Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Nghĩ xưa , buồn nay

     Nguyễn Trãi có một câu thơ nôm mà nay đọc lại thấy xót xa cho thế cuộc .
  Triều có hiền tài nho sĩ ấm
 Biên không binh lửa tướng quân nhàn 

Hai câu thơ nôm na dân dã mà ý chí sâu xa , diễn tả khát vọng về một đất nước an bình thịnh trị . Nói đến một thời đại phong kiến là nói đến hoàng triều cương thổ . Nói đến hoàng triều là nói đến vua hiền tôi trung . Nếu vua là minh chủ tất nhiên có nhiều hiền tài dốc lòng giúp vua trị nước .. Những hiền tài xuất thân từ khoa bảng là những hàn nho , kẻ sĩ .. Vua có quyền , kẻ sĩ có học cùng nhau hợp tác chế định chính sách , sắp đặt giềng mối trị quốc an dân .
Bằng con đường cử hiền tài những kẻ sĩ khoa bảng được tiến cử vào các vị trí lảnh đạo đất nước .Những kẻ vô tài bất tướng theo chủ nghĩa cơ hội sẽ không có cơ hội tham chính để tham ô đục khoét hại dân hại nước
 Triều có hiền tài nho sĩ ấm
 Đó là sứ mạng của hiền tài .
 Còn tướng quân ngoài biên ải thì sao ?
 Thời bình tướng quân có nhiệm vụ tập luyện quân sĩ để chuẩn bị cho thời chiến .
Nuôi quân ba năm dụng binh một ngày .
Tuy nhiên , dù sao trong thời bình tướng quân cũng nhàn hơn thời chiến .
 Biên không binh lửa tướng quân nhàn .
 Khi biên cương có biến thì tất yếu phải động binh . Lúc bấy giờ thì hiển nhiên tướng quân không còn có thể nhàn được nữa rồi  ! Tướng tá giỏi , binh lính tinh nhuệ thì sẽ sớm đẩy lui giặc ngoại xâm  ; giữ toàn vẹn lãnh thổ , củng cố chủ quyền quốc gia .

Ngày nay giặc Tàu chiếm đảo , lấn biển sát thềm lục địa mà tướng quân nhà ta vẫn  nhàn nhã  , vẫn bình chân như vại , lại còn nói chuyện hữu nghị hòa hiếu với kẻ thù  là cớ làm sao ? !
 Việc giữ biển giử đảo là nhiệm vụ của  quân đội , đâu phải của ngư dân . Đem tàu cá mà đọ sức với tàu chiến của kẻ địch thì khác nào đem trứng mà chọi đá ư !

     Buồn thay ! 
     Lo thay ! 

9 nhận xét:

  1. Ôi, đem cái sân mà đối với cái sân thì lửa tam muội khởi phát khó lòng dập tắt, thiên hạ máu đổ điêu linh! Việc binh là việc chẳng đặng dừng, không phải là thượng sách. Kẻ kia hung hãn, bất chấp đạo lý và nhân nghĩa mà người vẫn bình tĩnh, ôn hòa dẫn dắt thì mới là kẻ trí. Kẻ kia có sách của Tôn Tẩn mà trong đại cuộc không biết bao nhiêu lần ngậm đắng nuốt cay bởi vì sách Tôn Tẩn thiếu cái chước thứ 37 là cái chước đối phó với người nhân-trí-dũng.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Gửi các trí thức giả cầy

    “Một dân tộc tìm cách tránh chiến tranh bằng cái giá của sự nhục nhã thì cuối cùng sẽ nhận lấy cả sự nhục nhã và chiến tranh”. Winston Churchill


    Winston Churchill (30 tháng 11, 1874 – 24 tháng 1, 1965) là một nhà chính trị người Anh, Thủ tướng Anh trong thời Thế chiến thứ hai. Ông từng là một người lính, nhà báo, tác giả, họa sĩ và chính trị gia. Churchill, nói chung, được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Anh và lịch sử thế giới. Ông là Thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là người đầu tiên được công nhận là Công dân danh dự Hoa Kỳ ( theo Wikipedia)

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Churchill thi nói vậy e cũng khó hiểu và lại dễ phát sinh tranh luận ngụy biện. Để em lấy hình ảnh Tây Du Ký cho nó dễ thấy. Đường Tăng thì đầy từ bi, trí dũng ai cũng biết,

    tuy vậy khi gặp yêu quái, biết nó là yêu quái, biết dã tâm của nó mà còn đứng đó mà dông dài, triết lý, hòa giải với nó thì có lẽ Đường Tăng bị chết từ khi gặp con yêu quái đầu tiên, phải không ạ?

    Các bác tự chiêm nghiệm...

    Trả lờiXóa
  6. Ngộ Không ạ, dũng khí của bác rõ là có thừa. Điều đó thì tốt. Nhưng giao cho bác cầm quân thì e là không ổn. Bình tĩnh chút nào. Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn phải nhớ rõ câu: Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng chưa đánh !... Chống giặc không phải là chuyện một ngày một bửa, không phải nổ súng là xong ! Giống như đánh cờ vậy mà, phải xếp đặt công phu lắm mới đưa được giặc vào thế bí, nhất là bác đã chấp giặc một con xe, một con ngựa và một con pháo. Trầm tĩnh đi... thì cái đầu mới sáng suốt ! Khi nào phải đi chống giặc nhất định tôi sẽ gọi bác, nhưng bác chớ vội đòi làm liệt sĩ ! Phải còn sống mới chống được giặc, nằm thẳng cẳng thì chỉ có thể tôn thờ trên bàn thờ chớ không chống giặc được!
    Rất mến bác đấy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin mời các bác đọc dùm bài này nhé

      Đừng yêu nước bằng máu người khác.
      Người Buôn Gió
      Theo blog NBG

      Câu này thì mới đây mới có. Ngày trước mà đảng kêu gọi đánh Mỹ, đánh Pháp mà ai nói giọng này đảng cho chết luôn. Ai mà chả muốn chống ngoại xâm, giữ gìn đất nước. Bạn nói thế, bắn bỏ không ai thương.

      Nhưng giờ tôi đố các bạn biết câu này sao lại được sử dụng khơi khơi mà không hề bị ai dám phản bác.


      Khi bạn chỉ cần gay gắt cần ý kiến có biện pháp kiên quyết ở biển Đông, lập tức người ta nhét câu này vào miệng bạn. Bạn phản kháng sẽ bj quy kết là muốn chiến tranh, muốn người lính phải hy sinh. Luận điệu như thế bạn làm sao cãi được. Ai mà chả muốn hoà bình, không có chiến tranh cơ chứ. Bạn nói thế bỏ tù không ai thương.

      Nhưng mà tại sao các thời kỳ lại khác nhau thế.

      Cái này nhìn góc độ nào đó thì bạn diễn giải được, vì hèn. Vì kẻ thù bây giờ không phải là thực dân, đế quốc mà là bạn vàng cùng ý thức hệ, không khác biệt như bọn kẻ thù trước. Kẻ thù mà không phải kẻ thù. Vì thế ông Nguyễn Phú Trọng mới nói chuyện biển Đông với các cử tri Ba Đình là '' nói chuyện biển Đông không chỉ nói chuyện biển Đông, nói chuyện biển Đông là phải nói đến những cái ngoài biển Đông''

      Vì người dân bây giờ sợ chiến tranh, nhìn mà xem, biển Động dậy sống, đồng bào ngư dân chết thảm. Nhưng bạn cứ nhìn quanh mà xem, ở hàng xóm, văn phòng làm việc của bạn, quán cà fe người ta vẫn lo ăn , lo chơi vẫn áo yếm hoa sen, nhân tố bí ẩn, người ta còn đang lo tháng chi 56 triệu mà chưa đủ lắm cho gia đình 3 người. Cũng không trách họ được, mọi việc đã có đảng và nhà nước lo, họ ăn tiêu thế cũng là đóng thuế cho nhà nước. Mỗi người yêu nước một cách của mình, hãy giữ hoà bình để phát triển. Đừng yêu nước bằng máu người khác.

      Nào thì giờ phân tích '' máu người khác '' là máu ai.?

      Tất nhiên là máu của các chiến sĩ quân đội. Lịch sử cả ngàn năm, chống ngoại xâm là đổ máu người lính. Người lính là ai, là từ nhân dân mà ra. Chưa có một triều đại nào đứng trước giặc ngoại xâm mà lại nại lý do không đánh đuổi quân thù vì e ngại như thế là yêu nước bằng máu người khác. Nhưng đến triều nhà Sản nước Vệ năm thứ 69 thì tư tưởng giữ nước lại rất đáng trao giải Nobel hoà bình cho bộ chính trị ĐCSVN.

      Vậy tại sao ĐCSVN lúc trước không nói là máu người khác mà bây giờ nói vậy. Hiểu theo nghĩa đen thì đúng là ĐCSVN nói đúng, suy luận ra thì bạn nào cũng suy luận như đã nêu trên. Giờ nói nghĩa đen của từ '' máu người khác '' mà thôi.

      Nghĩa đen là trước kia quân đội ta trung với nước, quân đội ta từ nhân dân mà ra, thề tranh đấu suốt đời vì nhân dân. Tức là quân đội của nhân dân. Giờ thì quân đội ta trung với đảng, sinh ra từ đảng, được đảng nuôi nấng rèn giũa. Tức là quân đội là của riêng Đảng. Đừng yêu nước bằng máu người khác, có nghĩa là bạn yêu nước kiểu tiền của bạn thì được, như đồng bào Châu Âu đang quyên góp tiền mua tàu, cho các chiến sĩ thì được. Chứ đừng yêu nước bằng cách đòi hỏi quân đội VN phải có hành động trước quân xâm lược. Vì quân đội không phải của bạn, không phải của nhân dân. Quân đội là của riêng Đảng.


      Nếu quân đội đã là riêng của Đảng, khẳng định cả trong hiến pháp là vậy, quân đội trung với Đảng rành rành. Việc đảng gạt bỏ ý kiến của các bạn ra và nói rằng đừng có yêu nước bằng quân đội của họ ( máu người khác ) thì đâu có thể cãi được.

      Cái mà bạn có thể cãi được là khi nhà nước quyên tiền, bạn hãy bảo '' đừng yêu nước bằng tiền người khác''. Nhưng chỉ là '' có thể '' thôi nhé.

      Xóa
    2. E hèm... giặc đang chống nạnh rung gươm ngoài cửa, trong nhà còn đang cãi lý với nhau. Cãi nhau xong thì e là cột đồng đã ngã đổ mất rồi...! Than ôi !

      Xóa
  7. Đánh hay không đánh lương dân đều phải chịu hậu quả cả - sinh mạng+ tài sản . Buồn vì có những điều thấy mà không la to được ...

    Trả lờiXóa