Trong một cuộc tranh luận giữa hai ứng viên tổng thống Hoa Kỳ - Hillary Clinton và Donald Trump -khi trả lời về vấn đề trật tự xã hội , an ninh quốc gia , ứng viên Clinton có một phát ngôn mang tính triết lý chính trị : " Luật pháp phải tôn trọng tất cả và tất cả phải tôn trọng luật pháp !"
Câu nói trên mặc nhiên được cầu chứng vì được thốt ra từ cửa miệng của một người dày dạn trong chính trường . Bà Clinton đã từng là đệ nhất phu nhân của tổng thống Hoa kỳ , từng tranh cử chức vụ tổng thống với tổng thống đương nhiệm và từng là ngoại trưởng ngoại giao của chính phủ Hoa Kỳ .Câu nói vừa ngắn gọn vừa súc tích vừa quyết đoán xoáy vào tâm điểm của lãnh vực lập pháp , hành pháp và tư pháp . Thượng tôn luật pháp không chỉ dành riêng cho người dân , không nhất thiết phải nêu ra khẩu hiệu : " Sống và làm việc theo pháp luật " Bởi vì đó là điều hiển nhiên nếu không muốn phiền hà rắc rối cho bản thân . Vấn đề là quan chức trong bộ máy công quyền có tôn trọng luật pháp hay không ? Nói cách khác là cơ quan lập pháp , cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp phải tôn trọng sự công bằng , sự sòng phẳng giữa con người - xét như công dân - với luật pháp . Nói đến pháp luật là nói đến công chính , công bằng , công minh . Sự công chính , công bằng , công minh phải được bắt đầu từ việc soạn thảo ra hiến pháp ( văn bản trên luật ) đến việc ban hành các đạo luật và các văn bản dưới luật ( nghị định , thông tư ,..)và sau cùng là thi hành luật .
Nước Mỹ là một quốc gia " hiệp chủng quốc " được hình thành bởi nhiều dân tộc , sắc tộc , cộng đồng dân cư , ...Cho nên quản lý xã hội bằng luật pháp là biện pháp tối ưu . Luật và trật tự xã hội do đó được đưa lên hàng đầu .
Khi trọng tài nêu lên câu hỏi về vấn đề nầy thì ứng viên Trump trả lời rằng cần phải cải tổ hệ thống tư pháp vì thiếu công bằng trong hành xử giữa người Mỹ và người nhập cư , rằng trật tự không ổn định là do chính sách nhập cư quá dễ dãi ( với người Hồi Giáo và người Mễ Tây Cơ ) . Trong số người nhập cư có nhiều kẻ xấu và súng nằm trong tay họ . Ông nói nếu ông làm tổng thống ông sẽ cho xây một bức tường thành thật cao để ngăn người Mễ tây Cơ xâm nhập vào nước Mỹ ; ông cấm tuyệt người Hồi Giáo nhập cư . Theo Trump phải có thêm cảnh sát và cho phép cảnh sát khám nhà đột xuất để đoạt súng trong tay kẻ xấu .
Trái lại quan điểm của bà Hillary thì vấn đề không ở chỗ cộng đồng nhập cư mà là LÒNG TIN TƯỞNG GIỮA CỘNG ĐỒNG VÀ CẢNH SÁT TRÊN CƠ SỞ LUẬT PHÁP PHẢI TÔN TRỌNG TẤT CẢ VÀ TẤT CẢ PHẢI TÔN TRỌNG LUẬT PHÁP . Cảnh sát khám xét đột xuất nhà dân là thiếu tôn trọng pháp luật và đánh mất lòng tin của cộng đồng vào cảnh sát .
Thế nào là luật pháp phải tôn trọng tất cả ? Tất cả ở đây gồm những ai ? Tất cả ở đây là cho mọi người , cho mỗi người không phân biệt chủng tộc , sắc tộc , nhân thân ...Luật pháp phải tôn trọng quyền con người , quyền làm người ( nhân quyền ) và quyền công dân ( dân quyền ) . Đó là giá trị phổ quát mà công ước quốc tế đã quy định và các quốc gia đã ký kết . Đáp lại , tất cả mọi người , dù là dân thường hay quan chức đều cũng phải tôn trọng pháp luật .Tất cả phải được bình đẳng trước pháp luật - công pháp bất vị thân - Cốt lõi của thể chế pháp trị là công chính ,công bằng , công minh . Nhân viên thi hành pháp luật phải làm đúng theo luật định đã được minh thị trong hiến pháp , trong đạo luật . Ngược lại , người dân có quyền giám sát việc làm của nhân viên an ninh xem có đúng với hiến định , luật định hay chưa .Theo quan điểm của bà Clinton thì trong ổn định trật tự xã hội , an ninh quốc gia ; vấn đề không ở chỗ tăng quyền cho cảnh sát mà là tăng lòng tin giữa cộng đồng và cảnh sát .
Có sự khác biệt giữa hai khái niệm " nhà nước pháp quyền " và " thể chế pháp trị ". Nhà nước pháp quyền tuy có sự tách bạch hành pháp , lập pháp và tư pháp ; song từ hiến pháp cho đến các đạo luật và văn bản dưới luật đều theo một đường kẻ vạch sẵn của hình thái đơn nguyên tập quyền . Còn thể chế pháp trị là sử dụng những điều lệ , nguyên tắc của luật pháp để quản trị xã hội . Cái mà ứng viên Clinton muốn bảo vệ và phát huy chính là mô hình thể chế dân chủ pháp trị , sử dụng nguyên tắc luật định của pháp luật để quản trị một quốc gia đa chủng tộc , nhiều thành phần như Hoa Kỳ !. Đó là hình thái thể chế dân chủ pháp trị .
Suy rộng ra , trật tự an ninh thế giới ổn định hay mất ổn định tuỳ thuộc vào sự tôn trọng của các quốc gia đối với công ước quốc tế với những phán quyết , án lệ của trọng tài . Toà trọng tài căn cứ vào công pháp quốc tế để đưa ra một phán quyết nào đó lập tức nó trở thành luật , thành án lệ mà các quốc gia liên quan có trách nhiệm thi hành . Trung Quốc bác bỏ phán quyết của toà trọng tài là không tôn trọng luật pháp quốc tế . Tống thống tiền nhiệm của Philippine đã đệ đơn khởi kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế và đã thắng kiện . Nay tân tổng thống của Philippine , Duterte , đã không đếm xỉa gì đến phán quyết của toà trọng tài , lại bắt tay với bên thua kiện là thái độ không tôn trọng luật pháp quốc tế . Sự không tôn trọng và bất tuân luật pháp của cả bên bị cáo lẫn nguyên cáo là nguyên cớ gây mất ổn định an ninh cho khu vực và thế giới . Nếu chiến tranh nổ ra thì Philippine có một phần trách nhiệm rất lớn với thế giới .
Tóm lại, triết lý chính trị của ứng viên tổng thống Hoa Kỳ , Hillary Clinton " luật pháp phải tôn trọng tất cả và tất cả phải tôn trọng luật pháp " nếu được ứng dụng đúng mức sẽ đem lại trật tự an ninh cho một quốc gia cà cho cả thế giới !
Những thông tin về pháp luật hữu ích...
Trả lờiXóasửa đồ gỗ tại nhà
Sửa đồ gỗ
Tìm thợ mộc sửa gỗ tại Hà Nội
Sửa đồ gỗ tại quận Hai Bà Trưng