Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

QUỐC SỰ VÀ MỘNG SỰ


 
   
         Vừa rồi tôi được nghe nhà báo Nguyễn Xuân Nam giới thiệu về quyển sách " CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG ''dày 800 trang do một học giả lão thành 80 tuổi biên soạn . Lời kết của nhà báo có câu :" Không biết " Ai đem quốc sự làm rầy chiêm bao ""; cọng với con số 800 ( độ dày quyển sách ) và con số 80 ( niên kỷ của tác giả quyển sách ) đã cũng " làm rầy chiêm bao của tôi về QUỐC SỰ & MỘNG SỰ !
   
    Qua lời giới thiệu của nhà báo NXN  cuốn sách CQBĐ là một công trình dài hơi , hết sức công phu . Tác giả đã ghi chép những tài liệu xác tín về chủ quyền biển Đông và khẳng định rằng Việt Nam là quốc gia có chủ quyền lớn nhất ! Có lẽ vì vậy mà chuyện biển Đông cũng là chuyện của quốc gia VN . Câu kết luận của nhà báo " Ai đem quốc sự làm rầy chiêm bao " có hàm ý tán thán công đức của tác giả cuốn sách , đã vì chuyện nước non mà quên ăn quên ngủ , lao tâm khổ trí dù đã già nua tuổi tác .
  Từ Ai trong câu " Ai đem quốc sự làm rầy chiêm bao có dáng dấp ca dao với mô típ chữ Ai ở đầu câu  ( Ai đem con sáo sang sông ; Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang ; Ai đi bờ đắp một mình ,...) vừa tạo câu nghi vấn vừa tạo câu khẳng định !
  Mộng sự là mộng mị là chiêm bao trong giấc ngủ vùi !
  Quốc sự là việc nước ; chuyện nước non mình là chuyện tự nhiên như vốn có vậy . Làm người không ai không gắn bó với quê hương đất nước , với quê cha đất tổ . Nguyễn Trãi sau khi từ bỏ quan trường , về ẩn dật ở Côn Sơn , trong bài Tự Thán ông viết :
       Chắc chi thiên hạ đời nay 
     Mà đem non nước làm rầy chiêm bao "

    Dẫu biết răng thiên hạ người đời lòng dạ khôn lường ; cho dù không tin cậy lòng trung tín của thế nhân song ông vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm với nước cùng non .
Người quan tâm lo lắng quốc sự thường hay mất ngủ .Tỷ như Hưng Đạo Vương trong " Hịch tướng sĩ văn " đã bộc bạch tấm lòng thao thức của một chủ tướng :" Ta thường tới bữa quên ăn , nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt ,..." . Như vậy giữa QUỐC SỰ & MỘNG SỰ đối nghịch nhau trời vực . Thức và ngủ ngoài ý nghĩa sinh học còn có ý nghĩa về xã hội học . Người bàng quan với thời cuộc , hờ hững vô tình với việc nước , không quan tâm đến các sự kiện của đất nước là người không tỉnh thức - người luôn mê ngủ . Mê ngủ một phần do bản năng , một phần do bị ru ngủ dưới nhiều hình thức . Có nhiều hình thức ru ngủ thật tinh vi . Ngoài bả danh vọng còn có những trò giải trí , những thú vui ăn nhậu , những mode thời trang , ...Cụ Phan Bội Châu khi bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế , học sinh Quốc Học Huế đến mừng thọ Cụ 60 tuổi bằng một bài ca ; Cụ đáp lại bằng bài ca CHÚC TẾT THANH NIÊN  . Mở đầu bài thơ là ba từ Dậy , dậy , dậy ... Đó là tiếng chuông cảnh tỉnh thanh niên hãy tỉnh thức , hãy " đừng ham chơi , đừng ham mặc , đừng ham ăn , ..." hãy bỏ lối sống tầm thường quyết tâm tu dưỡng để theo con đường cứu nước , giải phóng dân tộc !

       Quốc sự hay việc nước luôn phải được đặt lên trên tất cả , bởi " Phép công là trọng , niềm tây sá nào " . Đất nước còn , còn tất cả ; đất nước mất , mất tất cả ! Mộng sự chẳng qua là giấc ngủ mộng mị . Con người ta quý ở miếng ăn giấc ngủ nhưng không thiêng liêng khẩn thiết bằng chuyện nước non mình ! Nhân gian có câu " Ham ăn thì lú , ham ngủ thì mê ! "

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét