Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

" LÀM TỪ THIỆN ĐỂ LÀM GÌ ?! "

                               " Từ đây người biết thương người ..." 
    Đó là niềm hân hoan và khát vọng của nhạc sĩ Văn Cao trong " Mùa xuân đầu tiên " sáng tác vào sau năm 1975 . Bốn mươi năm sau không chỉ trong Nam mà ngoài Bắc rộ lên phong trào làm từ thiện vì ngày càng có nhiều mảnh đời cơ nhở , cơ hàn . Nhưng những tấm lòng trắc ẩn , những nghĩa cử cứu giúp người nghèo khó nay bị đem ra phanh phui , mổ xẻ , ...bằng những câu hỏi lạnh lùng khắc bạc " Để làm gì ..., để làm gì ..., để làm gì ...? " Phong trào làm từ thiện rồi đây có nguy cơ bị bức tử . Người dù có " biết thương người " cũng đành bó tay thúc thủ . Do ai và vì sao ra nông nỗi nầy ? Vì sao người ta phải huy động nhiều thành phần tham gia chất vấn   chỉ để đánh sập một tấm lòng .

    Chương trình " 60 phút mở " bề ngoài có dáng vẻ như một cuộc hội thảo cởi mở bình đẳng giữa các thành phần tham gia nhưng thực chất bên trong được dàn dựng theo một kịch bản nhằm điều hướng dư luận theo ý của người biên tập . " 60 phút mở"  lần nầy bàn về chủ đề : " Làm từ thiện vì ai " . Duyên do thành lập chủ đề nầy có lẽ xuất phát  từ sự thất bại lớn của một chuyến đi từ thiện lớn ở vùng cao vào giáp tết Bính Thân . Vào thời điểm nầy nhóm từ thiện " Xây dựng trường vùng cao " tổ chức một chuyến đi từ thiện với chủ điểm " Tết ấm biên cương "   ở Mường Lạng ( sát biên giới Lào ) . Nhóm định tổ chức một bửa tiệc tất niên cho 3600 em bé vùng cao được ăn bánh chưng đươc5 mặc áo ấm . Một chiếc xe chở 3600 chiếc bánh chưng , 3600 cây  giò và 25 tấn quần áo chạy suốt 15 tiếng đồng hồ ! Xe chạy gần tới địa điểm Mường Lạng thì bị lực lượng biên phòng chận lại . Ông trưởng đồn từ chối nhận quà và không cho tổ chức tiệc tất niên . Thế là nhóm từ thiện chỉ còn biết khóc !

  Bà Tạ Bích Loan người chủ trì chương trình mời 2 anh trong nhóm từ thiện nói trên đến để trao đổi ,thực chất là để truy vấn . Hai người đó một người có tên Nguyễn hoài Anh , một người có tên là Nguyễn Như Quỳnh ( trưởng đòan ) . Ngoài ra khách mời có tiến sĩ Đặng Hoàng Giang và ca sĩ Thái Thùy Linh . Mở đầu chương trình bà Tạ mời 2 anh tường thuật lại chuyến đi từ thiện hôm giáp tết ở vùng cao . Khi thuật đến sự kiện bị ngăn cản bà hỏi cảm giác các anh khi đó thế nào . Anh Hoài Anh trả lời " chỉ biết khóc " . Ông tiến sĩ lên giọng an ủi : " Giờ này không nên ngồi mà than vãn chuyện đã xảy ra mà hãy rút kinh nghiệm " , Còn bà Tạ tuyên bố trọng tâm của chương trình : " Đây là câu hỏi rất là chủ yếu của ngày hôm nay , tôi muốn hỏi các bạn làm từ thiện là vì ai ? và để làm gì ? " Câu " để làm gì" được vặn đi vặn lại ba lần .
   Khán giả xem truyền hình thấy cử chỉ gần như trấn áp và những câu hỏi dồn dập của chủ tọa , nhiều người lấy làm khó chịu . Người xem có cảm giác đây là một cuộc hỏi cung . Sau câu trả lời của 2 anh , bà Tạ phán một câu quyết đoán : " Các bạn có nghĩ là làm từ thiện không có lợi mà còn dễ gây hại không ?" Nói theo ngôn ngữ của giáo sư Ngô Bảo Châu thì người hỏi câu nầy " hoặc là thần kinh , hoặc là khốn nạn " . Hoạt động từ thiện thuộc loại hoạt động phi lợi nhuận ( ngoại trừ một số làm kinh doanh từ thiện ) . Có ai sẵn lòng từ tâm đi cứu giúp người khốn khổ mà lại tính toán lợi hại ? . Câu hỏi làm từ thiện là vì ai là câu hỏi thừa mà người hỏi đủ thông minh để biết là thừa nhưng vẫn cứ hòi để lèo lái câu chuyện sang một hướng có dụng ý . Tất nhiên đi làm từ thiện là vì những người cần được giúp đỡ chứ vì ai nữa . Còn làm từ thiện vì mình thì cũng không sai : làm việc nhân nghia để tích đức , lưu phước thì cũng tốt chứ sao . Nhưng vấn đế là câu hỏi " vì ai " , để làm gì "

   Người xem chương trình còn khó chịu hơn nữa khi ông tiến sĩ Đặng Hoàng Giang phô diễn : " Việc làm từ thiện với một quy mô lớn như vừa rồi xuất phát từ TƯ DUY CHỨNG TỎ ( ? ) . Ông nói thêm : " làm đại tiệc hoành tráng , 3600 chiếc bánh chưng ...chứng tỏ như chưa có ai làm được vậy - kiểu như chiếc bánh tét dâng vua Hùng ..." Thật ngớ ngẩn , thật dốt nát ! . Mỗi em bé chỉ nhận một chiếc bánh chưng , ..thì có gì là hoành tráng . ( Hoành tráng chăng có lẽ là con số 3600 bé đang chịu cảnh cơ hàn ;  hay hoành tráng như chiếc bánh  , tô hủ tíu khổng lồ dâng vua Hùng mà không ai ăn được !) . Không biết ông tiến sĩ xuất thân từ đại học nào mà ăn nói hồ đồ như thế .
  Bà Tạ XƯỚNG ra vấn đề "gây hại " thì ông Đặng HỌA : " Làm từ thiện đã không có lợi mà gây ra 2 cái hại : một là các em bé vùng cao mặc áo có  " design"nước ngoài sẽ làm mất bản sắc văn hóa ; hai là gây ra tâm lý ỷ lại , trông chờ của người nhận " . Ông tiến sĩ nầy hiểu thế nào là bản sắc văn hoá?. Nếu y phục làm nên bản sắc văn hóa thì dân tộc Kinh mặc đồ Tây chắc là mất bản sắc văn hóa từ lâu rồi ! Cứu đói cứu lạnh như cứu hỏa mang tính cấp thời . Một em bé vùng cao trùng trục chịu rét dưới cái lạnh 0 độ mà chờ có được cái áo thổ cẩm chắc không còn kịp !Còn cái từ thiết kế sao ông tiến sĩ " bảo tồn bản sắc văn hóa " không dùng mà lại phải dùng tiếng design của nước ngoài ?   Vậy là chính ông ta đang làm mất bản sắc văn hóa Việt ! Còn chuyện ông ta lo sợ người nghèo có tâm thế ỷ lại , trông chờ từ thiện là không đáng . Giúp đỡ người qua cơn khốn khó là "giúp ngặt " chứ không thể " giúp nghèo " . Giúp nghèo đã có an sinh xã hội của nhà nước lo , người làm từ thiện không nhất thiết phải có trách nhiệm với cái nghèo thường trực của người nghèo . Bà Tạ rất vô lý khi nói những người nghèo không cần bánh chưng không cần quần áo mà chỉ cần việc làm , ...Việc làm , sinh kế của người dân là trách nhiệm của bộ Lao Động & Thương Binh xã hội . Trong khi người nghèo đói bị thất nghiệp chưa có cần câu cơm thì trước mắt nên cho cơm để họ sống đã !Còn ông tiến sĩ thì hăm dọa : " Bất cứ hành vi nào khi tác động vào xã hội cũng có hiệu ứng phụ . Làm từ thiện phải là từ thiện đúng , cứ sướng lên mà cho thì khi xảy ra hậu quả tai hại nhà nước phát hiện thì nguy " .Thật không thể tưởng tượng nổi một ông mang danh tiến sĩ mà phát ngôn cẩu thả như vậy ! " Sương lên mà cho " là thế nào ?! Cho , xuất phát từ lóng thương yêu lo lắng chứ không ai nói " sướng " bao giờ .  Nói đến CHO người ta nghĩ đến 5 loại sau đây :
- Ta cho những gì ta có
- Ta không có mà ta vẫn tìm cách để cho ( quyên góp )
- Ta có khi ta cho ( có niềm vui vì làm xong nghĩa cử đẹp )
- Ta có mà ta không biết cho
- Ta không cho mà ta còn dèm xiểm người đi cho

  Theo ông tiến sĩ Đặng Hoàng Giang thì khái niệm từ thiện đúng  là phải hướng dẫn người nghèo cách quản lý tài chánh ( ? ! ) , là tạo chất xám cho người nghèo ! Nói như ông Giang chẳng khác nào đem tranh tặng người khiếm thị , đem dĩa nhạc tặng người khiếm thính !. Chốt lại chương trình " 60 phút mở " bà Tạ quay sang hỏi tiến sĩ : " Vậy là chúng ta có nên đem bánh chưng , quần áo lên vùng cao nữa không ? "  Ông tiến sĩ trả lời dứt khoát : "Tôi thì tôi không làm như vậy " 

    Tóm lại , những nghi vấn về việc làm từ thiện như " vì ai " , " để làm gì " lẽ ra không nên đặt ra . Thấy đói thì cho ăn , thấy rét thì cho mặc , thấy cháy thì chửa lửa , ...đó là tính thiện tự nhiên của con người ,hà tất phải hỏi ! Sở dĩ nhà đài , nhà báo , nhà lý luận cố tình đặt ra những câu hỏi như thế để cố nhào nặn ra cho được câu trả lời : "Làm từ thiện là vì mình , làm lợi cho mình mà làm hại cho người được giúp đỡ " . Đó là một thứ tư duy tư lương , tính toán lợi hại thiệt hơn đã ăn sâu vào não trạng thực dụng tèrre à tèrre ! Tư duy như vậy sẽ làm mất đi cái bản sắc Việt về lòng tương thân tương ái tương tế tương trợ mà người  xưa đã đúc kết trong câu ca dao " Miếng khi đói bằng gói khi no , Của tuy tơ tóc nghĩa so nghìn trùng ". Hành vi từ thiện còn được gọi là nghĩa  cử xuất phát từ cái bụng , cái tâm , tấm lòng chứ không xuất phát từ cái đầu kê tính . Cái tâm đó nhà Phật gọi là Bồ Đề tâm . Phật dạy : " Đánh mất Bồ đề tâm đi làm việc thiện là hành vi của ma " ( vong thất Bồ Đề tâm hành chư thiện pháp thị danh ma nghiệp - Kinh Hoa Nghiêm ) . Bồ Đề tâm là tâm bình đẳng , tâm không phân biệt kẻ cho người nhận , không có gì để cầu , cũng không có gì để được . Những người lợi dụng từ thiện để làm nghề kinh doanh chính là ma nghiệp sẽ bị quả báo khôn lường !

   

1 nhận xét: