Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Phải chăng xã hội Trung Quốc hiện nay là một xã hộị lý ?

Hôm thứ sáu ngày 21/10/2011 báo đài đưa tin một bé gái (TQ )2 tuổi bị 18 người qua đường phớt lờ sau khi bị xe tải cán và bị thương nặng trên đường phố .Bé Duyệt bị một chiếc xe tải đâm ngã ra đường , rồi sau đó bị một chiếc xe tải khác lớn hơn cán ngang qua người lần nữa tại thành phố Phật Sơn thuộc tỉnh Quảng đông . Mãi đến người thứ mười chín - một người dọn rác -mới  đưa cháu bé vào vỉa hè và kêu gọi mọi người giúp đỡ .Cũng ở TQ vào năm 2006 một người đàn ông đã tìm cách giúp một người phụ nữ lớn tuổi bị ngã ,sau đó ông bị truy tố với lý do sự can thiệp của ông vào thời điểm đó là vi phạm các qui định của chính phủ về trình tự xử lý nạn nhân trong các vụ tai nạn .Xâu chuỗi các vụ việc trên đây ta có thể hình dung xã hội TQ hiện nay là một xã hội lý
       Trước hết thế nào là một xã hội lý ?Ta có thể tạm thời định nghĩa xã hội lý là một xã hội duy lý một cách độc đoán .Trong xã hội duy lý chỉ có suy tư thiếu cảm xúc và đời sống thật .Con người trong kiểu xã hội nầy chỉ cần thành công chứ không cần thành nhân .Thậm chí cũng không có con người đích thực . Nói như cách nói của Emerson" Chúng ta chưa từng được thấy một NGƯỜI "trong khi một con người toàn diện và đích thực phải hội đủ ba phương diện :Ý-tình -chí (lý trí ,tình cảm và hành động ).Con người trong xã hội lý là con người của những phần mãnh manh mún (framents). Về phần lý trí thì đó là loại lý trí kê tính đo lường ; về hành động thì đó là hành động duy ý chí , xem mọi phương tiện đều tốt cho mục đích cứu cánh (tous les moyens sont bons).Thời phong kiến người ta gọi mô thức nầy là bá đạo thay vì vương đạo .Mô thức xã hội nầy dựa vào pháp trị thay vì nhân trị .Nhà cầm quyền dựa vào luật pháp , vào thuyết lý , ý hệ chứ không dựa vào kinh điển .Ở TQ thời tiên Tần các vua chúa dựa vào tứ thư ngũ kinh của nho gia đặc biệt là kinh dịch để xếp đặt giềng mối kỷ cương cho quốc gia xã tắc .Các danh sĩ, hiền tài dựa vào kinh điển để đi du thuyết . Kịp đến thời Tần Thỉ hoàng có chủ trương đốt sách chôn nho rồi dựa vào học thuyết pháp trị của Lý Tư và Hàn Phi để cai trị . Thành công của Tần Thỉ hoàng là thống nhất được sáu nước và xây được Vạn lý trường thành . Nhưng thất bại chua xót nhất của xã hội Trung Hoa thời ấy là thiếu tình người , thậm chí thiếu cả tình máu mủ ruột thịt .Hàn Phi và Lý Tư chế định ra một thứ pháp chế quá lạnh lùng khắc nghiệt và tàn nhẫn để trị an xã tắc . Hai ông nầy mượn sách của Hoàng Đế Lão Tử chủ trương rằng đối với người dân chỉ có thể làm cho họ giống nhau răng rắc chứ không cần cho họ hiểu biết nhiều ( dân khả sử do bất khả sử tri ).Đó là một chánh sách ngu dân .
    Thời đại ngày nay nhiều quốc gia xây dựng nhà nước pháp quyền, dùng luật pháp để quản lý xã hội .TQ đất rộng người đông muốn bình thiên hạ không có con đường nào khác hơn là dùng pháp quyền . Đó là điều hiển nhiên . Thế nhưng luật pháp dù có chặt chẻ và nghiêm minh đến đâu vẫn có nhiều kẻ hở . Chính những nhà làm luật La Mã sau khi viết xong một bộ luật luôn có kèm theo một câu :" Hãy coi chừng ! Quá công bình quá bất công ". Vì vậy trong hệ thống tư pháp luôn luôn có luật sư bào chữa cùng với nhà văn nhà báo phóng viên ...để chế tài sự cứng nhắc của luật pháp .Nhưng những luật sư và những người cầm bút có phát huy được tác dụng của mình hay không còn tùy thuộc vào mức độ độc lập trong tác nghiệp . Học gỉa Nguyễn Hiến Lê trong hồi ký của mình đã viết  :Trong một xã hội mà nghề luật sư và nghề cầm bút không phải là nghề tự do thì xã hội ấy không phải là xã hội tự do ". TQ vào thời kỳ cách mạng văn hóa đã tẩy chay Khổng giáo , xóa sạch kinh điển tạo ra lổ hỗng to lớn về đạo đức làm người - giữa con người với con người sống với nhau bằng lý chứ không bằng tình . Hai chữ nhân nghĩa  của Khổng Mạnh nói lên quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người , giữa cá nhân và cộng đồng ( chữ nhân được cấu thành bởi bộ nhân đứng và chữ nhị , còn chữ nghĩa cấu thành bởi chữ dương -bầy đàn-và chữ ngã - cá nhân -).Nhờ có kinh điển mà đời sống tâm linh được di dưỡng , triển nở và bảo tồn. Tâm linh là cái gì mang tính phổ quát xét như là bản thể của vũ trụ ( numen). Tâm linh là cái gì huyền bí đáng sợ nhưng có sức lôi cuốn hấp dẫn . Kinh dịch cho Thần là vô phương tức là không có phương nào nhất định nhưng lại vô sở bất tại tức là không đâu không có . Thời phong kiến các quan lại không dám làm việc xấu ác vì sợ Thần, dân oán giận .Trong kinh phật coi tâm linh là bản thể chân như tức là Như lai tạng :
Tại thế vi nhân thân 
Tâm vi Như Lai tạng 
Chiếu diệu thả vô phương
Tầm chi  cánh tuyệt khoáng 
(Ở đời làm thân người  Tâm là Như Lai tạng Chiếu rọi phắp muôn phương  Nếu tìm không thấy bóng ).
    Đời sống người dân trong một xã hội lý nghèo nàn tâm linh vì không có kinh điển làm chỗ sở y . Và hệ quả tất yếu là trở nên vô cảm vô tình vô tâm như ta đã thấy . Ngay như đồ ăn thức uống cũng bị pha chế bằng những thứ dơ bẩn , đồ chơi trẻ em thì có chất độc hại ...; chưa kể nạn hàng giả hàng nhái hàng dởm tràn lan . Một xã hội mà sự lừa đảo dối trá được xã hội hóa thì không việc gì người ta không làm . Án tử hình tăng nhưng tội phạm thì không giảm . Miễn là qua mặt được luật pháp thì không còn sợ gì cả .Bởi vì họ không tin quỷ Thần , không trọng hiền Thánh , không sợ quả báo...Xã hội Âu Mỹ vẫn coi trọng pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp chế song bên cạnh đó họ có luật sư hành nghề tự do và đặc biệt họ cũng có kinh thánh . Kinh Thánh tuy chưa phải là kinh điển song cũng thay thế được kinh điển để quan phòng những việc xấu , ác .Họ làm gì cũng " vì Chúa ". Tổng Thống khi tuyên thệ nhậm chức cũng phải đặt tay lên kinh Thánh . Thì ra tôn giáo , tín ngưỡng cũng hổ trợ một cách đắc lực cho chính quyền trong việc hiền lương hóa con người , lành mạnh hóa xã hội . Như Nguyễn Du đã nói " Ngoài thì là lý nhưng trong là tình " . Một trong những yếu tố để trở nên con người đích thực là lương thức và lòng trắc ẩn . Sự việc một em bé 2 tuổi nằm bất tỉnh trên vũng máu mà người qua kẻ lại không ai quan tâm đoái hoài là hiện tượng băng hoại của một xã hội duy lý . Ở các nước văn minh tiến bộ có luật phạt tù kẻ thấy người lâm nạn mà không cứu giúp . Nhưng ở TQ lại  có luật truy tố người có hành vi can thiệp xử lý nạn nhân trong các vụ tai nạn với tội danh :Vi phạm các quy định của chính phủ về việc trình tự xử lý nạn nhân .Cứu người như cứu hỏa mà làm theo "trình tự " thì quá muộn rồi !Em bé Duyệt Duyệt tử vong là do con người mất tính người , do không có lòng trắc ẩn , do máu lạnh...Con người có máu lạnh là sản phẩm của một xã hội lý .Về mặt pháp lý không có quyền trừng phạt những người không giúp đỡ Duyệt Duyệt .Cư dân mạng TQ có người đưa ý kiến "sẽ thích hợp hơn nếu làm ra luật thưởng chứ không trừng phạt những người không giúp đỡ "  Một người khác cảnh báo " Sự cố Duyệt Duyệt nhắc chúng ta rằng TQ đang ở đâu trong bậc thang đạo đức !". Một người khác chua chát :" Vĩnh biệt bé và đừng có sinh ra ở TQ vào kiếp sau nữa " .Mới  đây, các nhà lãnh đạo TQ tuyên bố với thế giới rằng sẽ xây dựng nền văn hóa TQ thành siêu cường văn hóa trên thế giới ...Không biết cái siêu cường văn hóa đó dựa vào đâu ?!

Trung Hoa là một đất nước đáng tự hào về một nền văn minh tối cổ ngang tầm với Hy lạp , Ấn độ ...Đất nước nầy đáng tự hào bởi có những nhà tư tưởng vĩ đại có tầm ảnh hưởng chẳng những đến khu vực mà còn ảnh hưởng cả thế giới . Đó là chưa kể đến những áng thơ Đường uyên thâm , trác việt .Nhưng TQ ngày nay đạo đức xuống cấp - sự gian dối thành dịch bệnh , tình người thì bị gọt giũa nhiều góc cạnh . Phải chăng xã hội TQ quá sùng bái pháp chế thay vì sùng bái kinh điển như các vương triều xưa cũ . Xã hội lý đã biến con người thuộc giống hữu tình thành giống vô tình :
    Giang hà nhật hạ nhân ô trọc
   Thiên địa lô trung thục hữu tình *



* Nước sông mỗi ngày mỗi cạn , người người ô trọc . Trong cái lò của trời đất biết ai là giống hữu tình đây ?!

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

LẼ ĐỜI CHO - NHẬN

               Quy luật của cuộc đời là cho cái gì sẽ nhận cái ấy

               Nếu bạn sống dửng dưng quay lưng hờ hững 
               Bạn sẽ nhận lại sự thờ ơ hờ hững dửng dưng

               Một lời chào
               Một cái vẫy tay
               Một cái mỉm cười
               Đôi lời khích lệ
               Vài ba cử chỉ lắng nghe 
               Tuy là bé nhỏ
               Song to lớn biết bao khi nghe tin người đó qua đời 

               Rồi ngày mai đi xa
               Ai là người tiễn ta đến cuối con đường ?

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Một kiểu dùng từ không bình thường

Gần đây có hiện tượng  gắn từ " Việt " sau một danh từ trước nó và dùng như một định ngữ : Văn chương Việt , bài hát Việt , tâm hồn Việt , trò chơi Việt , nét đẹp Việt vv...Vì sao lại thế ?
      Làm như thế để thể hiện lòng tự hào dân tộc chăng ?hoặc giả để nhấn mạnh sắc thái đặc thù đã được nhiều quốc gia thừa nhận theo cách nói như: giá trị Mỹ , giá trị Nhật chăng ?.Cũng có giả thuyết cho rằng làm như thế là do xuất phát từ tâm lý sợ hãi nguy cơ bị đồng hóa , pha trộn , lẫn lộn với các thứ khác .
    Văn hóa Việt Nam đã được hình thành và khẳng định suốt bốn ngàn năm văn hiến .Nguyễn Trãi trong bài cáo bình Ngô đã tái khẳng định : " Như nước Việt ta từ trước vốn xưng nền văn hiến đã lâu, núi sông bờ cõi đã chia , phong tục Bắc Nam có khác ..." Vậy hà cớ gì bây giờ phải dùng các từ" ...Việt "? Kiểu dùng từ như trên mỗi ngày một phổ biến và được nhiều người bắt chước một cách vô ý thức .
   Ngược dòng thời gian , nhớ lại thời Pháp thuộc , văn minh Tây phương tràn ngập xã hội Việt Nam gây ra cảnh bát nháo , lố lăng trong lối sống của bọn thị dân hãnh tiến .Thực chất của văn minh Tây phương đáng được học hỏi . Thế nhưng người mang nó sang đây là bọn lính đánh thuê vô học và các tên thực dân võ biền thô lậu nên nền văn minh ấy không còn giữ được nguyên chất . Dân tộc Việt Nam đã được chủng ngừa vaccin từ thời nội thuộc phương Bắc nên không dễ gì bị Pháp đồng hóa Thời thuộc Pháp dân ta đề cao cảnh giác âm mưu đồng hóa của thực dân  nên phân biệt Tây , Ta rạch ròi : Chữ có chữ Tây chữ Ta , rựou có rượu Tây  rượu Ta , thuốc có thuốc tây thuốc Ta  , vải có vải Tây vải Ta vv...Và một số ít thị dân theo Tây kiếm chút bơ sữa nên sống nửa Tây nửa ta , nhi nhô nhí nhố ...còn tuyệt đại đa số dân ta vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc .Tinh thần Âu hóa có sáng tạo , có chọn lọc được Phan Chu Trinh cổ xúy trong phong trào duy tân : Muốn đánh Pháp trước hết phải khai phóng dân tộc : khai dân trí , phục hồi dân khí , cải thiện dân sinh . Đó là một kiểu duy tân chân chính .Tuy nhiên bên cạnh đó lại có kiểu duy tân dở mùa , có ý đồ ngu dân . Những trò hợm hĩnh nhố nhăng làm chướng tai gai mắt những bậc thức giả ưu thời mẫn thế . Nhà thơ trào phúng Tú Xương có bài thơ châm biếm kiểu duy tân nửa mùa :
   Gặp ba ông Táo dạo chơi xuân
   Đội mũ mang hia chẳng mặc quần
  Trời hỏi vì sao ăn vận thế ? 
  Thưa rằng hạ giới nó duy tân !
        Sau nầy nhà thơ Tú Mỡ họa lại bài thơ trên :
Thưa rằng hạ giới nó duy tân 
Chỉ có trên đầu với dưới chân 
Trong bụng chứa nguyên điều hủ bại 
Xin trời đại xá bọn ngu dân .
  Đó là kiểu duy tân bằng hình thức ngụy trang bên ngoài còn thì " Trong bụng giữ nguyên điều hũ bại " .Ý nghĩa biểu đạt của bài thơ họa : Duy tân gì thì duy tân nhưng phải bắt đầu bằng chính bản thân của mỗi con người . Làm cách mạng cũng vậy , phải cách mạng bản thân trước đã .
   Tóm lại bản thân của những từ duy tân , đổi mới , cách tân vốn dĩ đẹp đẽ đúng với nguyên nghĩa của nó . Điều tệ hại là những từ ngữ ấy bị lạm dụng để lấp liếm một ý đồ không trong sáng , thiếu lành mạnh . Đó chẳng qua là một hình thức mỵ dân chứ không có thực tâm duy tân , cải cách .
 

Định chế và cạm bẩy

  Thần thánh do đời phong
  Tự thân không hóa thánh
  Định chế là cạm bẩy
  Phỉnh lừa cả thánh nhân !

 Chúa dở khóc dở cười
 Bước lên thập tự giá
 Bởi Tông đồ của Ngài
  Luận bàn xong ngôi chúa

 Trước khi Người tự giác ?!
  Buộc phải bước lên Ngôi !