỏi . Thế nhưng người mang nó sang đây là bọn lính đánh thuê vô học và các tên thực dân võ biền thô lậu nên nền văn minh ấy không còn giữ được nguyên chất . Dân tộc Việt Nam đã được chủng ngừa vaccin từ thời nội thuộc phương Bắc nên không dễ gì bị Pháp đồng hóa Thời thuộc Pháp dân ta đề cao cảnh giác âm mưu đồng hóa của thực dân  nên phân biệt Tây , Ta rạch ròi : Chữ có chữ Tây chữ Ta , rựou có rượu Tây  rượu Ta , thuốc có thuốc tây thuốc Ta  , vải có vải Tây vải Ta vv...Và một số ít thị dân theo Tây kiếm chút bơ sữa nên sống nửa Tây nửa ta , nhi nhô nhí nhố ...còn tuyệt đại đa số dân ta vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc .Tinh thần Âu hóa có sáng tạo , có chọn lọc được Phan Chu Trinh cổ xúy trong phong trào duy tân : Muốn đánh Pháp trước hết phải khai phóng dân tộc : khai dân trí , phục hồi dân khí , cải thiện dân sinh . Đó là một kiểu duy tân chân chính .Tuy nhiên bên cạnh đó lại có kiểu duy tân dở mùa , có ý đồ ngu dân . Những trò hợm hĩnh nhố nhăng làm chướng tai gai mắt những bậc thức giả ưu thời mẫn thế . Nhà thơ trào phúng Tú Xương có bài thơ châm biếm kiểu duy tân nửa mùa :
   Gặp ba ông Táo dạo chơi xuân
   Đội mũ mang hia chẳng mặc quần
  Trời hỏi vì sao ăn vận thế ? 
  Thưa rằng hạ giới nó duy tân !
        Sau nầy nhà thơ Tú Mỡ họa lại bài thơ trên :
Thưa rằng hạ giới nó duy tân 
Chỉ có trên đầu với dưới chân 
Trong bụng chứa nguyên điều hủ bại 
Xin trời đại xá bọn ngu dân .
  Đó là kiểu duy tân bằng hình thức ngụy trang bên ngoài còn thì " Trong bụng giữ nguyên điều hũ bại " .Ý nghĩa biểu đạt của bài thơ họa : Duy tân gì thì duy tân nhưng phải bắt đầu bằng chính bản thân của mỗi con người . Làm cách mạng cũng vậy , phải cách mạng bản thân trước đã .
   Tóm lại bản thân của những từ duy tân , đổi mới , cách tân vốn dĩ đẹp đẽ đúng với nguyên nghĩa của nó . Điều tệ hại là những từ ngữ ấy bị lạm dụng để lấp liếm một ý đồ không trong sáng , thiếu lành mạnh . Đó chẳng qua là một hình thức mỵ dân chứ không có thực tâm duy tân , cải cách .
 

2 nhận xét:

  1. Thẳng thắn nhìn nhận thì những gì gọi là "đao to, búa lớn" thường chứa nội dung không mấy giá trị. Entry viết rất sâu sắc. Hân hạnh nếu được làm quen và kết nối với chủ nhà. Thanks

    Trả lờiXóa
  2. Rất hân hạnh được đón tiếp bạn .Những entry của tôi rất kén người đọc . Cảm ơn bạn đã đồng cảm .Rất mong được kết nối lâu dài với bạn .

    Trả lờiXóa