Sau khi tái đắc cử, nhậm chức lần thứ hai chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong cuộc gặp mặt báo chí đã phát ngôn như sau : " Bảo vệ hòa bình không phải là hô hào thật to , kích động thế nầy thế khác là được chủ quyền , không có đâu . Một số tổ chức , cá nhân lên tiếng hô hào thế nầy thế khác , những người đó , những tổ chức cá nhân đó đã làm gì cho đất nước ? Chưa làm gì cả " . Lời tuyên bố của người đứng đầu cơ quan quyền lực cao nhất khiến cho nhiều người quan tâm đến vận mệnh đất nước cảm thấy bất bình . Bởi vì nhiệm vụ của công dân là phải tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước chứ không phải đòi hỏi đất nước phải làm gì cho mình . Thế nhưng , các tổ chức cá nhân trong quần chúng lên tiếng hô hào bảo vệ chủ quyền biển đảo , bảo vệ môi trường biển , .. đã không được chính quyền hoan nghênh mà còn bị lên án , chỉ trích . Thực tế họ đã làm gỉ ? Họ được làm gì ? Và họ làm gì được ?
Nói " Những tổ chức cá nhân chưa làm gì cả " cho đất nước là không công bằng , không đúng và thiếu hiểu biết . Bởi lẽ , mỗi công dân trong nước làm tròn bổn phận , trách vụ của mình thì kể như " đã làm gì " cho đất nước rồi . Ví dụ như người nông dân cần mẫn trên ruộng đồng , học sinh sinh viên chăm chỉ học hành , cán bộ công chức tận tụy với công việc , ...tức nhiên là đã góp phần cống hiến cho đất nước rồi . Đóng thuế , nộp phí , thậm chí tiêu dùng , hưởng thụ cũng đã chịu một khoản thuế giá trị gia tăng làm giàu ngân sách quốc gia . Đáo cùng , một công dân lương thiện cũng đã góp phần rất nhiều vào sự lành mạnh hóa xã hội . Nói ai đó chưa làm gì cả cho đất nước là cách nói hồ đồ trịch thượng kẻ cả của người bề trên mắng kẻ dưới là đổ vô tích sự .
Hơn nữa , không ai có thể độc quyền yêu nước . Độc quyền yêu nước dễ dẫn đến độc chiếm quyền lực , thiếu dân chủ và dễ đưa đất nước đến một con đường có` nhiều rủi ro . Mỗi công dân đều có quyền yêu nước và có những cách thế biểu lộ lòng yêu nước khác nhau - tùy vào hoàn cảnh , khả năng , cương vị . Đã có lần cụ Phan Bội Châu rủ cụ Trần Tế Xương đi làm cách mạng . Hai người vừa đi đến Bắc Giang thì trời vừa tối , lại không có đò qua sông nên hai cụ phải ngủ lại chờ trời sáng . Sáng hôm sau thức đậy cụ Phan không thấu Tú Xương đâu cả , chợt hiểu ra rằng người như Tú Xương chỉ có thể làm cách mạng bằng thơ trào phúng .Thơ trào phúng của Tú Xương cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc cải tạo xã hội cũng như chống ngoại xâm . Tú Xương đã tham gia ' làm cách mạng ' bằng thơ ! Được làm gì cho đất nước còn phụ thuộc vào những tiêu chí , cơ cấu nhân sự của chính quyền . Nếu hiền tài không được tham chính thì trong bộ máy cầm quyền , những kẻ vô tài bất tướng sẽ lộng hành khuynh loát ; hậu quả là chẳng những uổng phí nguyên khí quốc gia mà còn đem lại di hại cho tương lai dân tộc . Quy luật của chính trị là trong một chế độ không tạo điều kiện cho bậc hiền tài tham chính thì bọn xôi thịt có nhiều cơ hội đầu cơ chính trị để vinh thân phì da .
Nói ai đó chưa làm gì cho đất nước là hồ đồ . Tất cả mọi công dân tốt đếu đã và đang phụng sự cho tổ quốc .
Từ câu hỏi đã làm gì , được làm gì khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi tiếp theo là ta làm gì được ?! . Câu trả lời thích ứng đó là tham gia vào các cuộc biểu tình dù có hoặc chưa có luật biểu tình . Bởi vì trên đạo luật là văn bản hiến pháp . Và trên hiến pháp là công ước quốc tế . Quyền được biểu tình đã được công ước quốc tế công nhận và được hiến pháp Việt Nam minh thị . Biểu tình ( manifestation ) đơn giản có nghĩa là biểu lộ , phát lộ , phát biểu . Đại biểu Quốc Hội có nhiệm vụ thay mặt cử tri đề đạt lên chính phủ nguyện vọng của dân chúng . Bà chủ tịch Quốc hội đã chẳng những không đưa tiếng nói của dân vào chương trình nghị sự trong những kỳ họp QH mà còn cao giọng phê phán , lên án là hành vi gây rối làm mất ổn định chính trị .
Như vây , phát ngôn của bà chủ tịch Quốc hội vừa không chân xác lại mang giọng điệu trịch thượng cuả kẻ bề trên . Điều nầy trái với nguyên tắc lấy dân làm gốc mà Đức Khổng Tử từ xưa đã từng khuyên dạy các nhà lãnh đạo dân vi quý , xã tắc thứ chi , quân vi khinh .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét