Chuẩn cấp học ( Standard learn ) là thuật ngữ chỉ sự hoàn bích, chuẩn mực cho từng cấp học , bậc học (từ tiểu học đến đại học). Mỗi cấp học đòi hỏi phải cáng đáng hoàn tất nội dung chương trình được phân phối gồm những bộ môn bắt buộc và tự chọn mà bô giáo dục và đào tạo đã quy định . Để kiểm tra việc chuẩn cấp học , mỗi cuối cấp học có một kỳ thi tốt nghiệp để sát hạch trình độ của HS hay Sv đạt chuẩn đến đâu . Việc HỌC việc THI và việc CHUẨN CẤP HỌC có một mối quan hệ hổ tương , mật thiết cùng nhau . Ấy thế mà việc học hành thi cử hiện nay không bảo đảm cho việc chuẩn cấp nói trên . Để có thể hình dung mối quan hệ hổ tương giữa HỌC , THI và CHUẨN CẤP xin được ôn lại nền giáo dục ở miền Nam trước 75 .
Mục tiêu và cũng là triết lý của nền giáo dục ở Nam VN trước 75 là : NHÂN BẢN , DÂN TỘC và KHAI PHÓNG. Nền giáo dục đó đã thoát ra 2 đầu cực đoan : một là giáo dục với mục tiêu đào tạo CON NGƯỜI NHÂN LOẠI chung chung ; hai là đào tạo giáo dục thành con người uốn mình trong một khuôn khổ nhất định vv...
Ở đây ta không nói về mục tiêu và triết lý giáo dục mà chỉ nói về cách tổ chức học chánh theo từng cấp học của miền Nam trước đây . Bộ GD soạn ra một quyển phân phối chương trình cho từng lớp học và từng cấp học . Về bậc học , cấp học có những tên gọi đích danh : bậc tiểu học , bậc trung học phổ thông và bậc đại học . Ngay tên gọi cũng đã hình dung được yêu cầu của từng cấp : cấp tiểu học ( 5 năm ) trang bị cho hs các kiến thức sơ đẳng yếu lược ( élémentaire), cấp trung học phổ thông ( 7 năm ) trang bị cho hs kiến thức phổ thông về các bộ môn Văn , Toán , Lý , Hóa , Sinh , Sử , Địa , Công dân giáo dục , Nhạc , Vẽ , Thể dục , Nữ công .. Cấp trung học phổ thông chia ra làm hai cấp nhỏ :
1//Cấp Trung học đệ nhất cấp ( 4 năm ) từ lớp 6 đến lớp 9
2/ Cấp trung học đệ nhị cấp ( 3 năm ) từ lớp 10 đến lớp 12.
Đại học : không còn trang bị kiến thức phổ thông mà đi vào chuyên biệt hóa ( spécialiser)
Cấp tiểu học rất được coi trọng vì đây là nền móng của một công trình đồ sộ . Móng có chắc , công trình mới vững . Cuối 5 năm tiểu học có một kỳ thi lấy bằng tiểu học , học bao nhiêu môn thì thi đủ bấy nhiêu môn . Học sinh đậu tiểu học có quyền dự kỳ thi tuyển ( concours ) vào bậc trung học . Chẳng may thi hỏng kỳ thi nầy thì hs có thể xin vào học ở các trường tư thục. Hệ thống các trường tư thục đa phần do giáo hội của các tôn giáo thành lập . Hs học trường tư thục nếu đỗ kỳ thi Trung học đệ nhất cấp sẽ được quyền vào học lớp 10 của các trương công .. Tương tự như thế nếu hs trường tư thi đỗ Tú Tài I sẽ được quyền vào học lớp 12 của trường công . Điều đó chứng tỏ rằng dù trường tư hay trường công nếu chuẩn cấp học và đúng cách trong các kỳ thi thì được nhà nước và toàn xã hội tin tưởng , công nhận , giá trị văn bằng được bảo đảm . Được vậy là do giữa học và thi ăn nhịp cùng nhau . Bằng tú tài ở VN thời đó không những có giá trị ở trong nước mà còn được cả quốc tế công nhận . Việc tổ chức kỳ thi nghiêm nhặt , việc khảo thí nghiêm xác , kết quả đậu tú tài tỷ lệ toàn quốc it khi nào đạt 50%. Chính phủ và dân chúng vẫn cứ yên tâm chấp nhận tỷ lệ đỗ tú tài hàng năm vì thời bấy giờ không có khái niệm chỉ tiêu , thành tích . Thà ít mà tinh còn hơn nhiều mà tạp ( quý hồ tinh bất quý hồ đa ) . Chính vì vậy mà thời đó khi có được mãnh bằng tú tài toàn phần trong tay , hs có quyền ghi danh vào bất cứ đại học nào ngoại trừ các đại học do chính phủ mở ra để đào tạo cán bộ cho các ngành nghề chuyên môn như ĐH y, ĐH dược ; ĐH sư phạm , ĐH kỹ thuật ,...Loại hình trường nầy , SV không phải trả bất kỳ khoản học phí nào . Các trường ĐH khác , công cũng như tư , SV chỉ đóng một khoản niên liễm ít ỏi .Ngoài ra thì khi chữa bệnh , cũng như đi lại trên các phương tiện giao thông đều được miễn phí . HS học xong chương trình phổ thông ( chuẩn cấp ) bước vào ngưỡng cửa ĐH sẽ không ngỡ ngàng xa lạ vì chuyển cấp . Bởi lẽ bắt đầu từ lớp 10 HS đã được phân ban . Phân ban là hình thức khởi động cho sự chuyên biệt hóa ở cấp đại học . HS ban C ( Văn , Triết , Sinh ngữ ) sẽ vào các trường Luật , Văn khoa hay Khoa học nhân văn , HS ban B ( Toán , Lý , Hóa ) sẽ vào các trường khoa học , HS ban A ( Sinh , Hóa , Lý ) sẽ vào các trường Y , Dược ...Một HS đỗ Tú Tài II nếu muốn đi dạy thì làm hồ sơ gởi Nha tư thục và được cấp cho một giấy phép dạy học từ lớp 6 đến lớp 9 . Nếu vào quân đội thì đã có parem sẵn : Đậu bằng Trung học đệ nhất cấp thì vào trường Hạ sĩ quan , đậu bằng Tú tài I thì vào trường Sĩ quan trừ bị ; đậu bằng Tú tài II thì vào trường Đại học Võ bị . Như vậy , giữa HỌC , THi và CỬ diễn ra trong quy trình :học gì thi nấy . Thi đậu thì được bổ dụng , sắp xếp ( cử ) vào vị trí tương ứng với trình độ , cấp học . Bộ GD chỉ soạn phân phối chương trình dạy và học ở mỗi lớp , mỗi cấp chứ không soạn sách giáo khoa ( chỉ cung ứng học liệu ) . Sách giáo khoa do các giáo viên - có bề dày kinh nghiệm dạy học và khảo thí - soạn và tự xuất bản . Thầy và trò tự do lựa chọn sách hay để dạy và học . Sách giáo khoa có thể dùng từ đời anh rồi đến đời em , đời con , đời cháu ...Bên cạnh sách giáo khoa có nhiều tạp chí ( Văn , Văn học , Bách khoa , Phổ thông ,...) được học sinh ưa chuộng mua về đọc để làm phong phú thêm kiến thức phổ thông của mình . Do đó , một học sinh sau khi đỗ Tú tài II ( tú tài toàn ) xem như đã được trang bị đầy đủ kiến thức phổ thông để vào đời
Tài liệu sách giáo khoa giới thiệu nhiều học thuyết , quan niệm đạo đức đa chiều để học sinh suy nghĩ , lựa chọn và thực hành.
Ở các trường của các tôn giáo thành lập có thêm môn Giáo lý góp phần hướng hs vào con đường hướng thiện .
Nói chung các văn bằng từ cấp tiểu học đến trung học ,đại học ở miền nam trước đây đều là nhãn hiệu cầu chứng cho việc chuẩn cấp học ( standard learn ). Việc chuẩn cấp học được tiến hành theo một quá trình nghiêm túc trung thực từ việc học các bộ môn và thi đầy đủ các bộ môn
Ngày nay , ai cũng thấy có một số hs tốt nghiệp Trung học phổ thông rồi mà còn quá nhiều khiếm khuyết về kiến thức phổ thông . Ngay cả bộ môn Văn xét như bộ môn công cụ (của các bộ môn ) cũng còn sai chính tả , sai ngữ pháp , sai cú pháp . Về lịch sử nhất là cổ sử thì tù mù ấm ớ . Về chuẩn mực đạo đức thì vụng về trong ứng xử trong giao tiếp .. Ngày trước một em bé Tiểu học đã hiểu và biết thực hành bài học trong môn đức dục : " Việc gì mình không muốn người làm cho mình thì mình đừng làm cho người " .Việc thi cử hiện nay có môn bị bỏ không thi , có môn được học sinh chọn , có môn không được chọn ,...khiến cho hs lơ là chễnh mãng với nhiều môn còn lại, đáng kể là môn sử . Nếu môn Văn được xem là một bộ môn công cụ của các bộ môn thì môn Sử là công cụ của một công dân yêu nước .
Những căn bệnh trầm kha trong giáo dục như bệnh chạy theo chỉ tiêu , bệnh coi trọng thành tích , chịu áp lực phổ cập đã đưa số lượng bằng cấp , học hàm , học vị đi lên trên con đường chất lượng đi xuống . Mấy năm vừa rồi , bộ Giáo dục và đào tạo quy định kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông chỉ thi 4 môn trong đó có 2 môn bắt buộc là Văn và Toán còn 2 môn còn lại thì hs tùy chọn thì làm sao bảo đảm được việc chuẩn hóa cấp học phổ thông . Hiện nay lại còn sát nhập 2 kỳ thi ( Tốt nghiệp THPT & Đại học ) thì vô hình trung thủ tiêu yêu cầu của việc chuẩn cấp học phổ thông . Bậc học phổ thông không được chuẩn hóa cấp học thì dù có mở thêm bao nhiêu trường Đại học , có cải cách kiểu gì thì cũng chỉ là việc chăm lo cho phần ngọn mà quên chăm lo phần gốc .
Khi cái thân cái gốc không còn được cung ứng nhựa nguyên đầy đủ thì dù cho lá cành có quang hợp đến mấy cũng không thể nào chế tác được nhựa luyện để nuôi cây .
Khi cái thân cái gốc không còn được cung ứng nhựa nguyên đầy đủ thì dù cho lá cành có quang hợp đến mấy cũng không thể nào chế tác được nhựa luyện để nuôi cây .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét