Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Đường đi vào đạo

   Không ít người cho rằng đường đi vào đạo là đại tạng kinh điển , là các lớp học giáo lý , là đường đến chùa , đường lên núi Thướu , đường đến núi Bà , đường ra Tịnh Xứ , đường xuống biển Nam ,...Thật ra mọi con đường hàng ngày là con đường vào đạo đấy thôi .
  Ngài Huệ Trung Thượng Sĩ nói : " Hoa đào đâu phải cội bồ . Linh Vân sao lại tìm vô đạo tràng ? " . Hòa thượng Linh Vân là học trò ngài Quy Sơn bỏ hết sách vở kinh kệ đi chơi rong tình cờ bắt gặp hoa đào nở liền hốt nhiên đại ngộ.Ngài làm bài thi kệ sau đây :
    Tam thập niên lai tầm kiếm khách 
    Kỷ hồi lạc diệp hựu trừu chi 
   Tư tòng nhất kiến đào hoa hậu 
    Trực chỉ như kim cánh bất nghi
  Dịch :
   Ba chục năm rồi tìm kiếm khách 
   Mấy hồi lá rụng cành cây khô
   Một lần chợt thấy hoa đào ấy 
   Nghi vấn xưa nay thấy rụng rời
    Đúng là hoa đào không phải là cội bồ đề bởi vì đã là Linh Vân rồi thì không cần phải đến đạo tràng.
 Như vây con đường vào đạo , ngộ đạo không nhất thiết là con đường vào chùa , không nhất thiết là con đường đến các trường trung cấp ,cao đẳng ,  đại học Phật giáo , cũng không nhất thiết là những con đường hành hương lễ Phật . Bởi vì mọi con đường hàng ngày đều là con đường vào đạo . Hòa thương Linh Vân nhìn thấy hoa đào mà lòng bừng sáng diệu tâm của mình . Đó là phút giây bừng thức, phút giây đại ngộ . Trong nhà thiền không ít những bậc đại sư miệt mài giáo điển, tụng đọc kinh luận , đi thăm vấn hết thầy nầy đến thầy kia mà vẫn chưa ngộ . Thế rồi một ngày kia không tìm mà được , không đi mà đến như ngài Đức Sơn , ngài Hương Nghiêm.Ngài Đức Sơn đứng hầu thầy tới khuya không chịu về . Thầy bảo về đi . Đức Sơn chạy ra ngoài rồi chạy vào nói trời tối quá . Thầy bảo  đốt đuốc lên mà đi  . Thế là Đức Sơn bừng ngộ . Còn ngài Hương Nghiêm rời bỏ kinh sách , lấy chổi quét sân chùa , bỗng nghe tiếng sỏi va vào bụi trúc hốt nhiên đại ngộ . Như vậy  những việc làm hàng ngày như xem hoa nở như quét sân chùa đều là con đường vào đạọ.
   Tuệ Trung Thượng Sĩ viết trong ngữ lục :
Đi cũng thiền ngồi cũng thiền
Trong lò lửa đỏ một cành sen
Ý khí mất đi thêm ý khí
Được an tiện đấy cứ tiện an
   Đó cũng là tư tưởng tùy xứ tác chủ . Có nghĩa là ở đâu ta cũng làm chủ , ở đâu ta cũng có chủ quyền của mình , ở đâu ta cũng sống thành thật với chính mình . Sống trong chánh niệm ta chế tác ra được rất nhiều năng lượng . Với năng lượng nầy giúp ta khai mở , triển nở , hiển lộ những điều mới mẽ trong cuộc sống . Mọi con đường hàng ngày là con đường vào đạo với điều kiện là người đi trên con đường ấy phải chánh niệm . Niệm sinh ra Định ,Định sinh ra Tuệ . Trước hết là niệm . Khi ta chánh niệm ta biết ta là ai , ta biết cái gì đang xảy ra . Trong niệm có định ,trong niệm cũng có huệ . Ngài Huệ năng nói : " Định và Tuệ đừng tưởng đó là hai cái .Định tức là Tuệ " .Đi cũng thiền ,nằm cũng thiền . Nói nín động tĩnh thể an nhiên .Khi đã chánh niệm thì mọi con đường hàng ngày là con đường vào đạo . Ở trong phòng mà chánh niệm là Phật , ngồi giữa đạo tràng mà tà niệm vẫn là ma . Chánh niệm giúp ta làm mới từng giây phút hiện tại .Trúc Lâm đạo sĩ núi Yên Tử nói : " Nhất hồi niêm xuất nhất hồi tân  ( Mỗi lần bàn đến lại thành mới tinh ).Thiền sư Nhất Hạnh nói : "Khi ta làm mới lại con người của ta trong từng giây phút hiện tại tức thì ta cảm thấy mát mẽ, dễ chịu đối với mọi người ; và khi ta đổi mới ta rồi thì nhìn mọi vật đều mới "
   Đem tâm về với thân bằng hơi thở nhiếp niệm . Hơi thở có ý thức tạo ra sự hòa điệu giữa thân với tâm : Thân tâm nhất như .
     Chánh niệm chánh tâm giúp ta làm chủ được mọi cảnh ngộ , mọi tình huống .Chí sĩ Phan Bội châu , một nhà thơ nho học , cũng phải công nhận sức mạnh vô địch của chánh tâm : " Muốn làm thánh triết cốt ở chánh tâm . Đánh được giặc tâm  mới là danh tướng "

      Ngày nay người ta tu hành theo phong trào hành hương lễ Phật cầu phước . Họ rũ nhau đi cầu lộc ở núi Bà , cầu phước ở núi Yên tử ...mà quên những bước đi chánh niệm . Đi trong chánh niệm là con đường hàng ngày đưa ta vào đạo . Đi trong chánh niệm là nẻo về của ý . Đi trong chánh niệm là dập tắt những nóng bức sân hận , những hờn giận ganh đua để đến tịch diệt niết bàn.
  Bài thi kệ Thiền hành  sau đây giúp ta thấy được lợi lạc của việc đi trong chánh niệm:
   Ý về muôn vạn nẻo
   Thiền lộ tâm an nhiên 
   Từng bước gió mát dậy
   Từng bước nở hoa sen

22 nhận xét:

  1. "Ngày nay người ta tu hành theo phong trào hành hương lễ Phật cầu phước . Họ rủ nhau đi cầu lộc ở núi Bà , cầu phước ở núi Yên tử ...mà quên những bước đi chánh niệm . "

    Thầy viết hay quá .

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết xuất phát từ thực tế đấy Đông Quang à .Thầy rất vui khi biết con đã đọc và có cảm nhận tốt

    Trả lờiXóa
  3. đọc anh thấy bút lực, thần lực còn nguyên vẹn, mừng vui thay, hạnh phúc thay
    TIA CHỚP VÀ BÌNH RƯỢU
    Đọc Hành trình tâm linh siêu việt của
    Đức pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời thứ XII
    Khúc I

    tôi đọc vài ba câu chuyện vui
    về đôi điều vớ vẩn
    Hành trình tâm linh siêu việt
    của Đức pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời thứ XII
    +
    cuộc sống như tia chớp
    hoặc
    một bình rượu đầy
    +
    hóm hỉnh mỉa mai mơn trớn
    hoặc tất thảy gộp lại
    tình yêu thấm đẫm trong lời
    +
    chúng ta vẫn còn cách xa
    những giấc mơ trần thế

    khúc II

    cỏ dại và hoa hồng
    đang nở tiết xuân
    những song cửa ánh lên
    vẻ cô độc căn phòng
    +
    trong suốt những câu thơ
    ngọn lửa đêm giá lạnh
    như điềm báo cái chết
    dịu dàng tỏa hương

    khúc III

    người bán hoa dạo
    không nhìn thấy
    đôi mắt tôi
    +
    cuộc sống an vui giả tạo
    chớp hai ngôi sao băng

    khúc IV

    tỉnh thức
    tỉnh thác
    tĩnh tại
    tỉnh loạn
    vẻ quyến rũ
    từ ngữ

    Huỳnh Minh Tâm
    GV trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ, Đại Lộc, Quảng Nam
    ĐT 0510 3865898 tamdailoc@gmail.com
    tamdailoc.vnweblogs

    Trả lờiXóa
  4. "Xưa nay thanh khí lẽ hằng " .Rốt cùng thì mình cũng gặp lại nhau nhờ đồng thanh âm hưởng , đồng khí quy hưởng .
    Tạ lòng em ghé chơi nhà
    Dưa cà mắm muối cũng là tương tri .

    Trả lờiXóa
  5. "Niệm sinh ra Định ,Định sinh ra Tuệ", Nhưng Niệm khởi từ đâu ?

    Trả lờiXóa
  6. Niệm khởi nơi tâm của huynh đấy ạ.

    Trả lờiXóa
  7. Niệm thì ở trong đầu thì rõ rồi, nhưng nó khởi từ những nguyệp duyên nào. Hỏi vậy sẽ không có câu trả lời, hỏi thế này dễ hiểu hơn nè: Chỗ niệm chưa khởi sinh là chỗ nào ? Khi cái đầu ta chưa có niệm nào hết thì nó (cái đầu) như thế nào ?
    Hỏi zị mà không hiểu nữa thì chịu :)

    Trả lờiXóa
  8. Đầu và Tâm không là hai.Và cũng không là một.Chỉ có người học Phật và hành tu nghiêm túc mới thấy.Bản thân tôi thấy rõ bạn chưa hiểu rõ Niệm là gì? và Tâm là gì? Cám ơn bạn đã nêu một phần ý niệm của mình.

    Trả lờiXóa
  9. cái hiểu rõ Tâm và Niệm của bác Đức Sơn có giúp bác thanh tịnh hơn hay chỉ là thứ tri kiến lập tri, đầu mọc thêm đầu ?

    Trả lờiXóa
  10. Thưa thầy Đạt Nhân,thầy từ vô ảnh vô thanh hát vu vơ phong phanh giữa cõi người.Riêng Đức Sơn thấy các bài viết của thầy, luôn có giá trị cho những người thực tâm cầu đạo không vu vơ chút nào.Nhất là những người sơ cơ như Đức Sơn,thầy chỉ ra con đường Niệm - Định -Tuệ là chuẩn mực đi vào bản thể.Đức Sơn thường trú trong đạo tràng Tĩnh lặng,đôi lúc nhàn du đây đó ,gặp được Thảo Am điện tử Phạm Hạnh là niềm vui lớn.Vừa qua trên nền bài viết - Đường đi vào đạo-,vì vui nên có khởi niệm đôi dòng comments ,thầy bỏ qua cho nhé.Thành thật cám ơn thầy.
    Với bạn Hồ Trung Tú ,Đức Sơn tôi rất ngưỡng mộ các đầu sách bạn đã cho xuất bản,nhất là tập sách gần đây nhất,được chọn là một trong 12 đầu sách hay của năm 2012.
    Câu hỏi của bạn giúp Đúc Sơn nhiều lắm,nó như lời nhắc nhở hãy trở lại Đường đi vào đạo, dừng nhàn du sa đà quá,những từ ngữ khái niệm bạn nêu ra ,Đức Sơn cũng đã một thời suy niệm ,nhưng bây giờ không còn nữa có lẽ nó lắng đọng đâu đó rồi.Đôi điều kết nối tâm giao, Đức Sơn hẹn bạn nơi Đức Sơn thường trú là Đạo tràng Tĩnh lặng,chúng ta gặp nhau ở nơi đó nhé
    .Thân ái

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngài Đức Sơn ngày xưa cũng đã từ bỏ văn tự , khái niệm đến gặp Ngài Long Đàm . Đức Sơn hầu ngài Long Đàm đến khuya mà không được ngài Long Đàm khai mở một câu gì . Long Đàm bảo Đức Sơn về đi . Đức Sơn ra ngoài rồi trở vào nói " Ngoài trời tối quá ". Long Đàm trao cho Đức Sơn bó đuốc . Thế là Đức Sơn hoắc nhiên đại ngộ .
      Đức Sơn ngày nay cũng đã trải qua thời gian miệt mài vật lộn với văn tự , danh lý khái niệm rồi bỏ tất cả để đi vào đạo với tâm rỗng rang."Niệm" sinh định ( định sinh tuệ )là chánh niệm là tâm không chứ chẳng phải là vọng niệm để bận tâm với " niệm khởi từ đâu ? " .

      Tình một thoáng đủ làm người choáng váng
      Niệm một ly đủ xa cách nghìn trùng.

      Cảm ơn Đức Sơn đã đồngthanh âm hưởng, đồng khí quy hưởng .

      Xóa
  11. Xin chư huynh hiểu đúng lòng đệ, đệ nhảy vào đây còm vài câu không phải khoe sở kiến hay muốn chứng tỏ điều gì. Vấn đề không phải ai hiểu nhiều hơn, ai giỏi hơn ai mà vấn đề là hiểu đúng chánh phấp. Vì thấy cái chủ đề đường vào đạo nên đệ mới nhớ đến khẩu quyết củ Sơ tổ: "Trực chỉ nhân tâm". Chính vì nghiền ngẫm cái trực chỉ là thao tác gì, nhân tâm là cái gì, ở đâu để mà trực chỉ đệ mới đi đến câu hỏi : Niệm khởi sinh từ đâu ? Rõ ràng kg trả lời được câu hỏi Niệm khởi sinh từ đâu ta sẽ vĩnh viễn khong biết trực chỉ vào đâu để làm chuyện quan trọng nhất đời người: Kiến Tánh thành Phật.
    Thiền không phải là buông thả mình trong trạng thái rỗng không nào đó hay nhận thức một chân lý nào đó của vạn pháp rồi sống theo mà thiền thực sự là cuộc công phu phá tan hầm sâu vô thủy vô minh để tàng thức chuyển, kiến tánh thành Phật. Không tới đưọc điều đó mọi sự đều là vọng tưởng mà có.
    Đệ nghĩ vậy

    Trả lờiXóa
  12. Thiền không cần dụng công phá tan hầm sâu vô thủy vô minh gì đâu. Chỉ bỏ ý niệm chấp"Vô Tướng Vô Tác" không chấp NHƠN chấp PHÁP nên tâm hồn thanh thoát khinh an đến độ tự tại. NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG. Nói là nói vậy thôi, từ vô ảnh vô thanh mà hát lên là không đúng rồi.

    Trả lờiXóa
  13. Nhiều người vẫn nghĩ thế, lấy cái THỨC, cái Ý CHÍ ra mà dụng công mà không hay rằng đó cũng là sản phẩm của VÔ MINH (Vô Minh sinh hành, Hành sinh Thức - kinh 12 nhân duyên).

    Thật ra thì cách hiểu của bạn về thiền hiện 99% người nghĩ như vậy. Thầy Nhất Hạnh, thầy Thanh Từ cũng nghĩ như vậy, giảng như vậy. Thế nhưng các hành giả tổ sư thiền học trò ngài Duy Lực thì không nghĩ như vậy. Tôi sẽ cố nói thật ngắn để bạn hiểu, mặc dù điều này gần như không thể:
    Bạn nói Thiền là sống tỉnh thức, nhận biết ? Nếu chỉ vậy thì đạo CHÚA họ cũng thực hiện tốt chứ đâu có cần đạo Phật làm gì ?

    Mà nè, chắc bạn biết Thiền chủ trương tâm không phân biệt, không chấp trước, lìa tri kiến? Thiền không cần dụng công có lìa tri kiến không ? Có tâm không phân biệt không ? có không chấp CÓ không chấp KHÔNG không ?

    Lìa tri kiến thì phải lìa đến cùng, ngơ ngơ như gỗ đá, sống tỉnh thức là ngơ ngơ như gỗ đã ư ? Vậy đâu là chỗ dừng lại để vừa lìa tri kiến vừa không trơ trơ như gỗ đá ?
    Tâm không phân biệ thì có phân biệt thiện ác không ? có phân biệt bên trái bên phải khi đi ra đường không ? Vây đâu là chỗ dừng lại để biết phân biệt đâu là cứt đâu là cơm ?
    Nếu chỗ này biết phân biệt chỗ kia không phân biệt thì đó là sống cơ hội chứ đâu phải sống thiền ?

    Nói thật, không có gì ngớ ngẫn hơn khái niệm sống Thiền đó !
    Còn thực sự lìa tri kiến, thực sự tâm không phân biệt cả tô cơm tô cứt là như thế nào bạn biết không ?
    Muốn biết, cứ hỏi tui nói cho nghe :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phân biệt như một thuật ngữ chuyên môn.
      Tuy không cách xa với ngôn ngừ hằng ngày bằng chữ không, phân biệt là một thuật ngữ chuyên biệt của PG.
      Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói vì chân lý vượt khỏi tâm phân biệt, Phật dùng phương tiện nhân duyên các thí dụ lời khéo tạm diễn nói pháp ấy để làm xong bốn việc: khai thị ngộ nhập. Phân biệt là cắt đứt mọi thứ mà không thấy sự liên hệ chỉ thấy những khía cạnh nhỏ hoàn toàn độc lập như hai thực thể xa cách. Phân biệt thì vô số, rồi phân biệt chi ly là biền biệt. Phật / chúng sinh; tâm / thân; người / vật; hữu tình / vô tình. Ta / kẻ khác; niết bàn / trần giới ……………
      Phân biệt dùng trong một số rất lớn kinh và luận. Một thuật ngữ khác đi gần kề là “bất nhị” (mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai). Tâm thân bất nhị. Sắc bất dị không; không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc. Lối trình bày năng động ấy khác với quan niệm tĩnh của ý niệm Tây Phương. Nó trái với luận lý học Hy Lạp dựa trên phân biệt. A không thể vừa A vừa B.
      Sự bất phân biệt nầy không phải là trò chơi hay một hý luận mà là một phương pháp giúp ta chụp lấy đối tượng nhận thức, phần lớn dựa vào trực giác. Nó ảnh hưởng đến đạo lý như “thương người như thể thương thân”; kỷ sở bất dục vật thi ư nhân. Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng. Vì phân biệt người và thú vật mà con người giết thú vật không những để tự tồn mà giải trí, rồi lý luận Thượng Đế sinh súc vật để nuôi con ngưới, vật dưỡng nhân.
      Vì không phân biệt, PG tiến đến hòa đồng với thế giới vô tri, với vũ trụ, gần với lý thuyết vạn vật nhất thể của Nho Giáo. Nghi lễ nhị thời công phu có câu nguyện: tình dữ vô tình đồng viên chủng trí: giới hữu tình và giới vô tình hòa chung một nhịp sống. Lamartine: Objet inanimé, avez vous donc une âme? Vì thương mến giới vô tình, con ngưới không phá rừng, phá môi sinh cho thỏa lòng tham, không lấp sông làm nhà v.v…
      Sư không phân biệt bàng bạc khắp nơi như trong thuyết duyên khởi. Kinh Lăng Già Tâm Ấn nói rõ: chúng ta bất lực không tự giải thoát khỏi sự phân biệt đối xử giữa quan niệm chủ quan và khách quan chính là nguyên nhân mà chúng ta tái sinh trong vòng sinh tử. Chừng nào mà chúng ta không thể tự giải thoát được khỏi sự phân biệt đối xử, chúng ta tiếp tục tái sinh trong luân hồi. Cho nên khả năng để tự giải thoát khỏi quan niệm nhị nguyên về chủ quan và khách quan là chìa khóa của giác ngộ. (Peter Della Santina).
      Trở lại kinh Pháp Hoa, chuyện không phân biệt được phân tích đầy đủ hơn qua thập như thị. Chín như thị tướng tánh thể nhân duyên lực tác kết quanh với nhau thành một thực thể rốt ráo ấy là như thị thứ mười: như thị đồng mạc cứu cảnh đẳng.
      Lý luận bất nhị cho thấy nhiều sự kiện là hai mặt của bàn tay hay đồng xu. Nhờ bất nhị mà hai chân phân công, một chân giữ nguyên tại chỗ chân kia tới và thay nhau. Nhờ bất nhị mà thấy sự liên tục của đời sống. Một ông lão tám mươi nhìn ảnh thời nhỏ phơi bày cả bộ tam sự từ lòng mẹ, không thể phủ nhận là ảnh của kẻ khác; ảnh đó và nhân diện tóc bạc là những hình tướng, là sắc của một cái không, một chân ngã. (Sau khi nói vô ngã Phật nói chân ngã ở kinh cuối là Niết Bàn. Thường lạc ngã tịnh).
      Xin xem tiếp vì quá dài quá số chữ
      Vô Danh

      Xóa
    2. Phân biệt (tiếp theo)
      Nhưng phân biệt trong cuộc sống và trong kinh điển vẫn là một hành động trí não cần thiết như phân biệt thiện ác, ngày đêm. Phật cũng phân biệt nhất xiển đề với đại bồ tát. Ngày bảo môn đệ phân biệt xương đàn ông đàn bà để chôn riêng như nói trong Kinh Vu Lan.
      Tây phương có câu: xin Ơn Trên giúp tôi: a) phân biệt tốt xấu thiện ác b) chấp nhận những gì không thể thay đổi và c) can đảm làm điều gì có thể thay đổi.
      Trở về không phân biệt, nhiều kinh nhiều luận nói thiện ác chỉ là những ảo giác không có gì để phân biệt. Lại là chuyện khác phức tạp hơn. Hình như Kinh Duy Ca Cật nói điều nầy.

      Nói thêm về khởi niệm: tôi không biết chuyện nầy nhưng thiết nghĩ kinh Lăng Già (không phải Lăng Nghiêm) có thể thêm tài liệu để thảo luận. Tôi không biết Kinh này ngoại trừ đọc một chương của Peter Della Santina trong The Tree of Enlightenment. Tuần trước tôi biết web buddhasasana có đăng bản dịch Cây Giác Ngộ của thầy Tâm Quang (không phải Tâm Quang Vĩnh Hảo). Kinh Lăng Già nằm ở chương 14. Google có thể đưa đến buddhanet.net với nguyên bản tiếng Anh.
      Xin cẩn bút vài dòng thô thiển
      Vô Danh

      Xóa
  14. Chà!!Bị bát phong thổi rồi sao? phen này phải dụng công nhiều rồi TÚ ơi.

    Trả lờiXóa
  15. Hì... thứ nhất là Tú tui chọn cách nói nghic rằng nó hiệu quả. Thứ hai nữa là không ai thoát khỏi bát phong, ngoại trừ Phật. Vì vậy, biết vậy để mà tu cho đúng, đừng có nói mình không bị bát phong mà ngộ nhận. :)

    Trả lờiXóa
  16. Đạo
    .

    Bên tảng đá, một nông dân hiền thiện
    tựa lưng gầy nằm ngủ hồn nhiên
    một đứa bé thả câu ngớ ngẩn
    quên móc mồi vì say gió bờ ao.

    Ta gọi đạo hồn bay trong nắng
    tiếng chim kêu bẻ gảy cây đàn
    con nghé ngọ theo trâu học nói
    ngọn cỏ xanh đính hạt sương vàng.

    Ta gọi đạo nương chiều xế bóng
    mẹ đứng chờ tin chị bên sông
    lấy chồng lính năm năm không gặp
    tiếng súng ngưng chẳng thấy ai về.

    Gọi là đạo cái đạo vô duyên chưa từng có
    chút nước thừa tô canh húp sạch
    vì lắm lần xăn quần vén áo
    mò đáy chảo mong tìm cọng cải
    trong vô vọng xây nền hy vọng
    đêm qua xuôi mai tính ngày mai.

    Đạo vô duyên của những kẻ vô duyên
    không gặp gỡ người hiền bậc thánh
    nhưng cơn đói, những vết thương lở lói
    nỗi nhớ nhà mất biệt tương lai
    làm tạng điển gối đầu ngủ thiếp
    khi chợt thức sờ lên tim tra hỏi
    tim ơi tim, tim có biết đạo hay không?


    Vô danh

    Trả lờiXóa
  17. Dạ ! thưa bạn Nặc danh , bạn có comments dẫn dắt kinh điển khá nhiều ,từ tiếng Việt đến tiếng Anh . Chứng tỏ bạn đọc khá nhiều .Tôi xin đính chính chỉ có kinh Duy Ma Cật chứ không có kinh Duy Ca Cật.
    Mong bạn đọc nhiều hơn nữa ...nhiều cho đến tận cùng của sự phân biệt ...sẽ thấy vô phân biệt .Lời Phật dạy quý báu lắm .Đức Sơn không dám lạm bàn nhiều
    Kính

    Trả lờiXóa
  18. Ôi ... kinh thật! Bớ người ta! Có ai cứu tui khỏi chữ nghĩa không ?

    Trả lờiXóa
  19. Không khí bàn về Đạo bên này sôi động quá. Huhu

    Trả lờiXóa